Giáo án Phụ đạo môn Ngữ văn 12

doc 34 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2862Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Phụ đạo môn Ngữ văn 12
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 1 phụ đạo (tuần 5 theo phân phối chương trình)
Bài : Ôn tập
Tổng quan văn học việt Nam 
I.Các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam
 Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận:
- Văn học dân gian,
- Văn học viết.
1.Văn học dân gian 
- Đặc trưng: 
+Tính truyền miệng;
+Tính tập thể;
+Tính thực hành.
2.Văn học viết
a.Chữ viết của văn học Việt Nam
 Chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp.
b.Hệ thống thể loại của văn học viết
Phát triển theo từng thời kì
*Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
*Từ đầu TK XX đến nay: có 3 loại hình chính
+ Tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí)
+ Trữ tình ( thơ trữ tình, trường ca)
+ Kịch (kịch nói, kịch thơ...).
Cho biết các đặc trưng của văn học dân gian
II.Quá trình phát triển của văn học.
 1.Văn học trung đại (Văn học từ TK X đến hết TK XIX)
 VH được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
a.VH viết bằng chữ Hán
- Xuất hiện nhiều hiện tượng văn học lớn có giá trị hiện thực và nhân đạo.
- Xuất hiện nhiều tác phẩm “lớn” với những tên tuổi “lớn”.VD:
+ Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi
+ Bạch Vân am thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du
+ Một số sáng tác thơ chữ Hán khác
b.VH viết bằng chữ Nôm:
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
 + Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
 +Bạch Vân quốc ngữ thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm
 +Thơ Nôm Đường luật của HXH, Bà Huyện Thanh Quan
 +Truyện Kiều – Nguyễn Du.
2.Văn học hiện đại (VH từ đầu TK XX đến hết TK XX)
- Là nền VH tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.
- Trải qua giai đoạn giao thời từ đầu TK XX đến những năm 30.
- Có một số điểm khác biệt lớn so với VH trung đại:
+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: sôi nổi, năng động hơn.
+ Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói dần thay thế hệ thống thể loại cũ.
+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.
- Từ sau CMT8 1945, một nền VH mới ra đời dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Văn học TK XX đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.
- Thành tựu nổi bật: văn học yêu nước và cách mạng.
- Hệ thống thể loại mới trong văn học không ngừng được phát triển và hoàn thiện.
. Câu hỏi, bài tập củng cố : 
Câu hỏi: Nguyễn Du vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian vào đoạn thơ sau ra sao?
	“ Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”	
	( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ quỷ quái tinh ma: người xảo quyệt, tàn ác.
+ kẻ cắp gặp bà già: gặp một đối tượng mà không thể lừa đảo được.
+ kiến bò miệng chén: chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được.	
Câu hỏi: Lí do hình thành nét đặc sắc truyền thống của VHVN?
.Hướng dẫn học sinh tự học : 
- Đối với bài học ở tiết học này:	
+ Phân tích một số tác phẩm văn học đã học ở THCS để chứng minh cho một số nét truyền thống của nền văn học Việt Nam.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	Chuẩn bị: “Đặc trưng VHDG Việt Nam”
Phú an ngày tháng năm 2012
Tổ trưởng phê duyệt
Ngô Thị Ánh Hồng
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 2
Bài : Ôn tập
Đặc trưng Văn học dân gian Việt Nam 
I. Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc:
1. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động:
- Luôn gắn bó với đời sống và tư tưởng tình cảm của quần chúng.
- Là hình thức nghệ thuật thể hiện “ ý thức cộng đồng” của các tầng lớp dân chúng.
 2. Văn học dân gian là văn học của nhiều dân tộc:
HS gạch chân SGK.
3. Một số giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
- Giá trị văn hoá – xã hội.
- Giá trị nhân văn 
- Giá trị nghệ thuật.
II. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
1. Tính truyền miệng và tính tập thể của văn học dân gian:
 a. Truyền miệng:
- Là phương thức sáng tác và lưu truyền của vhdg.
- Là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa thành viên trong cộng đồng .
 b. Tập thể : 
- VHDG là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng.
 c. Hai đặc trưng nổi bật của VHDG:
- Có nhiều dị bản.
- Là tiếng nói chung cho cả cộng đồng.
 2. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của văn học dân gian:
- Văn học dân gian tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nói, bằng các hình thức: lời hát, lời nói, lời kể . . . . 
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân, gắn liền với đời sống tình cảm và cách nghĩ của quần chúng .
à Ngôn ngữ. 
Miêu tả hiện thực giống như thực tế 
Phản ánh hiện thực một cách kì ảo
Câu hỏi, bài tập củng cố : 
? Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản gì? 
? Từ những đặc trưng nơi trên, hãy phân biệt sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết?
? Dựa vào định nghĩa các thể loại VHDG Việt Nam trong sgk, hãy sắp xếp các tác phẩm dưới đây cho đúng với thể loại của nó: 
 - Con rồng, cháu tiên 
 - Thạch Sanh
- Thánh Gióng
	 - Sọ Dừa
	 - Đẽo cày giữa đường 
	 - Treo biển 	
	 - Thật vàng chẳng phải thau đâu 
	 Chớ đem thử lửa mà đau lòng vàng.
	 - Vàng thì thử lửa thử than 
 Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.
 à Cho biết vì sao em lại sắp xếp như vậy?	
Nghệ thuật ngôn từ
+ Thế giới biểu tượng bình dị: mái đình, cây đa, con cò, con bống, hoa nhài, cỏ gà, con chuồn chuồn... (khác với cổ tích, thần thoại là thế giới biểu tượng của các yếu tố kỳ ảo). 
+ Ngôn ngữ giản dị trong sáng nhưng điêu luyện kết tinh tài năng nghệ thuật của cộng đồng, có không ít ngôn ngữ cổ và thổ ngữ. Đó là bản sắc địa phương và dấu ấn thời đại trong ngôn ngữ dân gian. 
+ Kết cấu: Thường là kết cấu hai vế đối đáp, kết cấu tương phản song hành, cách nói ngược. 
+ Đặt tác phẩm vào hệ thống đề tài và thi pháp để xác định mô típ nghệ thuật dân gian tạo nên từ những "Dấu hiệu chung" thể hiện ở "Sự tiêu biểu, lặp lại và điển hình". Đó là những mô típ phổ biến: còn duyên - hết duyên, thân em như..., mô típ cái áo, mô típ mượn con vật để nói về thời tiết...
Phú an ngày tháng năm 2012
Tổ trưởng phê duyệt
Ngô Thị Ánh Hồng
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 3
Bài Ôn tập
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
I.Nhân tố giao tiếp
a.Nhân vật giao tiếp:
 b.Hoàn cảnh GT
c.Nội dung GT:
d.Mục đích GT: 
e.Phương tiện và cách thức GT:
yêu cầu HS tự cho ví dụ và phân tích
 “- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm lại cho anh
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc yếm chi anh anh đòi”
a.Nhân vật giao tiếp: anh và em
 b.Hoàn cảnh GT: gặp nhau sau khi cô gái đã có chồng. Họ đã từng yêu nhau
c.Nội dung GT: 2 cách hiểu
cách 1: cô gái trả yếm, chàng trai từ chối
cách 2: chàng trai đòi yếm, cô gái không trả
d.Mục đích GT: Theo 2 cách hiểu mà có mục đích
1. Sự cao thượng trong tình yêu
2. sự chua chát, cay đắng và ích kỷ
e.Phương tiện và cách thức GT: lòi đối thoại giữ chàng trai và cô gái
Ôn tập : 1. Sử thi dân gian:
a. Khái niệm – nội dung:
- Nội dung: ca ngợi những thành tích của toàn thể cộng đồng mà tiêu biểu là nhân vật anh hùng trong sự nghiệp xây dựng đời sống chung, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu chống kẻ thù bên ngoài.
- Sử thi là sáng tác có qui mô lớn về dung lượng lời kể, về số lượng nhân vật và là một thể loại nguyên hợp vừa kể, hát vừa diễn xướng.
b.Yếu tố ngôn ngữ: 
1. Ngôn ngữ giàu hình tượng :
Cách nói ví von, rất giàu hình ảnh, biện pháp phóng đại . . 
+ Khắc hoạ nhân vật .
+ Mô tả cảnh sinh hoạt, cảnh hội hè đông vui.
