Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161 đến 165 - Năm học 2013-2014

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161 đến 165 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161 đến 165 - Năm học 2013-2014
TUẦN 34
Tiết
Tên bài dạy
161,162
Tổng kết Văn học nước ngoài 
163,164
Bắc Sơn 
165
Tổng kết Tập làm văn 
Ngày soạn: 18/4/2014
Ngày dạy : 21/4/2014 – 25/4/2014
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Hệ thống hoá Văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về thể loại, nội dung, hình thức.
2/Kỹ năng
	-Đọc – hiểu các tác phẩm văn học nước ngoài
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
TT
Tên bài
Thể loại
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Cây bút thần
Truyện
Dân gian
 (TQ)
Quan niệm về công lý xã hội,về mục đích tài năng nghệ thuật
Trí tưởng tượng phong phú
2
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Truyện
Dân gian 
 (Nga)
Ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu,phê phán kẻ tham lam
Lặp lại tăng tiến,có yếu tố hoang đường
3
Xa ngắm thác núi Lư
Thơ
Lý Bạch
(TQ)
Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
Hình ảnh tráng lệ huyền ảo
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thơ
Lý Bạch
(TQ)
Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm yên tĩnh
Từ ngữ giản dị
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Thơ
Hạ Tri Chương
(TQ)
Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày mới về quê
Cảm xúc chân thành ,hóm hỉnh
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Thơ
Đỗ Phủ
(TQ)
Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc cho người nghèo
Kết hợp trữ tình với tự sự
7
Mây và sóng
Thơ 
Ta -go
(Ấn Độ)
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt
Hình ảnh thiên nhiên ý nghĩa tượng trưng
8
Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục
Kịch
Mô-li-e
(Pháp)
Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang
Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái châm biếm sâu cay
9
Buổi học cuối cùng
Truyện
Đô Đê
(Pháp)
Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc
Xây dựng nhân vật
10
Cô bé bán diêm
Truyện
An-đéc-xen
(Đ Mạch)
Nỗi bất hạnh cái chết đau khổ và niềm thương cảm
Kể, đan xen thực và ảo
11
Đánh nhau với cối xay gió
Trích tiểu thuyết
Xéc-van -tet
(TBN)
Sự tương phản nhiều mặt giữa hai nhân vật.Ca ngợi người tốt,phê phán cái xấu
Xây dựng nhân vật gây cười
12
Chiếc lá cuối cùng
Truyện
Ô Hen-ri
(Mĩ)
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
Kết cấu đảo ngược
13
Hai cây phong
Truyện
Ai-ma-tốp (Nga)
Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy
Lối kể chuyện hấp dẫn
14
Cố hương
Truyện
Lỗ Tấn
(TQ)
Sự thay đổi ở làng quê của nhân vật
Lối kể chuyện kết hợp bình
15
Những đứa trẻ
Truyện
Gro-ki
(Nga)
Tình bạn thân thiết của những đứa trẻ
Lối tường thuật hấp dẫn
16
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Tiểu thuyết
Đi -phô
(Anh)
Cuộc sống khó khăn,tinh thần lạc quan của nhân vật giữa đảo hoang
Kể kết hợp miêu tả
17
Bố của Xi mông
Truyện
Mô-pa-xăng
(Pháp)
Nỗi tuyệt vọng của Xi mông,tình cảm chân tình của mẹ
Miêu tả kết hợp với nghị luận
18
Con chó bấc
Tiểu thuyết
Lân-đơn
(Mĩ)
Tình cảm yêu thương của tác giả với loài vật
Tưởng tượng thế giới tâm hồn của Bấc
19
Lòng yêu nước
Nghị luận
E-ren-bua
Lòng yêu nước bắt đầu từ yêu làng xóm
Cảm xúc chân thành
20
Đi bộ ngao du
Nghị luận
Ru Ô
(Pháp)
Ca ngợi giản dị,tự do
Lập luận chặt chẽ
4/Củng cố:
5/Dặn dò : Về nhà học bài, soạn bài: Bắc Sơn
BẮC SƠN
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Nắm nội dung, ý nghĩa đoạn trích vở kịch
-Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng
-Hình thành những hiểu biết về kịch nói
2/Kĩ năng:
-Đọc hiểu một văn bản kịch
II/Tiến trình dạy và học 
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
-Gv:Hãy cho biết kịch là gì?
