Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 171 đến 175 - Năm học 2013-2014

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 171 đến 175 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 171 đến 175 - Năm học 2013-2014
TUẦN 36
Tiết
Tên bài dạy
171,172
Ôn tập tổng hợp học kì II.Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì
173,174
Kiểm tra học kỳ II
175
Thư điện
Ngày soạn: 30/4/2014
Ngày dạy : 4/5/2014 – 7/5/2014
ÔN TẬP TỔNG HỢP. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I/Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh cả ba phần
-Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo các nội dung.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số
3/Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương trình ngữ văn lớp 9 kì I, để nắm kỹ hơn các nội dung hôm nay các em sẽ ôn tập tổng hợp.
I/Những nội dung cần chú ý:
1/Phần văn bản: Gồm 4 phần
 -Truyện trung đại: 
 +Văn xuôi: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái.
 +Thơ nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
 -Truyện hiện đại:Làng (Kim Lân), Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).Văn xuôi nước ngoài: Cố hương (Lỗ Tấn), những đứa trẻ (M. Go-rơ-ki).
 -Thơ hiện đại: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận), Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng(Nguyễn Duy), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
 -Văn bản nhật dụng:Các chủ đề:Vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề quyền sống con người
2/Phần tiếng Việt: Hai nội dung
 -Kiến thức mới: Các phương châm hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, Thuật ngữ, Sự phát triển của từ vựng, Trau dồi vốn từ...
 -Tổng kết kiến thức từ vựng:Tổng kết từ vựng các lớp 6,7,8
3/Phần Tập làm văn: Hai nội dung lớn
 -Văn bản thuyết minh (yêu cầu kết hợp với biện pháp nghệ thuật và miêu tả).
 -Văn bản tự sự: Kết hợp với miêu tả nội tâm; kết hợp với nghị luận; đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện trong văn bản tự sự
II/Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kỳ II
1/Văn bản: Học sinh chú ý cần nắm nội dung
 -Văn bản ấy là của ai, ra đời trong hoàn cảnh nào? Viết về cái gì, chuyện gì, về ai, có những nhân vật nào? Nội dung chính mà văn bản muốn nói là nội dung gì? Ca ngợi hay phê phán điều gì?
 -Trong văn bản đó tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính? Các yếu tố nghệ thuật ấy góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng như thế nào?
 -Tìm những câu, những đoạn thơ hay trong văn bản học thuộc.
2/Phần tiếng Việt:
 -Nắm được những kiến thức vừa mới bổ sung, ôn lại kiến thức tổng kết đã được học.
3/Phần tập làm văn:
 -Nắm lại phương pháp, kỹ năng làm hai dạng bài: nghị luận đã học.
4/Củng cố:Các em đã học những nội dung lớn nào trong chương trình Ngữ văn9 T1
5/Dặn dò: Về học bài chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ I
KIỂM TRA TỔNG HỢP KỲ II
I/Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh cả 3 phần
-Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo một nội dung và cách kiểm tra đánh, giá mới.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Phát đề: Đề đáp án của Sở GD và ĐT Gia Lai
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG THĂM HỎI
I/Mục tiêu cần đạt
-Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Biết cách thức viết thư(điện) chúc mừng thăm hỏi
-Vận dụng để viết thư(điện) trong cuộc sống, học tập
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của g viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: đọc bài tập
-Gv:Hãy cho biết các trường hợp viết thư(điện) chúc mừng thăm hỏi?
-Gv:Mục đích và tác dụng của viết thư (điện)?
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Hãy nêu cách viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc bài tập
-Gv:Hãy cho biết các trường hợp viết thư(điện)?
I/Những trường hợp viết thư(điện) chúc mừng thăm hỏi
-Các trường hợp:sgk
-Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm với cá nhân hay tập thể
II/Cách viết thư (điện)chúc mừng thăm hỏi
-Nêu lý do(chúc mừng, thăm hỏi)mong muốn điều tốt lành
-Viết ngắn gọn,súc tích với tình cảm chân tình.
