Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/2015 Tiết: 18 Ngày dạy: 03/11/2015 Lớp: 6A3 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu – Yêu cầu 1. Kiến thức - Giúp HS biết cách vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. - Giúp GV đánh giá được kiến thức của HS, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế để HS biết được năng lực của bản thân. 2. Kỹ năng - Làm quen với môn học. - Vận dụng được kiến thức đã học để làm tốt bài tập kiểm tra. - Nhận biết được mặt tích cực và mặt hạn chế của bản thân. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra. 2. Học sinh: Giấy, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sỉ số 2. Bài mới A. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Chương 1. Làm quen với tin học và máy tính điện tử 6 câu 1.5đ 6 câu 1.5đ 2 câu 4đ 14 câu 7đ Chương 2. Phần mềm học tập 4 câu 1đ 8 câu 2đ 12 câu 3đ Tổng cộng 10 câu 2.5đ 14 câu 3.5đ 2 câu 4đ 26 câu 10đ B. ĐỀ BÀI Phần I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (3 điểm - mỗi câu đúng 0.25điểm) Câu 1. Đâu là điều máy tính chưa thể làm được? A. Xử lí và tính toán B. Lưu trữ dữ liệu C. Chứa hình ảnh D. Phân biệt cảm giác nóng, lạnh Câu 2. Có mấy dạng thông tin cơ bản? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Hoạt động thông tin của con người gồm những gì? A. Tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. B. Tiếp nhận và xử lí thông tin. C. Tiếp nhận, lưu trữ và truyền thông tin. D. Tiếp nhận, xử lí và lưu trữ thông tin. Câu 4. Để ca ngợi về đất nước Việt Nam tươi đẹp, ta có thể làm gì? A. Viết một bài văn B. Vẽ một bức tranh hay chụp một bức ảnh C. Viết một bản nhạc D. Cả A, B, C Câu 5. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa” em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)? A. Mặc đồng phục. B. Đi học mang theo áo mưa C. Ăn sáng trước khi đến trường. D. Hẹn bạn Hoàng cùng đi học. Câu 6. Tiếng chim hót thuộc dạng thông tin nào sau đây? A. Hình ảnh B. Âm thanh C. Văn bản D. Cảm giác Câu 7. Máy tính có thể? A. Đi học thay em B. Hỗ trợ em học tập và giải trí C. Đi chợ thay cho mẹ D. Làm bài tập thay em. Câu 8. Thông tin là gì? A. Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh. B. Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về chính con người. C. Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người. D. Không có đáp án nào đúng. Câu 9. Mô hình của quá trình ba bước là? A. Nhập - Xuất - Xử lý. B. Xử lý - Nhập - Xuất. C. Nhập - Xử lý - Xuất. D. Xuất - Xử lý - Nhập. Câu 10. Phần mềm Mario dùng để làm gì? A. Luyện tập chuột B. Luyện tập gõ bàn phím C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 11. Trên hàng phím cơ sở, hai phím nào sau đây có gai? A. F và J B. K và J C. G và F D. D và J Câu 12. Những thiết bị nào sau đây là thiết vị vào? A. Bàn phím và màn hình. B. Bàn phím và máy in. C. Bàn phím và chuột. D. Chuột và loa. Câu 13. Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón A. Nhanh chóng, nhưng không chính xác B. Nhanh chóng C. Chính xác, chuyên nghiệp D. Nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp Câu 14. Để viết hoa chữ A, ta nhấn giữ phím A và phím gì? A. Shift + A B. Tab + A C. Alt + A D. Ctrl + A Câu 15. Phần mềm Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, thuộc phần mềm gì? A. Phần mềm hệ thống B. Phần mềm ứng dụng Câu 16. Để khởi động phần mềm luyện tập chuột Mario, em thực hiện thao tác gì với chuột? A. Nháy đúp chuột B. Nháy nút phải chuột C. Nháy chuột D. Kéo thả chuột Câu 17. Đâu là cách chọn tắt máy tính đúng? A. Vào Start → Turn off Computer → Stand By. B. Vào Start → Turn off Computer → Restart. C. Vào Start → Turn off Computer → Turn Off. D. Vào Start → Turn off Computer → Sleep. Câu 18. Phần mềm Solar System 3D Simulator dùng để? A. Luyện tập chuột B. Luyện gõ phím C. Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời D. Học làm toán Câu 19. Để thoát khỏi phần mềm Mario, ta nhấn phím gì? A. Q B. L C. E D. W Câu 20. Bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính, có thể được coi là? A. Bộ nhớ trong. B. Thiết bị ra. C. Thiết bị nhập. D. Bộ não của máy tính. B. Hãy ghép nội dung của cột A và cột B để được câu đúng và điền vào cột đáp án (1.0 điểm - mỗi câu ghép đúng được 0.25 điểm) Cột A Cột B Đáp án 1. Di chuyển chuột A. Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay 1 ....... 2. Nháy nút phải chuột B. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng 2 ....... 3. Nháy chuột C. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột 3 ....... 4. Nháy đúp chuột D. Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay 4 ....... II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ) Câu 1. Có mấy dạng thông tin cơ bản? Nêu ra các dạng thông tin? Cho ví dụ với từng dạng thông tin? Câu 2. Nêu cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann? C. ĐÁP ÁN Phần I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (3 điểm - mỗi câu đúng 0.25điểm) Câu 1. D Câu 5. B Câu 9. C Câu 13. D Câu 17. C Câu 2. C Câu 6. B Câu 10. B Câu 14. A Câu 18. C Câu 3. A Câu 7. B Câu 11. A Câu 15. B Câu 19. A Câu 4. D Câu 8. C Câu 12. C Câu 16. A Câu 20. D B. Hãy ghép nội dung của cột A và cột B để được câu đúng và điền vào cột đáp án (1.0 điểm - mỗi câu ghép đúng được 0.25 điểm) 1 – B 2 – D 3- A 4 - C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (2.0 điểm) - Có ba dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh. (Nêu được dạng 3 thông tin được 0. 25 điểm, liệt kê được mỗi dạng được 0.25 điểm) - Ví dụ theo ví dụ học sinh cho nếu đúng mỗi ví dụ 0.25 điểm, tối đa là 1.0 điểm. Câu 2. (2.0 điểm) - Cấu trúc chung của một máy tính điện tử theo Von Neumann là: + Bộ xử lí trung tâm (0.5 điểm) + Bộ nhớ (0.5 điểm) + Thiết bị vào (0.5 điểm) + Thiết bi ra (0.5 điểm)
Tài liệu đính kèm: