Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 81 đến 84 - Năm học 2013-2014

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 81 đến 84 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 81 đến 84 - Năm học 2013-2014
TUẦN 17
Tiết
Tên bài dạy
81
Trả bài Tập làm văn số 3 
82
Trả bài kiểm tra tiếng Việt, Trả bài kiểm tra Văn
83
Ôn tập Tập làm văn (TT)
84
Những đứa trẻ (Hướng dẫn đọc thêm)
Ngày soạn: 6/12/2013
Ngày dạy: 09/12/2013 – 13/12/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/Mục tiêu cần đạt
 -Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kỹ năng thể hiện trong bài làm văn số 3.
-Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm, tìm ra phương hướng khắc phục.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
*Đề bài: Hãy tưởng tương mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv: Ghi lại đề bài
-Gv: Em hãy cho biết thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
*Nhận xét: Đa số các em nêu được các khái niệm của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Nhưng chưa phân tích rõ sự khác nhau.
-Gv: Đề bài yêu cầu chúng ta viết gì?
-Gv:Đối tượng được kể là ai?
-Gv: Kể về kỷ niệm gì?
-Gv: Kỷ niệm đáng nhớ là kỷ niệm nào?
-Gv: Tại sao lại đáng nhớ?
Câu 1(2 điểm):
-Phân biệt sự khác nhau giữa đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Câu 2(8 điểm):
*Yêu cầu:
	-Hình thức viết là một câu chuyện kể có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, có nghị luận.
-Bài làm cần phải có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
-Câu chuyện phải có tính giáo dục và có tính thuyết phục.
-Đối tượng được kể là các bạn cùng trang lứa.
*Dàn bài
a.Mở bài(0,5 điểm)
- Giới thiệu kỷ niệm “đáng nhớ” là kỷ niệm điển hình.
-Giới thiệu sự việc
b.Thân bài( 8 điểm)
-Kỷ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
-Tại sao đáng nhớ?
-Bài học về tình cảm, đạo lý (miêu tả nội tâm).
-Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống (nghị luận)
c.Kết bài( 0,5 điểm
-Cảm nghĩ của em
4/Nhận xét:
Ưu điểm:
-Hầu hết các em đều kể có nội dung câu chuyện. Các em đã nêu lên được kỷ niệm của em với thầy (cô) giáo cũ.
-Đa số các em viết đúng thể loại.
-Nhiều bài viết kể được câu chuyện cảm động.
b. Khuyết điểm:
-Còn nhiều bài còn kể lan man.
-Các em chưa miêu tả được không gian của câu chuyện.
-Có mấy bài chưa kết hợp được miêu tả và nghị luận.
-Các em chưa nói lên suy nghĩ của em về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
5/Chữa lỗi
-Lỗi chính tả
-Lỗi diễn đạt
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt
-Giúp cho học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản và hệ thống kiến thức về tiếng Việt.
-Củng cố thêm kỹ năng làm trắc nghiệm và tự luận.
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức về tiếng Việt
I/Kiểm tra nhận thức của học sinh
-Gv:Kiểm tra xác xuất một vài em, một vài câu theo đáp án và biểu điểm.
-Gv: Đặt câu hỏi trắc nghiệm theo đề bài
-Hs:Trả lời đáp án đúng
-Gv:Nhận xét bổ sung
II/Nhận xét bài làm của học sinh
1/Ưu điểm:
-Hầu hết các em làm được phần trắc nghiệm. Phần tự luận các em viết được đoạn văn.
2/Khuyết điểm:
Các em viết được đoạn văn nhưng hầu hết chưa có nội dung cụ thể. Đoạn văn có lời dẫn trực tiếp nhưng nội dung một số đoạn không hợp lý
III/Chữa lỗi
-Gv:Chọn một số lỗi tiêu biểu chữa cho học sinh
-Gv:Hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi trên bảng
-Hs:Trao đổi bài để sửa chữa
IV/Hướng dẫn đọc - bình luận
-Gv:Chọn một số bài tự luận hay để đọc
4/Củng cố: Học sinh xem lại bài của mình, sửa chữa
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/Mục tiêu cần đạt
-Giúp cho học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản và hệ thống về phần Văn.
-Củng cố thêm kỹ năng làm trắc nghiệm và tự luận.
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức về phần văn học hiện đại đã được học và được kiểm tra. Hôm nay các em sẽ nhận lại bài làm của mình.
