Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2013-2014

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến 30 - Năm học 2013-2014
TUẦN 6
Tiết
Tên bài dạy
26
Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp)
27
Chị em Thuý Kiều
28
Cảnh ngày xuân
29
Thuật ngữ
30
Trả bài Tập làm văn số 1
Ngày soạn: 19/9/2014
Ngày dạy : 22/9/2014 – 25/9/2014
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (tiếp)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện của Truyện Kiều.
-Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
-Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.
2/Kỹ năng
-Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
-Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu vài nét về thời đại, gia đình, con người của Nguyễn Du?
3/Giới thiệu bài: Truyện Kiều như một tiếng kêu thương về thân phận con người nhưng đó là một kiệt tác có một không hai của một thiên tài văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HS đọc mục 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật
-GV: Về giá trị nội dung, truyện Kiều đã phản ánh hiện thực xã hội như thế nào?
(giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo)
Giá trị hiện thực:Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến 
Gv: Truyện Kiều đã thể hiện tính chất nhân đạo như thế nào?
Giá trị nhân đạo:Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo, khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính
-GV: Về giá trị nghệ thuật ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện Kiều như thế nào?
-GV: Truyện Kiều dùng nghệ thuật tự sự như thế nào?
 Trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp(lời tác giả), nửa trực tiếp(lời tác giả nhưng mang giọng điệu nhân vật)
II/Truyện Kiều
1/Tóm tắt truyện Kiều
2/Giá trị nội dung
-Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
-Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến những khát vọng chân chính.
3/Giá trị nghệ thuật
-Ngôn ngữ nghệ thuật: có chức năng biểu đạt, biểu cảm thẩm mĩ
-Nghệ thuật tự sự: Trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp.
-Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao, điêu luyện. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên và đặc biệt miêu tả tâm lý nhân vật thành công vượt bậc.
4/Củng cố: Về nắm kỹ hơn phần tóm tắt truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.
5/Dặn dò: Học bài, soạn bài “Chị em Thuý Kiều”
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
-Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một giai đoạn cụ thể.
-Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
2/Kỹ năng
	-Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
	-Theo dõi diễn biến trong tác phẩm.
	-Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu nhân vật.
	-Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Hãy kể tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du? Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều?
3/Giới thiệu bài: Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du không ai quên được chân dung của chị em Thuý Kiều, bức chân dung chẳng những cho thấy cách hình dung nghệ thuật thời xưa mà còn gợi liên tưởng số phận, tính cách của mỗi con người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc chú thích
-GV: Em hãy nêu vị trí đoạn trích trong truyện Kiều?
-HS: Đọc đoạn trích.
-GV: Hãy cho biết kết cấu đoạn thơ có thể chia làm mấy phần?
 +Phần 1(Bốn câu đầu): Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.
 +Phần 2(Bốn câu tiếp):Gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân
 +Phần 3(Mười hai câu tiếp):Tả vẻ đẹp Thuý Kiều
 +Phần 4(Bốn câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em.
-GV:Em hiểu hai ả tố nga là gì?(hai cô gái có vẻ đẹp trong trắng, cao quí) 
-GV: Câu thơ nào gợi tả vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều?
-GV: Mai cốt cách là gì? Tuyết tinh thần là gì?
Hình ảnh cây mai để chỉ dáng người thanh mảnh, hình ảnh tuyết chỉ màu da trắng và chỉ tâm hồn tính cách của hai người. Hình ảnh “mười phân vẹn mười” lại mỗi người mỗi vẻ không giống nhau nhưng đều đẹp hoàn mĩ
-GV: Nhà thơ sử dụng biện pháp ước lệ, miêu tả vẻ đẹp hai chị em như thế nào?
 Tác giả khái quát vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười”và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ”của từng người.
-GV: Ngay câu thơ đầu nhà thơ khái quát vẻ đẹp Thuý Vân như thế nào?
-GV: “Trang trọng” có nghĩa là gì?
 Là vẻ nghiêm trang đứng đắn. Vẻ đẹp cao sang quý phái.
-Gv: Sắc đẹp của Thuý Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên nào?
(Hình ảnh so sánh ẩn dụ là những hình ảnh của thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết được ví ngầm với khuôn mặt, nét lông mày, miệng cười, tiếng nói, làn tóc rất hợp với vẻ đẹp đoan trang , hiền thục, phúc hậu).
 -Gv: Tác giả dùng bút pháp nghệ thuật gì?
 Liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.
-Gv: Với thủ pháp nghệ thuật trên miêu tả vẻ đẹp và tính cách Thuý Vân như thế nào?
 Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng trắng ngà, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết
-Gv:Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua” “tuyết nhường” liên tưởng số phận Thuý Vân sau này sẽ như thế nào?
-HS: Đọc 12 câu tiếp theo
 Để miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du lấy chân dung Thuý Vân làm nền để nổi bật chân dung Thuý Kiều sắc sảo mặn mà hơn.
-Gv: Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều như thế nào?
-Gv: Em hiểu “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”là gì? (Chú thích 5)
-Gv: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Gợi lên vẻ đẹp Thuý Kiều như thế nào?
 Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”làn nước mùa thu gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh “ nét xuân sơn”nét núi mùa xuân gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. -GV: Nguyễn Du còn tả vẻ đẹp nào của Kiều? 
-Gv: Khi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác với Thuý Vân?
(Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và dùng những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh: làn nước mùa thu, dáng núi mùa xuân, hoa, liễu và một thành ngữ điển tích”nghiêng nước thành, con số một, haichân dung Kiều càng trở nên trừu tượng hơn. ND tả TV ông chú ý tới khuôn trăng đầy đặn..còn với TK là đôi mắt, màu mắt, ánh mắt trong sáng long lanhđôi mắt biết nói, người ta gọi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn .Và đó là vẻ đẹp có thể so sánh với tứ đại mĩ nhân :Tây Thi, Đắt Kĩ, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi .Vẻ đẹp của Kiều là phi thường đến nỗi hoa phải ghen liễu phải hờn và vì thế hồng nhan đa truân, bạc mệnh 
-Gv: Bên cạnh những vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Kiều?
 Vẻ đẹp tài năng: Tài năng của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, hoạ.
-Gv: Qua phân tích cho thấy vẻ đẹp của Kiều như thế nào?
-Gv: Chân dung Thuý Kiều là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp làm cho tạo hoá đố kị “hoa ghen” “liễu hờn”. Nên dự báo số phận nàng sau này sẽ như thế nào?
-Gv: Tác giả nhận xét chung về cuộc sống hai chị em như thế nào?
-Gv: Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của tác giả?
-Gv: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao
I/Tìm hiểu chung
1/Vị trí đoạn trích: ở phần đầu truyện Kiều.
2/Bố cục: 4 phần
II/Đọc - tìm hiểu văn bản
1/Giới thiệu chị em Thuý Kiều
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
=>Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng.
2/Vẻ đẹp Thuý Vân
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
->Nghệ thuật: ước lệ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ.
=>Vẻ đẹp trung thực phúc hậu mà quý phái. Số phận cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
3/Vẻ đẹp Thuý Kiều
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
=>Nghệ thuật ước lệ: Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bật ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
=>Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp kết hợp của cả: sắc - tài - tình. Số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
4/Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em
Êm đềm trướng rủ màn che
->Cuộc sống êm đềm hạnh phúc
4/Củng cố: Qua bài học, em hãy nhận xét vẻ đẹp của Thuý Kiều?
5/Dăn dò: Về học thuộc đoạn thơ, học bài, soạn bài “Cảnh ngày xuân”
	CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều)
I/Mục tiêu cần đạt
-Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du kết hợp với bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng.
-Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Đọc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân?
3/Giới thiệu bài: Mùa xuân từ bao đời nay là đề tài thi hứng bất tận. Thế nhưng cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thì mỗi người một vẻ. Nguyễn Du không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân ở cảnh vật mà còn gợi lên tâm trạng nhân vật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Hãy cho biết vị trí đoạn trích
-Hs: Đọc đoạn trích
-Gv: Hãy cho biết kết cấu đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
 +Phần 1(4 câu thơ đầu): Nói lên khung cảnh ngày xuân.
 +Phần 2(8 câu tiếp): Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
 +Phần 3(6 câu cuối) Cảnh chị em du xuân trở về.
-Hs: Đọc 4 câu đầu
-Gv: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
-Gv: Trong hai câu đầu nhà thơ gợi tả điều gì?
 Vừa nói thời gian vừa gợi không gian.
Gv: Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên như thế nào?
-Gv: Theo em trong hai câu thơ này từ
 ngữ nào làm nổi bật sắc xuân?