+ Lời giao tiếp hàng ngày 
à Tạo nên vẻ đẹp riêng, một phong cách riêng của sử thi: đó là phong cách lãng mạng, hào hùng đầy sức hấp dẫn.
2. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu .
+ Cách nói có vần điệu: tạo nên âm hưởng hài hoà.
+ Kết cấu đối xứng: đối xứng về số lượng , hành động, cảnh vật . . .
à Thuận lợi cho việc diễn xướng, tạo nên khung cảnh hào hùng, kỳ vĩ .
3. Ngôn ngữ đối thoại:
Làm nổi lên tính cách khác nhau của các nhân vật. 
Phú an ngày tháng năm 2012
Tổ trưởng phê duyệt
Ngô Thị Ánh Hồng
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 4
Bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy
 Cốt lõi sự thật lịch sử 
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương – Triệu Đà thời Âu Lạc (trCN)
Bi kịch được hư cấu
Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia
Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo
Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, ngọc trai- giếng nớc, ADV rẽ nớc đi xuống biển
Kết cục của bi kịch
Mất tất cả:
-Tình yêu
-Gia đình
-Đất nớc
Bài học rút ra
Cảnh giác giữ nớc, không chủ quan, không nhẹ dạ cả tin 
Truyện cổ tích : “Tấm Cám”
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính thắng tà
Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện. ác, chính nghĩa và gian tà 
Người con riêng (Tấm)người bất hạnh ,người tài giỏi 
Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật. kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trãi qua ba chặn trong cuộc đời
Bài tập
Đề 1: Kể lại chuyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy theo ngôi thứ nhất 
Đề 2:Sau khi Trọng Thủy chết đã tìm gặp lại Mỵ Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đó
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 5 
Ôn Tập Truyện cổ tích Tấm Cám
I.Khái niệm
Truyện cổ tích: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. 
Phân loại:
1.Truyện cổ tích về loại vật (truyện cổ tích động vật)
2.Truyện cổ tích thần kỳ :
3.Truyện cổ tích thế tục :
II.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH : 
1. Cốt truyện:
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể. Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thường" của sự kiện và hành động cổ tích. 
Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung,có thể tìm thấy các kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểudũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người xấu xí mà có tài...
 2. Nhân vật
Nhân vật trong cổ tích là hành động của nó. Từ hành động của nhân vật ta có thể rút ra tính cách. Nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa. 
Trong kho tàng truyện cổ tích có những kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật tài giỏi...). 
3. Các yếu tố cố định
Ðó là những motif trong truyện cổ tích: Những chi tiết nghệ thuật có mặt trong nhiều truyện cổ tích của nhiều dân tộc (vật báu mang lại hạnh phúc, Cái mâm thần, chém chằn tinh...). Các motif nầy là những đơn vị hợp thành của cốt truyện. 
4. Thế giới cổ tích
 Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế hòa lẫn với yếu tố hư cấu tạo thành thế giới huyền ảo, thơ mộng. Ðể giải mã thế giới cổ tích thường người ta dựa vào dân tộc học. 
 Phần thực hành : (Bài tập dành cho sinh viên) 
 Phân tích một truyện cổ tích (Thạch Sanh, Tấm Cám, Trương Chi ...). 
II.Phân tích
1.Phân tích cuộc đời, số phận bất hạnh của Tấm
Cuộc đời, số phận bất hạnh của Tấm
a.Xuất thân
- Mồ côi sớm (cả cha lẫn mẹ)
- Sống với dì ghẻ và Cám - cô em cùng cha khác mẹ (mẹ con Cám rất tàn nhẫn, độc ác)
- Tấm phải làm lụng vất vả cả ngày lẫn đêm.
b.Xung đột, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
Tấm
Mẹ con Cám
- Mâu thuẫn1: Chiếc yếm đỏ
Muốn có cái yếm đỏ àcố gắng bắt tép
 Mâu thuẫn 2: Về con cá bống
Nuôi cá, nhường cơm, xem như người bạn
- Mâu thuẫn 3: Về việc Tấm đi xem hội - thử giày
Muốn đi xem hội
- Mâu thuẫn 4: Về cái chết của Tấm
Trèo, hái cau cúng bố
Mâu thuẫn 5: Về những kiếp hồi sinh của Tấm (chim vàng anh, cây xoan đào, chiếc khung cửi, cây thị)
Tìm cách đấu tranh đòi lại hạnh phúc
Lừa Tấm trút hết giỏ tép
Lừa Tấmà bắt cá bống ăn thịt
Không cho đi àtrộn gạo và thóc bắt Tấm nhặt
Âm mưu lừa Tấm trèo câu à giết chết Tấm
Mẹ con Cám tìm đủ mọi cách để tiêu diệt Tấm
Mâu thuẫn tăng dần
=> Mẹ con Cám đã bóc lột Tấm cả về vật chất lẫn tinh thần.Hơn thế, họ còn giết Tấm đẻ cướp đoạt hạnh phúc, không chỉ giết 1 lần mà đến 4 lần.
* “Tấm Cám” mượn xung đột gia đình để phản ánh xung đột xã hội (cái thiện và cái ác).
2.cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
2.Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
- Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh: Chim vàng anh " xoan đào " khung cửi " quả thị " trở lại làm người.
- Ở mỗi kiếp hồi sinh, cô Tấm đã mạnh mẽ, quyết liệt bảo vệ, đòi lại hạnh phúc của mình.
+ Chim vàng anh: báo hiệu sự có mặt của mình.
+ Khung cửi: tuyên chiến với kẻ thù (“cót ca cót két,...khoét mắt ra”).
=> Sức sống mãnh liệt và sự đấu tranh quyết liệt với cái ác để giành lại hạnh phúc. Qua đó thể hiện ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động: giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này.
Bài tập
Phân tích nhân vật Tấm
Phân tích mẹ con Cám
Bài 
 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
NÓI 
Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp
- Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe
- Người nói ít có điều kiện gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ; người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích. 
Phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ
- Đa dạng về ngữ điệu.Ngữ điệu là yếu tố quan trong góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.
- Ngôn ngữ nói còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ ...của người nói. 
Từ ngữ, câu văn
- Từ ngữ khá đa dạng: khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, thán từ,... - Thường dùng câu tỉnh lược; có khi câu lại rườm rà, nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp.
Bài tập 
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói và viết theo đặc trưng
Bài tập 1: 
Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
	Trích Chị Dậu- Ngô Tất Tố
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 6
Bài ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
VIẾT
Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp
- Được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.Người đọc, người viết phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản.
- Người viết có điều kiện, lựa chon, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ; người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm " đến được với đông đảo người đọc
Phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ
- Được sự bổ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ,...
Từ ngữ, câu văn
- Từ ngữ được lựa chọn, thay thế " chính xác, phù hợp phong cách.Tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục,...
- Thường dùng những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
bt2:
Mưa rồi. Không phải là thứ mưa nhão, ướt, đẫm nước, dịu dàng mà Cóc từng quen thuộc, có cảm giác mưa hơi rát, trơ như một tiếng cười khan. Gió cũng lạ lẫm, chúng rào rào đuổi nhau trên cao, trên ngọn cây, mái nhà. Gần mặt đất là một khoảng không lặng phắt, cả cái lá bìm bìm đeo trên vách chòi cũng không thèm ve vẫy. Cóc hơi lo lắng, sáng này nghe người ta bơi xuồng rôm rả đua nhau đi mua mì gói, họ nói bão tới rồi. Có thùng mì dằn trong tủ, người Thổ Sầu chẳng cần chằng chống, ràng rịt nhà cửa, cũng bình thản qua bão cấp Mười. Nghĩ tới đó, Cóc mắc cười.
Cóc ra cửa, ngó nghiêng. Mưa tạt ướt mặt. Đầm Sầu lặng ngắt. Trong màn mưa đục ngầu ngầu, những cái chòi lá nằm rải rác, thưa thớt, đờ đẫn. Bình thường, Đầm Sầu đã vắng người, vì đã qua mùa tôm cá, bây giờ lại thêm tin bão, đầm nước hoàn toàn hoang vu. Cóc thấy bão đã đến, thật gần.
	Một chuyện hẹn hò –Nguyễn Ngọc Tư
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 7
Bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy
 Cốt lõi sự thật lịch sử 
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương – Triệu Đà thời Âu Lạc (trCN)
Bi kịch được hư cấu
Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia
Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo
Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, ngọc trai- giếng nớc, ADV rẽ nớc đi xuống biển
Kết cục của bi kịch
Mất tất cả:
-Tình yêu
-Gia đình
-Đất nớc
Bài học rút ra
Cảnh giác giữ nớc, không chủ quan, không nhẹ dạ cả tin 
Truyện cổ tích : “Tấm Cám”
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính thắng tà
Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện. ác, chính nghĩa và gian tà 
Người con riêng (Tấm)người bất hạnh ,người tài giỏi 
Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật. kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trãi qua ba chặn trong cuộc đời
Ca dao- dân ca
1.Bài 1 (Tiếng hát than thân).
a.Người than thân và thân phận
- Người than thân: người phụ nữ (Mô thức mở đầu : “Thân em như”).
- Tấm lụa đào : ẩn dụ à đẹp
Phất phơ giữa ai : ẩn dụ à thân phận bất hạnh, đau khổ
è thân phận như một món hàng " số phân chông chênh, không ổn định
2.Bài 4
Khăn 
Khăn 
 nước mắt
- Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa (khăn, đèn), hoán dụ (mắt).
- Khăn (nhân hóa) : vật trao duyên. Sáu câu thơ theo lối vắt dòng " điệp khúc của nỗi nhớ triền miên, da diết – nỗi nhớ không có không gian, tràn ngập trong tâm tưởng
- Đèn (nhân hóa) : nỗi nhớ được đo theo thời gian, ngày sang đêm.
- Mắt (hoán dụ) : chính là tâm hồm, trái tim của cô gái.
+Ngọn đèn : ngọn đèn không tắt à ngọn lửa tình yêu vẫncháy sáng trong timngười con gái
+Đôi mắt : không kìm được lòng, cô gái hỏi trực tiếp lòng mình à nỗi ưu tư nặng trĩu khối tình vẫn vẹn nguyên
=> Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương, niềm khát khao hạnh phúc
 Ca dao Hài hước
I.BÀI 1.
* Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân, họ tự cười mình trong cảnh nghèo (thể hiện rõ trong lời dẫn cưới và thách cưới).
* Dẫn cưới và thách cưới khác thường (được thể hiên qua nghệ thuật trào lộng):
 + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò,...
 + Lối nói giảm dần: voi " trâu " bò " chuột
 Củ to " củ nhỏ " củ mẻ " củ rím " củ hà.
 + Cách nói đối lập giữa ý định và việc làm: 
dẫn voi/ sợ quốc cấm
dẫn trâu/ sợ họ nhà gái máu hàn
dẫn bò/ sợ họ nhà gái co gân
 " Dẫn cưới: “Miễn là có thú bốn chân 
 Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”(chi tiết hài hước) " tiếng cười được bật lên.
" Thách cưới: “một nhà khoai lang” " phi lí " tiếng cười. => Tiếng cười của người bình dân thật đáng yêu, đáng trân trọng vì:
+ Họ không mặc cảm mà vẫn lạc quan, vui sống trong cảnh nghèo.
+ Lời thách cưới thật vô tư, thanh thản, hồn nhiên " triết lí nhân sinh của người bình dân: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
Phú an ngày tháng năm 2012
Tổ trưởng phê duyệt
Ngô Thị Ánh Hồng
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 8
Bài RÈN KĨ NĂNG
LẬP DÀN Ý TRONG VĂN TỰ SỰ
š&›
1. MỤC TIÊU 
	1.1. Kiến thức:
Biết cách lập dàn ý khi triển khai bài văn tự sự.
	1.2. Kĩ năng:	
rèn luyện kỹ năng chủ động, suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo, giao tiếp cơ bản.
	1.3. Thái độ:	 nghiêm túc
2. TRỌNG TÂM 
2.1. Kiến thức 
- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.
2.2. Kĩ năng
- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.	
3. CHUẨN BỊ 
3.1.Giáo viên: 
3.2.Học sinh: Bài soạn
4. TIẾN TRÌNH 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng: không
4.3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hướng dẫn học sinh phân tích đề 

Tài liệu đính kèm:

  • docgaphudao hkI.doc