*Ghi nhớ:sgk
III/Luyện tập
-Tình huống viết thư(điện) chúc mừng: a, b,d,e
-Tình huống cần viết thư(điện)thăm hỏi:c
4/Củng cố:
5/Dặn dò :Về học bài,tập viết thư (địên)
TUẦN 37
Tiết
Tên bài dạy
175
 Tổng kết chương trình học kỳ II
 Trả bài kiểm tra học kì
Ngày soạn: 11/5/2014
Ngày dạy: 17/5/2014
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN HỌC KỲ II
I/Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh đã học
-Hệ thống kiến thức và kỹ năng Ngữ văn mà học sinh đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo các nội dung .
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số
3/Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương trình ngữ văn lớp 9 kì II, để nắm kỹ hơn các nội dung hôm nay các em sẽ tổng kết chương trình Ngữ văn học kỳ II.
I/Những nội dung đã được học:
1/Phần văn bản: Gồm 4 phần
 -Văn bản nhật dụng: Các chủ đề: Vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề quyền sống con người
 -Truyện trung đại: 
 +Văn xuôi: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái.
 +Thơ nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
 -Truyện hiện đại: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).Văn xuôi nước ngoài: Cố hương (Lỗ Tấn), những đứa tre (M. Go-ro-Ki).
 -Thơ hiện đại: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng(Nguyễn Duy), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
2/Phần tiếng Việt: Hai nội dung
 -Kiến thức mới: Các phương châm hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ...
 -Tổng kết kiến thức từ vựng:Tổng kết từ vựng các lớp 6,7,8
3/Phần Tập làm văn: Hai nội dung lớn
 -Văn bản thuyết minh(yêu cầu kết hợp với biện pháp nghệ thuật và miêu tả).
 -Văn bản tự sự: Kết hợp với miêu tả nội tâm;kết hợp với nghị luận; đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện trong văn bản tự sự
4/Củng cố:Các em đã học những nội dung lớn nào trong chương trình Ngữ văn9 
5/Dặn dò: Về học bài để nắm vững những nội dung kiến thức đã học ở học kỳ II.
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I/Mục tiêu cần đạt
-Giúp cho học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản và hệ thống về tiếng Việt.
-Củng cố thêm kỹ năng làm trắc nghiệm và tự luận.
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
 Giúp cho học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản và hệ thống về phần Văn.
-Củng cố thêm kỹ năng làm trắc nghiệm và tự luận.
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức về tiếng Việt
I/Kiểm tra nhận thức của học sinh
-Gv:Kiểm tra xác xuất một vài em, một vài câu theo đáp án và biểu điểm.
-Gv: Đặt câu hỏi trắc nghiệm theo đề bài
-Hs:Trả lời đáp án đúng
-Gv:Nhận xét bổ sung
II/Nhận xét bài làm của học sinh
1/Ưu điểm:
-Hầu hết các em làm được phần trắc nghiệm. Phần tự luận các em nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Tóm tắt được nội dung văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Phần bài tập làm văn: 
-Hầu hết các em đều kể chưa mạch lạc nội dung câu chuyện.
-Một số bài viết trình bày sâu sắc.
2/ Khuyết điểm:
-Còn nhiều bài kể lan man.
-Các em chưa miêu tả được không gian của câu chuyện.
-Có mấy bài chưa kết hợp được miêu tả nội tâm và nghị luận.
III/Chữa lỗi
-Gv:Chọn một số lỗi tiêu biểu chữa cho học sinh
-Gv:Hướng dẫn học sinh sửa chữa các lỗi trên bảng
-Hs:Trao đổi bài để sửa chữa. Một số bài bố cục chưa hợp lý
-Một số lỗi diễn đạt
6/Đọc bài văn hay
 4/Củng cố-Dặn dò:
 Học sinh đọc lại bài làm, sửa chữa những lỗi sai. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 36.doc