 Xanh tận, trắng điểm
-Gv: Hình ảnh “cỏ non xanh tận, cành lê trắng điểm”gợi tả thiên nhiên vào xuân như thế nào?
 Khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.
-Gv: Từ “điểm”gợi cho ta ấn tượng gì về bức tranh xuân?
Cảnh vật trở nên sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.
-Gv: Vậy bức tranh xuân qua ngòi bút của Nguyễn Du hiện ra như thế nào?
-Gv: Em hãy cho biết lễ tảo mộ là gì? Hội đạp thanh là gì?
 Tảo mộ: Đi viếng mộ quét dọn, sửa sang phần mộ người thân. Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
-Gv: Hai phong tục thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
-Gv: Hãy liệt kê những từ ghép và từ láy là những danh từ, động từ, tính từ miêu tả không khí lễ hội trong đoạn thơ này?
-Gv: Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả điều gì của lễ hội?
Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến lễ hội.
-Gv: Các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả lễ hội như thế nào?
 Gợi tả đông vui sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
-Gv: Các tính từ (gần xa, nô nức) nói lên điều gì?
 Làm rõ tâm trạng của người đi hội.
-Gv: Những từ ngữ trên gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
-Gv: Cách nói ẩn dụ “”nô nức, yến anh” gợi lên hình ảnh như thế nào?
 Hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp nhất là nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân.
-Gv: Trong khung cảnh lễ hội nhà thơ vẫn chú ý khắc hoạ tâm trạng con người và ở đây là chị em Thuý Kiều, theo em câu thơ nào thể hiện điều này?
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
-Gv:Câu này thể hiện tâm trạng gì của chị em Thuý Kiều?
 Náo nức, rạo rực
 Thông qua hoạt động du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du khắc họa tỉ mỉ về lễ hội thanh minh.
-HS: Đọc 6 câu cuối
-Gv: Câu thơ nào diễn tả thời gian? Đây là thời khắc nào trong ngày?
Chiều hoàng hôn
-Gv: Câu thơ nào miêu tả cảnh vật?
-Gv: Cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu?
 Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh nhưng thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng.
-Gv: Những từ ngữ “tà tà, thanh thanh, nao nao”có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay tâm trạng con người? Vì sao?
 Không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.nao nao hơi buồn, buồn không hiểu vì sao cũng chính là tâm trạng của chị em Thúy Kiều
-Gv: Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối như thế nào?
-Gv: Đoạn trích đã sử dụng nghệ thuật như thế nào? Miêu tả cảnh ngày xuân như thế nào?
I/Tìm hiểu chung:
1/Vị trí đoạn trích
-Sau đoạn trích tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
2/Bố cục: 3 phần
II/Đọc - tìm hiểu văn bản
1/Khung cảnh ngày xuân
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
=>Mùa xuân: Mới mẻ tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo, nhẹ nhàng tinh khiết.
2/Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
->Truyền thống văn hoá lễ hội
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
=>Không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nhiệt
3/Khung cảnh chị em du xuân trở về
Tà tà bóng ngả về tây
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
=>Thiên nhiên đẹp, tâm trạng bâng khuâng xao xuyến một ngày xuân còn là sự linh cảm điều gì sắp sẽ xảy ra.
4/Củng cố: Qua đoạn trích em nhận xét nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ?
5/Dặn dò: Về học thuộc đoạn trích, học bài, soạn bài “Thuật ngữ”
THUẬT NGỮ
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Hiểu được khái niệm của thuật ngữ và một số đặc điểm của nó.
2/Kỹ năng
	-Tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ trong từ điển
-Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Hãy cho biết mô hình cấu tạo từ tiếng Việt? Cho ví dụ.
3/Giới thiệu bài: Bất cứ một ngành khoa học nào cũng cần phải có một tập hợp từ ngữ được xác định một cách nghiêm ngặt, dùng để biểu thị những khái niệm trong đó. Lớp từ vựng đó được gọi là thuật ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: So sánh hai cách giải nghĩa trên về các từ “muối và nước”. Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức Hoá học? Vì sao?
Cách giải thích 2. Vì cách 1 chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật. Cách giải thích thứ hai thể hiện đặc tính bên trong của sự vật. Những đặc tính này không thể nhận biết qua kinh nghiệm cảm tính mà phải qua nghiên cứu nên không có kiến thức về Hoá học thì không thể hiểu được.