I/Kiểm tra nhận thức của học sinh
-Gv:Kiểm tra xác xuất một vài em, một vài câu theo đáp án và biểu điểm.
-Gv: Đặt câu hỏi trắc nghiệm theo đề bài
-Hs:Trả lời đáp án đúng
-Gv:Nhận xét bổ sung
II/Nhận xét bài làm của học sinh
1/Ưu điểm:
-Hầu hết các em làm được phần trắc nghiệm. Phần tự luận các em viết được đoạn văn. Nhiều bài viết kể được chi tiết cuộc gặp gỡ cuối cùng đó.
2/Khuyết điểm:
-Các em viết được đoạn văn nhưng hầu hết chưa có nội dung cụ thể. Đoạn văn viết cuộc gặp gỡ cuối cùng nhưng một số bài viết dài dòng không trọng tâm.
III/Chữa lỗi:
-Gv:Chọn một số lỗi tiêu biểu chữa cho học sinh
-Gv:Hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi trên bảng
-Hs:Trao đổi bài để sửa chữa
IV/Hướng dẫn đọc - bình luận:
-Gv:Chọn một số bài tự luận hay để đọc
4/Củng cố: Học sinh đọc lại bài làm, sửa chữa những lỗi sai.
5/Dặn dò: Các em về xem trước bài của chương trình học kỳ II
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (TT)
I/Mục tiêu cần đạt
-Nắm được những phần chính Tập làm văn lớp 9
-So sánh các kiểu văn bản đã học
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Em đã học những nội dung nào của văn bản tự sự?
3/Giới thiệu bài: Để nắm hết những kiến thức Tập làm văn kỳ I. Hôm nay các em tiếp tục ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv: Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
-Gv: Hãy giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự?
 Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
-Gv: Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
-Gv: Em hãy điền dấu x vào ô trống.
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố
Tự sự
1
Tự sự
2
Miêu tả
x
3
Nghị luận
4
Biểu cảm
x
5
Thuyết minh
6
Điều hành
-Gv: Một số tác phẩm tự sự được học trong Sgk Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Tại sao bài tập làm văn của các em vẫn phải có đủ ba phần Mở bài, thân bài, kết bài?
 Bố cục ba phần giúp học sinh bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc”khi xây dựng văn bản để sau này học cao lên có thể viết văn, viết sách.
-Gv: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp gì trong việc đọc-hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong Sgk không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
-Gv: Những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp các em những gì trong việc viết văn tự sự? Phân tích một ví dụ để làm sáng tỏ?
7/Nội dung văn bản tự sự lớp 9 và các lớp dưới
*Giống:Văn bản tự sự phải có
-Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
-Cốt truyện: Sự việc chính và một số nhân vật phụ
*Khác: Ở lớp 9 có thêm
-Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
-Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
-Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
-Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
8/Giải thích
-Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính tự sự.
-Trong thực tế khó có một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt.
9/Bảng kết hợp
kết hợp với văn bản chính
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
10/Giải thích
-Vì khi còn trên ghế nhà trường, các em đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành các em có thể viết tự do ‘phá cách”
11/Giải thích
-Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm cho việc đọc - hiểu văn bản.
-Ví dụ: Đoạn trích “Truyện Kiều”của (Nguyễn Du). Đoạn trích “Làng” (Kim Lân).
12/Giải thích
-Giúp học sinh tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
-Ví dụ: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Dùng ngôi thứ nhất
4/Củng cố: Văn bản tự sự có những kết hợp nào?
5/Dăn dò: Về học bài, chuẩn bị ngày kiểm tra học kỳ
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Hướng dẫn đọc thêm)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Mối đồng cảm của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
	-Lời văn giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
2/Kỹ năng
-Hướng dẫn học sinh đọc thêm văn bản
-Hướng dẫn học sinh nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nắm được nội dung chính của bài.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Tình bạn là thứ tình cảm trong sáng nhất, đặc biệt là tình bạn trong thời thơ ấu. Những kỷ niệm về bạn bè của nhà văn luôn có một dấu ấn sâu đậm chính vì thế nhà văn Nga đã thuật lại một cách sinh động về tình bạn qua văn bản:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc phần chú thích
-Gv: Hướng dẫn cho học sinh nắm những nét chính giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
 Tên thật:A-lếch-xây Mác –xi-mo-vích Pê-scốp;bút danh Go-rơ-ki nghĩa là “cay đắng”
-Gv: (Hướng dẫn đọc): Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác từ Ốp-xi-an-ni-cốp. Khi đọc đoạn 2 chú ý thái độ của ba đứa trẻ trước những câu hỏi của bố.
-Gv: Đọc mẫu
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục: Bố cục văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của nó?
 +Phần 1: “Có đếnCúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
 +Phần 2: “Trời đãnhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
 +Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
-Gv: Ông bà ngoại A-li-ô-sa là hàng xóm với ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang.
-Gv: Ai là người cản trở tình bạn của những đứa trẻ? Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán như thế nào?
-Gv: Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ kia có điểm nào gần giống nhau?
-Gv: Tình bạn tuổi thơ trong trắng đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn. Vì sao?
 Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
 Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.
-Gv: Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ. Trong cảm nhận của A-li-ô-sa chúng thật tội nghiệp, đáng yêu, được kể ở chi tiết nào?
-Gv: Khi đại tá xuất hiện, mắng, thì những đứa trẻ như thế nào?
-Gv: Miêu tả những đứa trẻ trên tác giả dùng nghệ thuật gì?
 So sánh1 khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co vào nhau khi thấy Dều Hâu. So sánh2 vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng.
-Gv: Hãy tìm những chi tiết đời thường và cổ tích mà nhà văn đã đan xen vào nhau khi kể chuyện?
I/Đọc-Kể tóm tắt-Giải thich từ khó-Tìm hiểu bố cục
1/Tác giả
-Mác-xim-Go-rơ-ki (1868 – 1936), nhà văn Nga
2/Tác phẩm
-Trích chương IX tác phẩm “Thời thơ ấu”
II/Tìm hiểu văn bản
1/Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
-Đứa nào đây?
-Đứa nào gọi nó sang?
-Cấm không được đến nhà tao
-A-li-ô-sa: mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, ở với ông ngoại thường bị ông ngoại đánh đòn.
-Những đứa trẻ kia: mẹ chết, sống với dì ghẻ, bố cấm đoán đánh đòn.
2/Những quan sát và nhận xét
-Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con.
-Tức thì mấy đứa trẻ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
->Nghệ thuật : so sánh
3/Chuyện đời thường và chuyện cổ tích
-Dì ghẻ - mẹ khác
-Mẹ thật các cậu thế nào cũng sẽ về
-Có lẽ các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt
4/Củng cố: Hãy kể lại nội dung câu chuyện một cách ngắn gọn.
5/Dặn dò: Về nhà đọc lại văn bản, xem trước bài tập làm thơ 8 chữ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn Lớp 9
Năm học: 2012-2013
I.Phần Văn:
1.Văn bản Nhật dụng: Nắm được nội dung, nghệ thuật và những thông điệp được gửi gắm trong các văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2. Văn học Trung đại: Nắm được nội dung văn bản, nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc và nội dung chính của các văn bản; nắm được thông tin về tác giả của các văn bản:
-Chuyện người con gái Nam Xương
-Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi thứ mười bốn
-Truyện Kiều của Nguyễn Du: học thuộc các đoạn trích thơ: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Học thuộc lòng đoạn thơ và nội dung phần ghi nhớ.
3. Văn học hiện đại: Thơ và văn hiện đại: Cần học thuộc lòng các bài thơ hiện đại, nắm được cốt truyện của các văn bản truyện, nắm được chân dung nhân vật, tình tiết gay cấn trong truyện
-Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng
-Làng, Lặng lẽ SaPa, Chiếc lược ngà
Nắm được nội dung phần ghi nhớ của mỗi văn bản, nắm chi tiết tiêu biểu trong truyện.
4. Văn học nước ngoài: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Cố hương
Trong tất cả các văn bản cần nắm vững và đầy đủ về thông tin tác giả, tác phẩm.
II. Phần Tiếng Việt: Nắm vững các nội dung sau:
1. Các phương châm hội thoại
2. Xưng hô trong hội thoại
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
4. Sự phát triển của từ vựng
5. Thuật ngữ
6. Trau dồi vốn từ
7. Nắm nội dung của các tiết tổng kết từ vựng.
III. Phần Tập làm văn: Ôn tập và rèn luyện cách làm bài của 2 thể loại văn:
Tự sự: có kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận và miêu tả nội tâm, sử dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, lựa chọn ngôi kể.
Thuyết minh: có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có yếu tố miêu tả
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc