Giáo án phụ đạo Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Huyền Trang

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án phụ đạo Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Huyền Trang
Tuần 20 Ngày soạn:
Tiết: 69 – 72 Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 11
Phần đọc hiểu:
A)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay...
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời hiện thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: Ba! Ba!
 (Đặng Việt Ca)
Câu 1. Bài thơ bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường?
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ.
Câu 3. Nêu đại ý của bài thơ.
Câu 4. Chỉ ra hai hình ảnh ẩn dụ ấn tượng trong bài thơ
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Suy nghĩ của em về tháo độ học tập qua loa, đối phó, không học thật sự của học sinh hiện nay.
Câu 2: Cảm nhận về bài thơ “Cảm xúc mùa thu” – Đổ Phủ
*************************************************************
ĐÁP ÁN
PHẦN ĐỌC – HIỂU
Âm thanh tiếng gọi ba của em bé.
Nhan đề: ngôi sao của ba; con là ngôi sao 
Niềm hạnh phúc dâng tràn của người cha khi đứa con cất tiếng gọi ba.
Biện pháp ẩn dụ
+ sao cũ, trăng già: chỉ người cha và người mẹ
+ Sao mới: chỉ đứa con
PHẦN LÀM VĂN:
Câu 1: suy nghĩ của em về tháo độ học tập qua loa, đối phó, không học thật sự của học sinh hiện nay.
MB: giới thiệu chung
TB
Học qua loa: học không đầu không đuôi, không đến nới đến chốn, cái gì cũng biết một ít nhưng ko có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
Học cốt để khoe bằng cấp nhưng thực chất đầu óc thì trống rỗng, chỉ quen “nghe lóm, học mót, nói dựa ăn theo”người khác, không dám bày tỏ chính kiến chủa mình về các vấn đề liên quan đến chuyên môn.
Học đối phó là học cốt chỉ để cho thầy cô không quở trách, mẹ cha không rầy la, chỉ lo việc giải quyết trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém. 
Học đối phó thì kiến thức sẽ nông cạn, hời hợt, nếu duy trì cách học nay lâu dài sẽ làm cho con người chây lười, kiến thức mai một, trí truệ không linh hoạt.
Tác hại của cách học này: 
+ đối với xã hội: những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
+ Đối với bản thân: không có sự húng thú trong học tập dẫn đến hiệu quả học tập càng thấp.
Bài học nhận thức và hành động
Kết bài : Đánh giá chung.
Câu 2: 
MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
TB
Cảnh thu:
+ Rừng phong bao phủ bởi sương móc trắng xóa
+ Núi Vu , kẽm Vu, chìm ngập trong màn sương lạnh, hiu hắt
+ Lòng sông sóng vọt lê tận bầu trời
+ Cửa ải mây sà xuống mặt đất âm u
Cảnh thu tiêu điều, xơ xác,nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ.
Tình thu:
+ Khóm cúc tuôn dòng lệ: dòng lệ của hiện tại cũng là của quá khứà tạo nê ý niệm về thời gian: đã 2 năm xa quê, nhìn khóm cúc nở hoa như tuôn dòng lệ, đây là dòng lệ của nhà thơ, dòng lệ nhớ quê hương tha thiết.
+ Con thuyền cô đơn: Phương tiện để tác giả về quêà ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh trôi nổi của nhà thơ
+ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà: buộc tấm lòng nhớ quê hương của tác giả mãi ở đây, nỗi nhớ thắt chặt, buộc chặt trong trái tim nhà thơ.
Âm thanh: Tiếng chày đập áo : thôi thúc nỗi nhớ quê hương cồn cào trong lòng nhà thơ.
Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại, ngôn ngữ cô đọng, hàm súcà thành công cho bài thơ
Kết bài: đánh giá chung.
*******************************************************************************
Tuần 21 Ngày soạn:
Tiết: 69 – 72 Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 12
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 	Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
 (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản?
Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?
Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
 Thơ Nguyễn Việt Chiến
Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn về trách nhiệm của thanh niên trước tình hình biển đảo hiện nay
Câu 2: Phân tích đoạn thơ đầu trong bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu.
...............................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN:
PHẦN ĐỌC HIỂU
1.ptbđ: nghị luận; nhan đề: Bệnh vô cảm
2. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.
3.Vì: Đây là một căn bệnh đang tồn tại phổ biến trong con người của xã hội hiện nay, nó không tránh ở một ngành nghề nào bởi vì nó tồn tại trong từng con người trong xã hội hiện đại và như chính tác giả đúc kết “Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
4.Chúng ta cần : Trau dồi nhân cách đạo đức từng ngày, sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện để bồi đắp tâm hồn.Quan trọng hơn chúng ta đầu tiên là phải biết yêu thương mọi người trong gia đình sau đó ta mới có thể yêu thương đồng loại.
Phần làm văn
Câu 1: 
Mb:
Thân bài:
+ Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam ; thế hệ trẻ chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực.
+  Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. 
+ Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông . 
+ Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
+ Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.
+ Điều quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh  bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. 
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Câu 2: 
MB:
Thân bài: Hình tượng nhân vật khách 
- “Khách” : Sự phân thân của chính tác giả
- “Khách” đang du ngoạn trên sông Bạch Đằng:
+ Thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.
+Bồi bổ kiến thức vể cảnh trí của đất nước.
+Tìm về với lịch sử dân tộc.“Học Tử Trường” 
- “Khách” có tâm hồn:
+ Tâm hồn phóng khoáng thanh cao,
+ có “Tráng chí bốn phương” -> cái “ tráng chí” đó thể hiện qua khát khao, hoài bão lớn lao “ Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”
- Cảnh vật thiên nhiên:mô tả hoành tráng , hùng vỹ. 
+ Địa danh nổi tiếng của Việt Nam và Trong sử sách Trung Hoa.
+ Không gian rộng lớn : Biển lớn , sông hồ , những địa danh nổi tiếng trong sử sách ; 
+ Thời gian liên hoàn : “ Sớm gõ thuyền.. .” Chiều lần thăm .. .” Tối lướt bể chơi trăng.. .”.
- Tâm trạng của “Khách” 
+Vui, tự hào về quá khức oanh liệt hào hùng vẻ vang của dân tộc.
+Buồn đau, nuối tiếc về một quá khức hào hùng ,những anh hùng kiệt xuất dã phai mờ theo năm tháng.
è Nhân vật “ Khách” qua sự miêu tả của Trương Hán Siêu trở nên sinh động cụ thể , thể hiện được “ Cái tôi” của chính tác giả . Đó là con người có tính cách tráng sỹ , có hồn thơ trác việt , là một kẻ sỹ nặng lòng với non sông, với lịch sử dân tộc.
Kết bài:
********************************************************************************
Tuần 22 Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 13
Phần đọc hiểu:
A)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? vì sao?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
PHẦN LÀM VĂN
 Câu 1: Có ý kiến cho rằng:  “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A(Forever Alone).”. Ý kiến của anh/chị?
Câu 2: Cảm nhận về đoạn 2 trong bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
............................................................................................................................................................................................
Đáp án
1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. 
Lí do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng đến việc sinh con. Dùng từ ngữ khoa học: thí nghiệm, biến đổi gien.Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả. 
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. 
Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc chuyên ngành khoa học. 
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. 
Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng chịu. Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu. Còn việc khát nước thể hiện con của họ sẽ bị gây hại. (
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: 
Dàn ý:
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu ý kiến trong đề bài: Ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.F.A (Forever Alone).
Có ý kiến cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”
Thân bài:
+Giải thích khái niệm FA: là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.
+Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtubehọ tự cô lập mình với thế giới thực
+Bình luận về ý kiến :
HS có thể có các ý kiến khác nhau:
– Đồng ý vì: cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo
– Phản đối vì: xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống, cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị. Thời đại càng văn minh, con người càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet
-Ý kiến thứ 3:Phân tích lí giải cụ thể hơn, cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
Kết bài: bàn bạc mở rộng : sử dụng máy tính, điện thoại và internet một cách hợp lí
Câu 2: 
- Các bô lão là nhân vật có thật hoặc do sự tưởng tượng của tác giả.
- các vị bô lão trong vai trò là người kể lại và bình luận về những chiến công năm xưa.
 - Lời kể theo trình tự thời gian khơi gợi lại cảnh chiến trận năm xưa với không khí bừng bừng chiến trận “ Thuyền tàu muôn đội – giáo gươm sáng chói”.