=>Cách 1 là cách giải thích thông thường, cách 2 là cách giải thích theo thuật ngữ.
-Hs: Đọc ví dụ 2
-Gv: Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn nào?
-Gv: Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
Văn bản khoa học, kỹ thuật công nghệ
-Gv: Vậy thuật ngữ là gì?
-Gv: Hãy cho biết các thuật ngữ mục I2 còn có nghĩa nào khác không ?(Không)
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: Hãy cho biết trong hai ví dụ trên, ở ví dụ nào, từ muối có sắc thái biểu cảm?
 Từ muối 1 là thuật ngữ nên không có tính biểu cảm. Còn từ muối 2 là một từ thông thường “Gừng cay muối mặn” chỉ những vất vả gian truân mà con người phải nếm trải trong đời.
-Gv:Vậy các em có thể rút ra đặc điểm gì của thuật ngữ
-Hs: Đọc ghi nhớ sgk
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học ở môn: Ngữ văn, Lịch sử, Toán, Lý, Hoá, Sinh để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.
Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Trong đoạn trích trên “điểm tựa” có dùng như một thuật ngữ không?
-Gv: Hãy cho biết hai trường hợp trên trường hợp nào được dùng theo thuật ngữ, trường hợp nào được dùng theo cách thông thường?
I/Thuật ngữ là gì?
1/Ví dụ 1: Nghĩa từ: muối, nước.
2/Ví dụ 2: Định nghĩa
->Thuật ngữ thuộc các nghành Hoá học, Địa lý, Ngữ văn, Toán học
*Ghi nhớ: sgk
II/Đặc điểm của thuật ngữ
-Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, không có tính biểu cảm
*Ghi nhớ:sgk
III/Luyện tập
1/Tìm thuật ngữ thích hợp
-Lực -Xâm thực
-Hiện tượng hoá học
-Trường từ vựng -Di chỉ
-Thụ phấn -Lưu lượng
-Trọng lực -Khí áp
-Đơn chất -Đường trung trực
-Thị tộc phụ hệ 
2/Giải thích
-Từ muối 1 là một từ thông thườngchỉ tình cảm sâu đậm.
3/Giải thích
Được dùng như một thuật ngữ
Được dùng như một từ thông thường.
4/Củng cố: Thuật ngữ thường có trong các môn học nào?
5/Dặn dò: Về học bài, soạn bài
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/Mục tiêu cần đạt
-Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt: ý, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
3/Giới thiệu bài: Ở tuần 3 các em đã viết bài Tập làm văn số 1. Hôm nay các em sẽ xem lại bài viết đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv:Ghi đề lên bảng
-Gv: Hãy xác định yêu cầu của để bài. Đề bài yêu cầu viết cái gì?
-Gv: Viết như thế nào?
-Gv: Viết dưới hình thức nào?
-Gv: Yêu cầu viết ở thể loại văn như thế nào?
-Gv: Phần mở bài cần có những nội dung gì?
-Gv: Phần thân bài em viết những gì?
-Gv: Hãy cho biết ở Việt Nam có các loại lúa nào? Cây lúa phát triển như thế nào?
-Gv: Hãy nêu đặc điểm của cây lúa?
-Gv: Phần kết bài viết những gì?
I/Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam
II/Dàn bài
a.Mở bài:
-Giới thiệu cây lúa Việt Nam
b.Thân bài:
-Các loại lúa ở Việt Nam
-Sự phát triển của cây lúa
-Đặc điểm của cây lúa
c.Kết bài:
-Tầm quan trọng của cây lúa.
4/Nhận xét
-Hầu hết các em làm bài đều đúng hình thức thuyết minh.
a/Ưu điểm:Các em đã thuyết minh được cây lúa, các loại lúa ở Việt Nam.
b/Khuyết điểm:
-Nhiều bài chưa sử dụng yếu tố miêu tả
-Một số bài thuyết minh chưa sáng tạo.
-Một số bài viết chép lại những câu bài thuyết minh cây chuối trong sách
Một số bài viết quá sơ sài.
5/Chữa lỗi:
-Một số bài bố cục chưa hợp lý
-Một số lỗi chính tả: núa-lúa, chong-trong
-Một số lỗi diễn đạt
6/Đọc bài văn hay
4/Củng cố: Đọc lại bài văn
5/Dặn dò:Về xem lại bài, soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 6.doc