Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146 đến 150 - Năm học 2013-2014

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146 đến 150 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146 đến 150 - Năm học 2013-2014
TUẦN 31
Tiết
Tên bài dạy
146
Trả bài làm văn số 7 
147
Biên bản
148
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
149,150
Tổng kết về ngữ pháp 
Ngày soạn: 28/3/2014
Ngày dạy : 31/3/2014 – 4/4/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/Mục tiêu cần đạt
-Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung, hình thức trong bài viết.
-Thấy được phương thức, khắc phục và sửa chữa.
-Ôn lại kiến thức về lý thuyết và kỹ năng
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs:Nhắc lại đề bài
-Gv: Đề bài trên viết theo thể loại nào?
-Gv:Nêu bố cục bài văn nghị luận tác phẩm văn học?
-Gv:Với bài thơ trên, nội dung thể hiện cụ thể từng phần như thế nào?
-Hs: Đọc bài làm văn của mình.
-Gv:Sửa chữa các lỗi mà học sinh mắc phải trong bài làm?
-Hs:Sửa chữa trong bài của mình
-Gv:Nhận xét chung bài làm của học sinh.
-Gv:Nêu một số bài tốt
-Gv:Nhận xét sửa chữa một số bài kém
-Gv: đọc bài tốt nhất
III/Trả bài
IV/Chữa lỗi
-Từ,câu
-Diễn đạt
-Chính tả
V/Nhận xét chung và tổng kết
Câu 1(2 điểm):
- Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài.
 Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau
Câu 2(8 điểm):
*/Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
*Yêu cầu:Bài làm cần phải có yếu tố nghị luận.
a.Mở bài:
Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác
b.Thân bài:
- Mở đầu bài thơ, không gian cảnh vật bên ngoài lăng
-Suy nghĩ về cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng
- Suy nghĩ về cảm xúc đã vào trong lăng.
-Suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ.
c.Kết bài:
-Nêu suy nghĩ chung về bài thơ
-Khẳng định giá trị bài thơ
4/Củng cố:Nhắc lại những lỗi cơ bản cần khắc phục
5/Dặn dò :Về xem lại bài viết của mình, sửa chữa những lỗi cơ bản.
	 Soạn bài: Biên bản
BIÊN BẢN
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống
-Nắm được cách thức viết biên bản
2/Kỹ năng
	-Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nôi dung ghi bảng
-Hs: Đọc biên bản sgk
-Gv:Hai biên bản trên viết để làm gì?
-Gv:Cụ thể mỗi văn bản ghi chép sự việc gì?
-Gv:Biên bản 1 ghi lại sự việc gì?
-Gv:Biên bản 2 ghi lại sự việc gì?
-Gv:Biên bản cần đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
 Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể; ghi chép trung thực đầy đủ.
-Hs: Đọc lại biên bản 1
-Gv: Biên bản trên gồm có những mục nào? Các mục đó được sắp xếp như thế nào?
-Gv: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?
-Gv: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì?
-Gv: Phần kết biên bản gồm những mục nào?
-Gv: Lời văn ghi biên bản phải như thế nào?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv: Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì?
-Gv: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên biên bản trình bày như thế nào? Khoảng cách giữa các mục trong biên bản như thế nào? Các kết quả trình bày số liệu như thế nào?
-Gv: Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai biên bản trtên?
 Giống nhau về cách trình bày và các mục cơ bản. Khác nhau về nội dung cụ thể.
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Hãy cho biết các tình huống viết biên bản?
I/Đặc diểm của biên bản
1/Đọc các biên bản (SGK) :
-Biên bản 1
-Biên bản 2
2/Nhận xét
a)Mục đích:
-Ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
-Biên bản 1: Đại hội chi đội
-Biên bản 2:Trả lại phương tiện
b)Yêu cầu:
-Nội dung: Cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
-Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
II/Cách viết biên bản
1/Mở đầu
2/Phần nội dung
3/Phần kết
*Ghi nhớ: (SGK)
III/Luyện tập
1/Lựa chọn tình huống viết biên bản
-Ghi lại diễn biến và kết quả của đại hội chi đội
-Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
-Nghiệm thu phòng thí nghiệm
4/Củng cố: Những điều lưu ý khi viết biên bản
5/Dặn dò : Về học bài, soạn bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Hiểu sâu, hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang.
-Giáo dục tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ.
2/Kỹ năng
	-Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Nêu những chi tiết kể về cuộc sống, hoàn cảnh chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong?
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
-Gv:Hãy cho biết thời gian sáng tác truyện?
-Gv:Hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
+Phần 1:Mở đầu
+Phần 2:Trang phục của Rô-bin-xơn
+Phần 3:Trang bị của Rô-bin-xơn
+Phần 4:Diện mạo của Rô-bin-xơn
-Gv: Đoạn trích là bức chân dung tự họa của ai?
-Gv:Trang phục của Rô-bin-xơn được miêu tả như thế nào?(mũ, áo, quần, đôi ủng)
-Gv:Trang bị của Rô-bin-xơn gồm có những gì?
-Gv:Diện mạo của Rô-bin-xơn được miêu tả như thế nào?
-Gv:Em nhận xét về trang phục, diện mạo của Rô-bin-xơn như thế nào?
