Giáo án Sinh học 9 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học 9 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II
Tiết 67
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
 - Đánh giá sự nhận thức kiến thức của học sinh trong học kỳ II.
 - HS nắm được kiến thức : Môi trường và các nhân tố sinh thái ,hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường,sử dụng hợp lí tài nguyên... 
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. 
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Ra đề 
2. Học sinh: chuẩn bị đồ dùng học tập
III. Tổ chức giờ học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra 
* Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1.Chương I. Sinh vật và môi trường
Nhân tố sinh thái.
0,5 câu
0,5 đ
Các nhóm nhân tố sinh thái.
Mối quan hệ khác loài
1 câu
2,25 đ
Trong sản xuất tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
0,5 câu
0,75 đ
2 câu
3,5 đ
2.Chương II. Hệ sinh thái
Khái niệm hệ sinh thái.
0,5 câu
0,75 đ
Ví dụ hệ sinh thái, các thành phần hệ sinh thái
0,5 câu
1,25 đ
1 câu
 2,0 đ
3.Chương III. con người dân số và môi trường 
Khái niệm ô nhiễm môi trường
0,3 câu
1,0 đ
Hoạt động của con người gây ra ô nhiễm môi trường
0,3 câu
1,0 đ
Đề ra biện pháp bảo vệ môi trường.
0,4 câu
0,5 đ
1 câu
2,5 đ
4.Chương IV. Bảo vệ môi trường
Các dạng tài nguyên thiên nhiên.
0,5 câu
1,5 đ
- Sử dụng hợp lí tài nguyên.
0,5 câu
0,5 đ
1 câu
2,0 đ
Tổng
2,25 đ
22,5%
4,75 đ
4,75%
3 đ
30%
5 câu
10,0 đ
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút
Năm học 2015-2016
Câu 1(1.0 điểm). Nhân tố sinh thái là gì? Trong lô cà phê có các nhân tố sinh thái sau: Ánh sáng, nhiệt độ, bón phân hóa học, cây muồng, lá cây mục, rắn, sâu ăn lá, đào hố. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái trên thành các nhóm nhân tố sinh thái?
Câu 2(2.5 điểm). Hãy nêu đặc điểm của từng mối quan hệ khác loài? Trong sản xuất cần làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 3(2.0 điểm). Hệ sinh thái là gì? Cho 1 ví dụ về hệ sinh thái và phân tích các thành phần chính có trong hệ sinh thái đó?
Câu 4(2.5 điểm). Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào của con người gây ra ô nhiễm môi trường? Bản thân em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Câu 5( 2.0 điểm). Hãy nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên? Vì sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên?
Câu 3ĐÁP ÁN:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhóm nhân tố sinh thái:
 Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, lá cây mục, 
 Nhân tố hữu sinh: 
 Nhân tố sinh vật: rắn, sâu ăn lá, cây muồng
 Nhân tố con người: bón phân hóa học, đào hố
0.5
0.5
Câu 2
Các mối quan hệ khác loài:
+ Cộng sinh là sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật.
+ Hội sinh là sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
+ Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu...từ sinh vật đó.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật..
Để giảm sự cạnh tranh gay gắn giữa các cá thể ta cần:
Cây trồng: Trồng cây với mật độ thích hợp, tỉa thưa cây, chăm sóc, bón phân đầy đủ...
Vật nuôi: Nuôi với mật độ thích hợp, cung cấp đầy đủ thức ăn, vệ sinh môi trường sạch sẽ...
1,75 đ
0.75 đ
Câu 3
Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã SV và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).
- Ví dụ
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh:	Sinh vật sản xuất
	Sinh vật tiêu thụ:	 Sinh vật phân huỷ.
0.75 đ
1.25 đ
Câu 4
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Những hoạt động của con người gây ra ô nhiễm môi trường:
Trong sinh hoạt hàng ngày: đốt cháy các nguyên, nhiên liệu như củi, than, ga...Nước thải sinh hoạt...
Phun thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc, chất phóng xạ...
Thải ra rác thải sinh hoạt( túi ni lông, chai, lọ...), rác thải y tế...
Khí thải từ hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông,..
- Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường:
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
Câu5
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước...)
+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ...)
+ Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng...)
Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
1.5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KT HKII MÔN SINH 9(2015-2016).doc