 + Kẻ thù hống hách hung hăng “ Tất Liệt bốn cõi”.
 +Trận đánh diễn ra quyết liệt “ Trận thư hùng  chống đối”
Nghệ thuật kể chuyện 
+ Các hình ảnh , điển tích được chọn lọc tinh tế .
+ Cách so sánh ẩn dụ đặt chiến công của chúng ta ngang hàng với những trận chiến mang tính chất l/s của TQ .
+ Lời kể xúc tích cô đọng mang tính khái quát 
+Những câu văn dài ngắn khác nhau thể hiện sinh động tâm trạng và diễn biến trận đánh : câu dài gợi không khí trang nghiêm dõng dạc : “ Đây là nơi chiến địa .. . phá Hoằng Thao” . ,câu ngắn gọn sắc bén khơi gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng khốc liệt : “ Thuyền bè .. .. sáng chói”.
 - Hai câu cuối đoạn 2 àĐó là nỗi xấu hổ bởi người ngày nay trong đó có cả tác giả không giữ được truyền thống của cha ông xưa.
*************************************************************************************
Tuần 23 Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 14
PHẦN ĐỌC – HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đi thắp nén nhang những ngày đầu năm
Nơiđây là nghĩa trang bao nhiêu người nằm
Nơi ai mỏi bước chân tìm về nương náu
Nhẹ gối đầu, ngừng nỗi đau.
Tôi đi qua tấm bia không in hình dung
Trước mắt những cái tên xa xôi lạ lùng
Sinh ra hay chết đi giờ như dĩ vãng
Người ghé ngang, rồi biến tan
Những đêm đông nghe chuyện xưa thấy nhớ
Ngày ấy cha như đứa trẻ thơ bỡ ngỡ
Bà lão không tên xa rồi
Người cũ như cơn gió trôi
Hồi ức nơi cha đong đầy những ấm áp chưa vơi.
Giữa mênh mang bao điều chưa biết tới
Người hãy cho tôi cúi đầu nghe dẫn lối
Ngày sau lúc tôi như là một cơn gió bay thoáng qua
Đời nhắc hay quên người lạ vội vã.
 (Hồi ức – Phan Mạnh Quỳnh)
Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản?
Nội dung của văn bản?
Nét văn hóa nào được nhắc đến trong văn bản? Ý nghĩa của nét văn hóa đó trong đời sống tâm linh của người Việt.
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nét văn hóa được đề cập đến ở văn bản “Hồi Ức của Phan Mạnh Quỳnh
Câu 2: Thuyết minh về đoạn thứ nhất tỏng bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
.........................................................................................................................................................................
Đáp án:
 Phần đọc – hiều
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuât, phương thức biểu đạt : Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Hồi Ức lấy ý tưởng từ những ngày còn nhỏ tác giả được theo chân người thân ra nghĩa trang thăm mộ. Kí ức bình dị thuở ấu thơ này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của tác giả và bài thơ như một lời tri ân đến những người đã khuất.
Văn hóa: Tảo mộ,: Nét văn hóa này thể hiện sự kính trọng, yêu thương những người đã khuất.
Phần làm văn:
Câu 1: 
Tục Tảo mộ Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất. Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. 
Câu 2: Gv gợi ý những ý chính.
a. Nội dung
* Tư tưởng nhân nghĩa
- Là tư tưởng có từ lâu trong đaọ Nho(Nhân, lễ, nghĩa, trí ,tín) 
- Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa ngời với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- Nhân nghĩa theo nguyễn Trãi mang nội dung mới:
+ Gắn với yên dân, hướng về dân.
+chống quân xâm lược dành lại tự do cho nhân dân
* Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt.
- Đại Việt: có lãnh thổ riêng, có nền văn hóa lâu đời, có các triều địa phong kiến phát triển song song với các triều đại của Trung Quốc.
_ Quân giặc đến xâm chiếm là trái với chân lí, trái với chính nghĩa à thất bại.
b/ Nghệ thuật:
Từ ngữ: mạnh mẽ dứt khốt (từ trước,vốn xưng, đã chia, cũng khác, hùng cứ, xưng đế)
Viết câu: câu biền ngẫu, so sánh sóng đôi.
Cách đưa dẫ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_van_101112.doc