 Kỳ dị, lạ lùng, nực cười
-Gv:Em hiểu gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn qua bức chân dung tự hoạ?
 Cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn.
-Gv:Mặc dù vậy, khi khắc họa bức chân dung tự họa của mình Rô-bin-xơn có lời nào than phiền không? Không
-Gv:Qua đó chứng tỏ tinh thần của Rô-bin-xơn như thế nào?
-Gv:Qua phân tích em nhận xét cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn như thế nào?
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
- Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn nổi tiếng ở Anh.
2/Tác phẩm:
-Viết năm 1719
-Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.
II/Tìm hiểu văn bản:
*Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn
1/Trang phục:
-Mũ làm bằng da dê
-Áo bằng da dê dài chừng hai bắp đùi
-Quần loe bằng da dê
-Tự tạo đôi ủng
2/Trang bị:
-Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng thuốc đạn, dù, súng
3/Diện mạo:
-Không đến nỗi đen cháy
-Râu ria cắt theo kiểu hồi giáo
=>Cuộc sống vô cùng khó khăn song Rô-bin-xơn vẫn bất chấp khó khăn gian khổ, lạc quan, yêu đời.
4/Củng cố: Nêu những chi tiết giới thiệu về Rô-bin-xơn?
5/Dặn dò : Về học bài, chuẩn bị bài “Tổng kết ngữ pháp”
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về từ loại. Thực hành nhận diện 3 từ loại lớn: Danh từ, Động từ,Tính từ.
-Hệ thống hoá về cụm từ chính phụ với 3 kiểu:Cụm danh từ, Cụm động từ, Cụm tính từ.
2/Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng thực hành nhận biết
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Kẻ bảng
-Gv: Trong các từ in đậm trên, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
-Hs: Lên bảng trình bày
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Hãy điền thêm các từ vào trước những từ thích hợp trong ba cột trên?
Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào?
-Gv: Hãy cho biết danh từ, động từ, tính từ có thể đứng sau những từ nào?
-Gv: kẻ bảng mẫu
-Gv: Hãy điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống.
-Hs: Đọc bài tập 5
-Gv: Những từ in đậm trên thuộc từ loại nào? Chúng được dùng như từ loại nào?
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv:Kẻ bảng
-Gv:Hãy xếp các từ in đậm trong những câu trên vào cột thích hợp.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
ba
một
năm
tôi
bao nhiêu
bao giờ
cả
những
ấy
bấy giờ
-Gv:Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv:Tìm phần trung tâm các cụm danh từ in đậm? Chỉ ra các dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv:Tìm phần trung tâm của các từ in đậm? Chỉ ra các dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv:Tìm phần trung tâm của các từ in đậm? Chỉ ra yếu tố phụ đi kèm với nó?
-Gv:Hãy điền các cụm danh từ, động từ, tính từ vào bảng phân loại?
A/Hệ thống từ loại tiếng Việt
I/Danh từ, Động từ,Tính từ
1/Xếp các từ loại theo cột
Danh từ
Động từ
Tính từ
Lần
Cái lăng
Làng
Ông giáo
Đọc
Nghĩ ngợi
Phục dịch
Đập
Hay
Đột ngột
Sung sướng
Phải
2/Điền từ, xác định từ loại
Rất hay
Đã đọc
Một lần
Vừa nghĩ ngợi
Những cái (lăng)
Hãy phục dịch
Cái làng
Đã đập
Rất đột ngột
Một ông giáo
Rất phải
Rất sung sướng
3/Xác định vị trí các danh từ, động từ, tính từ:
4/Bảng tổng kết
Ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp
 về phía
 sau
5/Các từ thuộc từ loại
II/Các từ loại khác
1/Xếp từ theo cột
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán
từ
Đã
mới
đang
ở
trong
nhưng
như
chỉ
ngay
chỉ
hả
trời
ơi
2/Từ tạo câu nghi vấn
-Từ : đâu, hả
III/Phân loại cụm từ
1/Thành tố chính là danh từ
Ảnh hưởng, nhân cách, lối sống
Ngày
Tiếng cười nói
2/Thành tố chính là động từ
Đến, chạy xô, ôm chặt
Lên
3/Thành tố chính là tính từ
Việt Nam, bình dị, phương Đông
Êm ả
Phức tạp, phong phú, sâu sắc
4/Xếp theo bảng
Cụm D từ
Cụm Đ từ
Cụm T từ
-Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
-Một nhân cách
-Đã đến gần anh
-Sẽ chạy xô vào lòng anh
-Rất bình dị
-Rất Việt Nam
-Rất phương Đông
III/Cấu tạo của cụm từ
Bài tập
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Cụm danh từ
Tất cả những
ảnh hưởng
Tiếng cười nói
lối sống
quốc tế đó
xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy
rất bình dị, rất Việt Nam rất phương Đông
Cụm động từ
Đã
vừa 
sẽ
đến
lên 
ôm chặt
gần anh
cải chính
lấy cổ anh
Cụm tính từ
rất
sẽ
không
hiện đại
phức tạp
êm ả
hơn
4/Củng cố: Nắm vững kiến thức về danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
5/Dặn dò :Về học bài, xem trước bài luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc