Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Nguyễn Thị Như Quỳnh

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1564Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Nguyễn Thị Như Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trường: THPT Nguyễn Khuyến
Tuần:
Tiết: 
Lớp:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Người soạn: Nguyễn Thị Như Quỳnh
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu:
Học xong bài nàu HS phải:
1. Kiến thức:
- Có một cái nhìn tổng quát về chương trình sẽ học và logic của chương trình (từ lớp 10 đến lớp 12 và của riêng lớp 10).
- Phân biệt được giữa sinh vật và vật vô sinh thông qua các biểu hiện sống sống của sinh vật.
- Có được một hệ thống cơ bản, chính xác về các cấp độ tổ chức sống.
2. Kĩ năng:
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Có khả năng phân loại trước một loạt các vấn đề, sự kiện.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu khoa học sinh học.
- Hình thành được nguyên lý phát triển sơ khai trong nhận thức.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ các cấp tổ chức của thế giới sống
III. Trọng tâm bài dạy
Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
IV. Hoạt động dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát chương trình SHPT – Xác định đối tượng nghiên cứu của sinh học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV (Đặt vấn đề): Sinh vật có ở đâu? (cho HS thảo luận)
HS: Có ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi khắc nghiệt nhất(miệng núi lửa, dưới đáy biển, trong lòng đất), và cả xung quanh chúng ta ?
- GV: Vậy nó có mối quan hệ nào với con người không?
HS: có liên quan chặt chẽ (VD), và chính con người là một loài sinh vật tồn tại trong mối liên hệ khăng khít với các loài sinh vật khác trong quá trình tồn tại của mình.
- GV: Vậy nghiên cứu học, học tập bộ môn sinh học nhằm mục đích gì? VD? (Cho HS thảo luận)
HS: Như mọi môn khoa học khác đều nhằm một mục đích là phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người. Và một đặc điểm nổi bật của nó so với các ngành khoa học khác là đảm bảo cho sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần của con người luôn bền vững (VD).
- GV:Trong chương trình sinh học THPT chúng ta đề cập tới những nội dung sau:
 (Giáo viên nêu sơ qua các phần học trong chương trình sinh học THPT)
- GV: Những dấu hiệu nào để phân biệt vật sống với vật không sống ? Cho VD ?
HS TL: Môi trường sinh thái gồm hai thành phần vô sinh (đất, đá, kk, nước...), hữu sinh (con ngừoi, sinh vật). Điểm khác biệt giữa thành phần vô sinh và hữu sinh (sinh vật) chính là có hay không có sự trao đổi chất. Ở thành phần vô sinh không có sự trao đổi chất với môi trường chung quanh (chỉ có sự biến đổi về vật lý hóa học như vỡ đá, các phản ứng hóa học giữa các chất), còn thành phần hữu sinh có sự trao đổ chất với môi trường xung quanh (trao đổi không khí, sinh trưởng, phát triển, ss...). Dẫn vào bài 1.
GV giới thiệu cho HS về nội dung học tập môn Sinh học THPT
Hoạt động 2: Các cấp tổ chức của thế giới sông
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV Cho HS quan sát tranh hình 1 SGK, tìm hiểu về các cấp tổ chức của thế giới sống.
- GV: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống? 
HS: HS tham khảo SGK, quan sát hình và trả lời.
- GV: Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan ...
- GV: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
HS: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
- GV: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
HS: Vì tế bào chứa đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như trao đổi chất, sin trưởng, sinh sản.
- GV: Trong các cấp của thế giới sống tế bào giữ vai trò quan trọng như thế nào?
HS TL: từ nguyên tử → sinh quyển
 - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống.
 - Mọi hoạt động sống diễn ra ở tế bào.
I. CÁC CẤP ĐỘ 
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử -> đại phân tử -> bào quan -> tế bào -> mô -> cơ quan ->hệ cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
Hoạt động 3: Các đặc điểm chung
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ thể sống? 
HS TL
- Gv chia nhóm cho Hs, và cho các em thảo luận và trả lời các câu hỏi sau trong vòng 5p:
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội?
- Đặc tính nổi trội do đâu mà có?
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì? 
HS: Trao đổi nhóm và trả lời.
+ Giải thích:
- Nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử ->phân tử ->đại phân tử.
- Tính nổi trội: từng tế bào thần kinh không có được đặc điểm của hệ thần kinh.
- GV: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim, hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì chúng có hoạt động được không? Vì sao?
HS: Không. Vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,... có trong cơ thể toàn vẹn.
- GV nêu và phân tích ví dụ:
+ Động vật lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải chất cặn bã ra môi trường.
+ Môi trường biến đổi ( khô hạn thiếu nước,....) thì sinh vật bị giảm sức sống dẫn tới tử vong.
+ Sinh vật phát triễn quá mức -> số lượng tăng quá mức -> môi trường bị phá hủy.
- GV hỏi: Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?
HS TL: Giữa sinh vật và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- GV nvđ: Người ta gọi đó chính là hệ thống mở. Vậy nhắc lại hệ thống mở là gì?
* Tích hợp môi trường: 
Làm thế nào để sinh vật có thể phát triễn, sinh trưởng tốt nhất trong môi trường?
- GV nvđ: Cơ thể người điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định nhờ hoạt động của hocmon insulin và glucagon. Khi lượng đường huyết tăng cao thì cơ thể tự điều chính bằng cách:
tụy tiết insulin chuyển đường glucôzơ dư thành glicôgen dự trữ ở gan. Khi đường huyết giảm thì tụy tiết glucagôn chuyển glicôgen dự trữ ở gan thành glucơzơ để bảo đảm nồng độ đường trong máu luôn ổn đinh.
Đó chính là một ví dụ về tự điều chỉnh. 
-GV hỏi: Tự điều chỉnh là gì?
HS TL: Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì cân bằng động( cân bằng nội môi) trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển
- GV: Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh bệnh?
HS TL: cơ thể không tự điều chỉnh, sẽ bị bệnh
- GV hỏi: Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra?
HS TL: cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn tới tử vong.
- GV hỏi: Làm thế nào để ta tránh được những việc này?
HS TL: Luôn chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý và các điều kiện sống phù hợp.
- GV hỏi: Nêu một số vi dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?
HS: Khi ta chạy bộ tức hệ vận động tăng cường hoạt động thì cơ thể tự điều chỉnh bằng cách tăng cường hoạt động của hệ hô hấp (ta hít thở nhanh hơn). tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn (tim đập nhanh hơn), tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa (mau đói hơn) để đáp ứng nhu cầu tăng oxi và năng lượng cho cơ thể...
- Gv hỏi: Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
HS TL: Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- GV hỏi: Tại sao tất cả sinh vật đều cấu tạo từ tế bào?
HS TL: vì tất cả các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc.
- GV hỏi: Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai nhọn?
HS TL: Do sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi tạo nên một thế giời sống đa dạng và phong phú 
- GV hỏi: Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?
HS TL: Sinh giới vẫn luôn luôn tiến hóa
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Các tổ chức cấp trên vừa mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới vừa có những đặc điểm nổi trội hơn.
-Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được.
2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: + Giữa sinh vật và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
+ Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Tự điều chỉnh: Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì cân bằng động( cân bằng nội môi) trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tất cả các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc.
- Sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi tạo nên một thế giời sống đa dạng và phong phú. 
- Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá.
V. Củng cố và dặn dò
- Cho HS đọc lại phần kết luận trong SGK.
- Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK để củng cố kiến thức cho HS.
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới và tìm hiểu về hệ thống 5 giới trong phân loại giới sinh vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_1_Cac_cap_to_chuc_cua_the_gioi_song.docx