-Gv:Phương thức thể hiện của kịch là gì?
 Bằng ngôn ngữ trực tiếp. Bằng cử chỉ hành động nhân vật
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Các lớp kịch gồm các nhân vât nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
-Gv:Hãy chỉ ra tình huống bất ngờ, gay cấn mà tác giả xây dựng trong các lớp kịch?
 Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm
-Gv:Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?
 Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng.
-Gv:Hoàn cảnh của Thơm như thế nào?
-Gv:Nhân vật Thơm có tâm trạng như thế nào?
-Gv:Thơm có thái độ như thế nào đối với chồng?
-Gv:Thơm đã có hành động như thế nào khi Thái, Cửu chạy vào nhà?
-Gv:Qua phân tích cho thấy nhân vật Thơm là người như thế nào?
-Gv:Bằng thủ pháp nào, tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y? Đó là bản chất gì?
-Gv:Qua đó cho thấy Ngọc là người như thế nào?
-Gv:Những nét nổi rõ trong tình cảm của Thái, Cửu là gì?
-Gv:Qua hai nhân vật này cho thấy những chiến sĩ cách mạng như thế nào?
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả:
-Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960),quê ở Hà Nội
-Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
2/Tác phẩm:
-Kịch :là một trong ba loại hình văn hoá thuộc nghệ thuật sân khấu.
II/Tìm hiểu văn bản
1/Nhân vật Thơm
-Hoàn cảnh :
+Cha, em : hy sinh
+Mẹ : bỏ đi
-Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng)
+Sống an nhàn được nuông chiều
-Tâm trạng:luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
+Băn khoăn nghi ngờ chồng làm Việt gian
+Tìm cách dò xét
+Cố nín chút hy vọng về chồng
-Hành động:
+Che dấu Thái, Cửu trong buồng nhà mình
+Khôn ngoan che mắt Ngọc để bảo vệ hai chiến sĩ cách mạng.
=>Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã chuyển biến thái độ đứng hẳn về phía cách mạng.
2/Nhân vật Ngọc
-Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài 
->Làm tay sai cho giặc
=>Tên Việt gian bán nước đáng khinh
3/Nhân vật Thái, Cửu
-Thái:bình tĩnh, sáng suốt
-Cửu:hăng hái, nóng nảy
=>Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành với tổ quốc, cách mạng, đất nước
4/Củng cố:
5/Dặn dò :Về học bài,chuẩn bị bài Tổng kết Tập làm văn
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Ôn, nắm vững các kiểu văn bản đã học
-Phân biệt các kiểu văn bản và thể loại văn học
2/Kỹ năng
	-Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
	-Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
I/Hệ thống các kiểu văn bản
STT
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Ví dụ về hình thức văn bản
1
Văn bản tự sự
-Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả
-Mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ
-Bản tin báo chí
-Bản tường thuật, tường trình
-Lịch sử
-Tác phẩm văn học
2
Văn bản miêu tả
-Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng
-Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật
-Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm
3
Văn biểu cảm
-Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm,cảm xúc của con người, tự nhiên,xã hội, sự vật
-Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
4
Văn bản thuyết minh
-Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích giúp người đọc có tri thức
-Thuyết minh sản phẩm
-Giới thiệu di tích
5
Văn bản nghị luận
-Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người với thiên nhiên, xã hội qua luận điểm
-Cáo, hịch, chiếu, biểu
-Xã luận, bình luận
-Sách lý luận
6
Văn bản điều hành
-Trình bày theo mẫu chung
-Đơn từ, báo cáo, đề nghị , biên bản, tường trình
-Gv:So sánh tự sự khác miêu tả ở chỗ nào?
-Gv:Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
-Gv:Nghị luận khác điều hành như thế nào?
-Gv:Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
-Gv:Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
II/So sánh các kiểu văn bản
1/Sự khác biệt các kiểu văn bản
-Tự sự:Trình bày sự việc
-Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật hiện tượng, tái hiện đặc điểm của chúng
-Thuyết minh:Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan
-Biểu cảm:Cảm xúc
-Nghị luận:Bày tỏ quan điểm
-Điều hành:hành chính
4/Củng cố:
5/Dặn dò : Về học bài, chuẩn bị bài Tổng kết Tập làm văn (tt).

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc