Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 36: Bài 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành - Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay 2. Kỹ năng - Häc sinh ph©n biÖt ®îc ®Æc ®iÓm vµ tÝnh n¨ng cña c¸c lo¹i hÖ ®iÒu hµnh víi nhau. 3. Thái độ - Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, Gi¸o ¸n 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: Kh«ng 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung ĐVĐ: Chúng ta đã biết khái niệm về HĐH và đã được nghe giới thiệu qua một số HĐH. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể một số HĐH thông dụng. GV: Như ở những bài trước chúng ta đã học về HĐH đơn nhiệm và đa nhiệm. Vậy HĐH đơn nhiệm một người dùng là HĐH nào? HS trả lời: MS-DOS GV: Em có biết MS-DOS viết tắt của từ gì không? HS trả lời: HS nghe giảng và ghi bài GV: Nhưng hiện nay máy tính được trang bị HĐH nào? HS trả lời: HĐH Windows HS nghe giảng và ghi bài GV: ví dụ một số hệ điều hành windows Window 98, Win me, Window XP, Window 2000, Windows Server,.... GV: Với những đặc trưng cơ bản như trên nên HĐH Windows được sử dụng phổ biến hiện nay. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Ngoài 2 hệ điều hành chúng ta đề cập đến thường xuyên ở trên thì còn có 2 hệ điều hành khác cũng có những tính năng vượt trội đó là HĐH Unix và HĐH Linux. HS: Nghe giảng GV: Giới thiệu về HĐH Unix HS: Ghi bài GV: Giới thiệu về HĐH Linux GV: Mã nguồn mở có nghĩa là người sử dụng có thể bổ sung, sửa chữa, nâng cấp những tính năng mới mà không bị vi phạm về bản quyền. HS: Ghi bài 1. Hệ điều hành MS-DOS - MS-DOS là viết tắt của từ MicroSoft Disk Operating System - Là HĐH của hãng Microsoft trang bị cho máy tính cá nhân IBM PC. - Là HĐH đơn giản, hiệu quả phù hợp với thiết bị trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX. - Là HĐH đơn nhiệm, thực hiện thông qua hệ thống lệnh. 2. Hệ điều hành Windows - Là HĐH của hãng Microsoft với nhiều phiên bản khác nhau, song có một số đặc trưng chung: - Chế độ đa nhiệm - Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích - Cung cấp nhiều công cụ xử lý đồ họa và đa phương tiện đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh.... - Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng. 3. Các hệ điều hành Unix và Linux a. Hệ điều hành Unix - Là HĐH đa nhiệm nhiều người dùng - Có hệ thống quản lý tệp đơn giản và hiệu quả - Có một hệ thống phong phú các modul và chương trình tiện ích hệ thống b. Hệ điều hành Linux Là HĐH có mã nguồn mở Được sử dụng phổ biến ở những trường đại học châu Âu. 4. Củng cố - Biết các đặc trưng cơ bản của các hệ điều hành. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài theo vở ghi. - Trả lời 3 câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trước bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 37: CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (T1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản - Biết các đơn vị xử lý trong văn bản 2. Kỹ năng - Nhớ các quy ước trong việc gõ văn bản. 3. Thái độ - Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao. II. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: Em hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại HĐH: MS-DOS; WINDOW, UNIX. 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Trong cuộc sống thường nhật chúng ta tiếp xúc rất nhiều với sách, vở, báo, thông báo... tất cả người ta gọi chung là văn bản. Vậy soạn thảo văn bản là gì? Hệ soạn thảo văn bản là gì? Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu. GV: Em hãy so sánh văn bản soạn thảo bằng bằng máy và viết tay? HS: trả lời GV: Chốt lại HS: Ghi bài GV: Em hãy kể tên những hệ trợ giúp soạn thảo văn bản mà em biết? HS: trả lời HS: nghe giảng và ghi bài GV: Hệ soạn thảo văn bản cho phép ta thực hiện những công việc gì? HS: Trả lời Nhập và lưu trữ văn bản Sửa đổi văn bản Trình bày văn bản Một số chức năng khác: Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, tạo bảng GV: Nhận xét và chốt lại HS: Ghi bài GV: Theo các em thì hệ soạn thảo văn bản cho phép ta sửa đổi những thành phần nào của văn bản? HS: trả lời: toàn bộ GV: Cho HS quan sát SGK trang 93 và mời học sinh nhận xét HS nhận xét: trình bày văn bản có định dạng ký tự, đoạn văn, trang giấy. và tính toán, sắp xếp trên bảng, đánh số trang, .... HS nghe giảng và ghi bài. GV: Ngoài một số chức năng đã giới thiệu ở trên thì hệ soạn thảo văn bản còn cung cấp cho chúng ta một số chức năng nâng cao khác. GV: trình chiếu và thao tác một số chức năng của hệ soạn thảo đã nêu ở trên. HS: quan sát. GV: Chốt lại. HS: Ghi bài. 1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản Soạn thảo văn bản là công việc liên quan đến văn bản như: Đơn từ, thông báo, sách,... Vậy: Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản. Một số hệ trợ giúp soạn thảo văn bản: MS Word, MS Excel, Notepad,.... a. Nhập và lưu trữ văn bản Cho phép đưa nội dung văn bản vào máy tính và cho phép lưu trữ nội dung vừa đưa vào. b. Sửa đổi văn bản Sửa đổi ký tự, câu từ, cấu trúc. c. Trình bày văn bản Khả năng định dạng ký tự: Cỡ chữ, kiểu chữ, mầu chữ, phông chữ,... Định dạng đoạn văn bản: Căn lề, khoảng cách các đoạn, khoảng cách các dòng,... Định dạng trang giấy: Cỡ giấy, chiều giấy, khoảng cách lề,.... d. Một số chức năng khác Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, tạo bảng 4. Củng cố - Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm: Quy ước trong việc gõ văn bản, cách trình bày văn bản. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài theo vở ghi. - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Xem trước mục 2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản để giờ sau học tiếp bài 14. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 38: CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (T2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết các đơn vị xử lý trong văn bản. - Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt. 2. Kỹ năng - Nhớ các quy ước để gõ tiếng Việt. 3. Thái độ - Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao. II. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi. III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: C©u hái: ThÕ nµo lµ hÖ so¹n th¶o v¨n b¶n? LÊy mét sè vÝ dô vÒ hÖ trî gióp cho so¹n th¶o v¨n b¶n? 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Để có thể soạn thảo đúng quy cách, trình bày đẹp,... thì trước hết chúng ta cần phải biết một số quy ước trong việc gõ văn bản. GV:Khi soạn thảo văn bản bằng tay thì chúng ta có những đơn vị nào? HS trả lời: ký tự, từ, câu, đoạn văn. GV: tương tự như vậy khi soạn thảo văn bản bằng máy tính cũng có các đơn vị như trên. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Khi sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản ta có một số quy ước đặc trưng. GV: Yêu cầu học sinh chú ý những quy ước này. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Việc xử lý chữ Việt trong máy tính cũng tương tự như việc xử lý các chữ của các quốc gia hay dân tộc khác. Nó gồm có các công việc chính sau: - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính. - Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt. HS: Ghi bài. GV: Để gõ được chữ tiếng Việt vào máy tính chúng ta cần phải có những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt như: Vietkey, Unikey, ABC,... GV: Cho HS ghi nhớ quy ước gõ tiếng Việt theo kiểu gõ TELEX. GV: Trước đây dùng phổ biến bộ mã 8bit: TCVN3 và VNI nhưng do nếu văn bản sử dụng bộ mã này khi đưa lên mạng sẽ bị lỗi phông chữ vì vậy ngày nay người ta dùng phổ biến bộ mã Unicode. 2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản a. Các đơn vị xử lý trong văn bản - Ký tự, từ, câu, dòng, đoạn văn, trang. b. Một số quy ước trong việc gõ văn bản - Trước dấu phẩy (,), chấm (.), chấm than (!)... Không có dấu cách nhưng sau nó phải có dấu cách. - Giữa các từ phân cách nhau bởi dấu cách. Giữa các đoạn thì phải xuống dòng bằng phím Enter. - Các dấu mở ngoặc, đóng ngoặc, dấu nháy phải được đặt sát với các ký tự. 3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản a. Xử lý chữ Việt trong máy tính - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính. - Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt. b. Gõ chữ Việt - Cần có phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt. - Có hai kiểu gõ cơ bản: TELEX và VNI với mỗi kiểu gõ thì nó có các quy ước riêng. Lưu ý: dùng phổ biến kiểu gõ TELEX. c. Bộ mã chữ Việt Bộ mã 8bit (ASCII): TCVN3 và VNI Bộ mã 16bit Unicode: đã được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính. d. Bộ phông chữ Việt Với bộ mã 8bit: có .Vntime, .VntimeH, ... hoặc VNI-Times, VNI-Arial,... Với bộ mã Unicode: Times New Roman, Arial, Verdana,... 4. Củng cố - Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm: Quy ước trong việc gõ văn bản, gõ chữ Việt. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài theo vở ghi. - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trước bài 15. Làm quen với Microsoft Word. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 39 B ài 15. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (T1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết màn hình làm việc của Word - Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản và lưu tệp văn bản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản - Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới 3. Thái độ - Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: Em hãy nêu những quy ước cơ bản trong việc gõ văn bản? Để gõ chữ Việt thì cần có những yếu tố gì? 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Như ở bài trước chúng ta đã học thì có rất nhiều phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong những phần mềm được sử dụng thông dụng nhất đó là Microsoft Word. GV: Có thể khởi động Word bằng những cách nào? HS: trả lời câu hỏi. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Trình chiếu màn hình làm việc của Word và chỉ các thành phần chính của màn hình soạn thảo. HS: Quan sát GV: Từ màn hình làm việc của Word chỉ cho HS quan sát cụ thể các bảng chọn trong thanh bảng chọn: File, Edit, View,... HS: quan sát GV: Chỉ cho HS một số thanh công cụ thường sử dụng: thanh công cụ chuẩn và thanh công cụ định dạng HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Hướng dẫn học sinh lưu bài tập trước khi kết thúc phiên làm việc với Word. HS: Chú ý quan sát. GV: Thao tác và giảng giải HS: Ghi bài GV: Khởi động màn hình làm việc của Word và trình chiếu các cách mở tệp văn bản mới. GV: Trình chiếu cho HS quan sát và phân biệt ba loại trên. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Trình chiếu 3 cách mở tệp văn bản đã có. GV: Thao tác cả 3 cách trên HS : Quan sát và ghi bài. 1. Màn hình làm việc của Word Có 2 cách để khởi động Word Cách 1: Chọn biểu tượng của Word trên màn hình nền (nếu có). Cách 2: Start--> All Program -->Microsoft Word a. Các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word b. Thanh bảng chọn c. Thanh công cụ Có rất nhiều thanh công cụ khác nhau: như thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng,... 2. Kết thúc phiên làm việc với Word * Lưu văn bản: có 3 cách C1: Chọn File ® Save C2: Nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. 3. Soạn thảo văn bản đơn giản a. Mở tệp văn bản * Mở tệp văn bản mới: Có 3 cách - File chọn New - Nháy vào biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn. - Tổ hợp phím Ctrl + N. * Mở tệp văn bản có sẵn: có 3 cách - File chọn Open - Nháy biểu tượng Open trên thanh công cụ chuẩn. - Tổ hợp phím Ctrl + O tiếp theo chọn tệp văn bản cần mở trong hộp thoại Open. 4. Củng cố HS nhắc lại cách: lưu tệp văn bản, mở tệp mới và mở tệp đã có. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài theo vở ghi. - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trước các phần b, c, d của mục 3. Soạn thảo văn bản đơn giản để giờ sau học tiếp. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 40 B ài 15. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (T2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản và lưu tệp văn bản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản - Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới 3. Thái độ - Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, máy chiếu Projector. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Giới thiệu cho học sinh biết trên màn hình soạn thảo văn bản có hai loại con trỏ. HS: Quan sát và đưa ra nhận xét về sự khác nhau của hai con trỏ. GV: Chốt lại. HS: Ghi bài GV: Hướng dẫn học sinh di chuyển con trỏ văn bản bằng 2 cách. HS: Quan sát. GV: Thao tác 2 cách trên và yêu cầu học sinh lên thao tác lại. HS: Thực hiện. HS: Ghi bài. GV: Hướng dẫn h/s một số thao tác cần thiết trong khi gõ văn bản. HS: quan sát và ghi bài. GV: Hướng dẫn h/s phân biệt rõ 2 chế độ chèn và chế độ đè. HS: Phân biệt. GV: Giới thiệu các thao tác biên tập văn bản. GV: Hướng dẫn h/s thực hiện 2 cách chọn văn bản. HS: Quan sát. GV: Gọi 2 h/s lên thực hành theo 2 cách. HS: Lên thực hành. HS: Ghi bài. GV: Hướng dẫn h/s thực hiện thao tác xóa văn bản. HS: Quan sát và thực hiện thao tác. HS: Ghi bài. GV: Hướng dẫn h/s thực hiện các thao tác di chuyển và sao chép HS: Quan sát. GV: Thực hiện thao tác và yêu cầu học sinh lên thực hiện lại. HS: Thực hành 2 thao tác. GV: Yêu cầu h/s phân biệt rõ 2 thao tác di chuyển và sao chép. GV: Hướng dẫn h/s cách kết thúc phiên làm việc với Word. HS: Quan sát các cách thực hiện. GV: Thực hành. HS: Chú ý quan sát. HS: Ghi bài. 3. Soạn thảo văn bản đơn giản (tiếp) b. Con trỏ văn bản và con trỏ chuột - Có hai loại con trỏ trên màn hình + Con trỏ văn bản: còn gọi là con trỏ soạn thảo. + Con trỏ chuột * Di chuyển con trỏ văn bản: có 2 cách. - Dùng chuột: di chuyển con trỏ chuột tới vị trí mong muốn và nháy chuột. - Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page Up, Page Down, các phím mũi tên hoặc tổ hợp phím Ctrl và các phím đó. c. Gõ văn bản - Con trỏ văn bản ở cuối dòng nó sẽ tự động xuống dòng. - Kết thúc đoạn văn bản gõ Enter. Lưu ý: Có hai chế độ gõ văn bản: chế độ chèn và chế độ đè. d. Các thao tác biên tập văn bản *Chọn văn bản: Cách 1: Kéo thả chuột Cách 2: Giữ Shift và di chuyển phím mũi tên hoặc Home, End - Để chọn toàn bộ văn bản Ctrl + A * Xóa văn bản - Trước tiên chọn phần văn bản định xóa sau đó dùng phím Delete hoặc Backspace. * Di chuyển và sao chép Chọn phần văn bản định di chuyển hoặc sao chép sau đó có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau Di chuyển Sao chép - Edit --> Cut - Ctrl + X - Biểu tượng - Đưa con trỏ đến vị trí mới - Edit --> Paste (Ctrl + V) hoặc - Edit -->Copy - Ctrl + C - Biểu tượng - Đưa con trỏ đến vị trí mới - Edit -->Paste (Ctrl + V) hoặc e. Kết thúc làm việc với Word - File --> exit - Kích vào biểu tượng dấu X đỏ ở góc phải màn hình trên thanh tiêu đề. 4. Củng cố HS nhắc lại cách: mở tệp, lưu tệp, gõ văn bản, chọn văn bản, di chuyển và sao chép văn bản. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài theo vở ghi. - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Xem lại kiến thức bài 14, 15 để giờ sau chữa bài tập. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 41 BÀI TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được cách khởi động và kết thúc Word - Tập gõ các ký tự cho soạn thảo Word. - Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản, biết lưu văn bản và mở tệp văn bản đã lưu. 2. Kỹ năng - Biết các quy ước trong việc gõ văn bản - Biết các quy ước để gõ tiếng Việt với kiểu gõ Telex - Thực hiện được một số thao tác soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Thái độ - Thực hành nghiêm túc, có ý thức bảo vệ phòng máy. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra trong khi ch÷a bµi tËp. 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Đưa ra bài tập và gợi ý HS: Đọc nội dung bài tập và khởi động Word để soạn thảo văn bản. HS: - Nhập xong và trình bày theo mẫu đã cho - Lưu văn bản vừa nhập vào máy với tên bai1.doc GV: Đưa ra bài tập và gợi ý HS: Nhập văn bản với nội dung của bài thơ và lưu văn bản vào máy với tên bai2.doc Bài tập1: LỜI CHÀO MỪNG Trung tâm Đào tạo Tin học xin gửi lời chào đến các bạn học viên. Chúng tôi là Trung tâm Đào tạo Tin học thuộc Hội Tin Học Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Hội Tin học Việt Nam. Với chức năng chính là đào tạo và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đến với trung tâm các bạn đã đến với môi trường mới, môi trường Công Nghệ Thông Tin. Tại đây, các bạn có đầy đủ điều kiện tiếp xúc với lĩnh vực khoa học mới mẻ này, thông qua các chương trình phần mềm và mạng thông tin toàn cầu Internet. Để tạo cho các bạn có điều kiện làm việc tốt hơn và mang tính hệ thống, các bạn nên tham gia những khoá học do trung tâm tổ chức qua các khoá đào tạo phong phú với các môn học sát thực tế với các yêu cầu trong văn phòng. Tin học văn phòng: NC, Windows, winword, Excel, Access.... Các ngôn ngữ lập trình: Pascal, C, Lập trình hướng đối tượng, Foxpro..... Với đội ngũ giảng viên được văn phòng Hội Tin Học Việt Nam xét tuyển chắc chắn đáp ứng được yêu cầu thực tế cho công việc của các bạn. Bài tập 2: NÚI ĐÔI Bảy năm về trước em mười bảy Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng. Xuân Dục Đoài Đông hai cánh lúa. Bữa thì em tới, bữa anh sang. Lối ra đi giữa hai sườn núi Đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế Núi chồng núi vợ đứng song đôi Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới. Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau. Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau! 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh làm bài tập ngay trên máy tính - Xem lại lý thuyết và các thao tác khi trình bày văn bản 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Thực hành gõ một số đoạn văn bản ngắn (Nếu có máy tính) - Đọc trước bài tập và thực hành 6. Làm quen với Word. Ngµy so¹n: Líp 10A1 10A2 Ngµy gi¶ng TiÕt 42 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6 (Tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Khởi động/ kết thúc word; - Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của word; - Bước đầu tạo một văn bản tiếng Việt đơn giản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được một số thao tác soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Thái độ - Thực hành nghiêm túc, có ý thức bảo vệ phòng máy. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi III. Hoạt động dạy - học Ổn định tổ chức SÜ sè: Líp 10A1 10A2 SÜ sè 2. KiÓm tra bµi cò: Kh«ng 3. Néi dung bµi míi Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Hướng dẫn cho học sinh cách khởi động Microsoft Word. GV: Đưa ra nội dung cần nhập văn bản. HS: - Nhập nội dung văn bản - Trình bày theo mẫu - Lưu văn bản với tên Don xin hoc. HS: Thực hiện lần lượt các yêu cầu b3, b4, b5, b6, b7. GV: Kiểm tra kết quả thực hành, nhận xét và cho điểm một số bài thực hành. a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word - Khởi động word - Phân biệt thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái,
Tài liệu đính kèm: