Giáo án Ôn tập Chương II, III - Môn hóa học 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập Chương II, III - Môn hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ôn tập Chương II, III - Môn hóa học 12
 ÔN TẬP CHƯƠNG II, III
Câu 1: Cho CTCT: CH3NHC2H5 gọi tên theo danh pháp thay thế?
 A. Etyl metyl amin *B. N- Metyl etan amin C. N- etyl metan amin D. N, N- Đi metyl amin
Câu 2:Phản ứng nào sau đây của anilin không xảy ra :
 A.C6H5NH2 + H2SO4 B.C6H5NH3Cl + NaOH (dd)   C.C6H5NH2 + Br2(dd)  *D. C6H5NH2 + NaOH.
Câu 3:Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 ,hiện tượng nào xảy ra có:
 A. khí bay ra    *B. kết tủa màu đỏ nâu   C. khí mùi khai bay ra   D.Không hiện tượng gì.
Câu 4:Thuỷ phân không hoàn toàn tetra peptit (X), ngoài các a- amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe	*D. Gly-Ala-Phe –Val.
Câu 5: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Ala-Gly ; Val-Phe; Phe-Ala. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ? 
 A.Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. *C. Gly-Ala-Phe-Val. D. Ala-Gly-Phe-Val. 
Câu 6. Khi thủy phân một hexapeptit thu được các đipeptit và tripeptit sau : A − E, C – D − B, F − B, A − C − D. Tìm công thức của peptit trên ? 
A. F − A −D − C − B − E. 	 	*B. E − A −C − D − B − F. 
C. A − B −C − F − D − E. 	D. D − B −E − A − C − F.
Câu 7. Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tơ enang trong dung dịch HCl dư là 
A. ClH3N(CH2)5COOH *B. ClH3N(CH2)6COOH C. H2N(CH2)5COOH D. H2N(CH2)6COOH
Câu 8. Phân tử khối của poli acrilonirin (–CH2–CH(CN)–)n là 8321. Số mắt xích (trị số n) có giá trị là 
A. 130 B. 134 *C. 157 D. 162
Câu 9. Thủy phân một đoạn peptit được tạo ra từ các α–amino axit A, B, C, D, E. Có cấu tạo là ADCBE. Hỏi thu được tối đa bao nhiêu hợp chất có liên kết peptit ? 
 A. 4 	B. 5 	 C. 8 	 *D. 9
Câu 10. Thủy phân một đoạn peptit được tạo ra từ các α–amino axit A, B, C, D, E. Có cấu tạo là ADCBE. Hỏi thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ? *A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 
Câu 11. Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH nóng, dư là :A. H2N(CH2)5COOH B. H2N(CH2)6COONa 
 *C. H2N(CH2)5COONa D. H2N(CH2)6COOH
Câu 12. Sản phẩm thu được khi thủy phân htoàn tơ enang trong dd HCl dư là A.ClH3N(CH2)5COOH *B.ClH3N(CH2)6COOH C.H2N(CH2)5COOH D. H2N(CH2)6COOH
Câu 13. Phân tử khối của poli acrilonirin (–CH2–CH(CN)–)n là 8321. Số mắt xích (trị số n) có giá trị là A. 130 B. 134 *C. 157 D. 162
Câu 14. Cho 15 gam hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin, anilin, đietyl metylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng là *A. 16,825 gam B. 25,965 gam C. 35,125 gam D. 36,925 gam
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp nhau, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Hai amin có CTPT là 
A. CH4N và C2H7N. B. C2H5N và C3H9N. C. C2H7N và C3H7N. *D. C2H7N và C3H9N. 
Câu 16. Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là 
A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH *C. C6H5NH2 D. (CH3)3N 
Câu 17. Cho 17,8 gam một chất hữu cơ A có CTPT C3H7O2N phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 23,4 gam chất rắn. CTCT thu gọn của A là A. HCOOH3NCH=CH2 	 B. H2NCH2CH2COOH 
 C. CH2=CHCOONH4 	*D. H2NCH2COOCH3 
Câu 18. Khối lượng phân tử của tơ nilon−6 là 30000. Số mắc xích (trị số n) trong công thức của tơ có giá trị khoảng *A. 266 B. 199 C. 123 *D.133
Câu 19. Tinh bột có khối lượng phân tử là 33048. Số mắc xích (trị số n) trong công thức của tinh bột có giá trị khoảng A. 366 B. 99 C. 102 *D.204
Câu 20. Polime nào sau đây không phải là tơ ? 
*A. (–CH2–CH(Cl)–)n. 	 	B. (–HN–[CH2]5–CO–)n. 
C. (–HN–[CH2]6–CO–)n. 	D. (–CH2–CH(CN)–)n.
Câu 21. Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó xấp xỉ 
*A. 1786 B. 1230 C. 1529 D. 920
Câu 22: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12.000 	B. 15.000 	C. 24.000 	D. 25.000 
Câu 2: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là 
A. 12.000 	B. 13.000 	C. 15.000 	D. 17.000 
Câu 23: Một loại polietylen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó xấp xỉ
A. 1230 B. 1529 C. 920	 D. 1786
Câu 24: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
A. PE.	 B. PP.	 C. PVC	 D. Teflon.
Câu 25: Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối ddiissunfua -S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su. A. 54	B. 46	C. 24	D. 63
Câu 26 (ĐHKA – 2007): Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là?
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 27: (Đh Khối A- 2011) Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala mạch hở thu được hỗn hợp gồm: 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala, 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 90,6.	 B. 111,74.	*C. 81,54.	 D. 66,44
HD: Áp dụng định luật bảo toàn gốc Ala ta có:
 4x= 1. 28,48/89 +2. 32/160 + 3. 27,72/231→ x=0,27 → m=81,54→ đáp án C
Câu 28. A là một amino axit có khối lượng phân tử là 147. Biết 1 mol A tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl ; 0,5 mol A tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH. CTPT của A là 
*A. C5H9NO4 B. C4H7N2O4 C. C5H25NO3 D. C8H5NO2 
Câu 29. A là một amino axit có khối lượng phân tử là 118. Biết 0,2 mol A tác dụng vừa đủ với 0,4 mol HCl ; 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH. CTPT của A là 
A. C5H9NO4 B. C4H7N2O4 C. C5H12NO2 *D. C4H10N2O2 
Câu 30. X là một α–amino axit no chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối clohiđrat của X. CTCT thu gọn của X là A. H2NCH2COOH 	 B. CH3CH(NH2)COOH 
C. CH3CH(NH2)CH2COOH 	 *D. CH3CH2CH(NH2)COOH 
Câu 31. Thủy phân hợp chất H2NCH2CONHCH(CH2COOH)CONHCH(CH2C6H5)CONHCH2COOH thu được các amino axit nào sau đây ? A. HOOCCH2CH(NH2)COOH B. C6H5CH2CH(NH2)COOH 
C. H2NCH2COOH 	 *D. Hỗn hợp 3 amino axit A, B, C.
Câu 32. Cho 19,76 gam hỗn hợp gồm metylamin, alanin, anilin tác dụng vừa đủ với 340 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng là 
A. 33,16 gam *B. 25,965 gam C. 35,125 gam D. 36,925 gam
Câu 33. Hợp chất cao phân tử được tạo ra từ các gốc α–amino axit và những axit nucleic, lipit, gluxit,... gọi là A. protein. B. protein đơn giản. *C. protein phức tạp. D. Hợp chất tạp chức.
Câu 34. Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon–6, nilon–6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là 
A. polietilen, tinh bột, nilon–6, nilon–6,6. B. polietilen, xenlulozơ, nilon–6,6.
C. polietilen, xenlulozơ, nilon–6, nilon–6,6. *D. polietilen, polibutađien, nilon–6, nilon–6,6.
Câu 16. Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thủy phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin ?
A.(–NHCH2CH2CO–)n B.(–NH2CH(CH3)CO–)n *C.(–NHCH(CH3)CO–)n D. (–NH2CH2CH2CO–)n
Câu 24. Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo ? 
*A. Tơ visco. B. Tơ capron. C. Nilon–6,6.D. Tơ tằm.
Câu 30. Hiđrocacbon X có CTPT C4H6, X được dùng để điều chế cao su nhân tạo. X là 
A. buta–1,2–đien. B. but–2–in. *C. buta–1,3–đien. D. but–1–in.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG_AMIN_AMINOAXIT_PEPTIT.doc