Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 23
Tiết
Tên bài dạy
85
Ngắm trăng, Đi đường
86
Câu cảm thán
87,88
Viết bài Tập làm văn số 5
Ngày soạn: 16/01/2011
Ngày dạy : 17/01/2011 – 22/01/2011
NGẮM TRĂNG
 Hồ Chí Minh
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Bước đầu hiểu được thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
-Cảm nhận được tình yêu thuên nhiên đặc biệt sâu đậm của Bác dù trong hoàn cảnh ngục tù. người vẫn mở hồn ra tìm cảnh giao hoà với vần trăng ngoài trời. 
-Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
2/Kỹ năng
	-Phân tích được một số nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm
II/Tiến trình dạy và học 
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Đọc bài thơ “Tức cảnh PácBó”.Phân tích bài thơ
3/Giới thiệu bài:Bài thơ “Tức cảnh PácBó” thể hiện lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.Nhân cách cao quý ấy được thể hiện trong suốt quãng đường hoạth động cách mạng của Bác.Nhất là trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm ở Trung Quốc. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiép tinh thần ấy qua bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Em hãy giới thệu tiểu sử HCM?
-Gv:Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
 NKTT gồm 33 bài, phần lớn viết bằng chữ Hán
-Gv:Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
-Gv:Bài thơ được viết theo thể loại nào?
 Thất ngôn tứ tuyệt
-Hs: Đọc văn bản(phiên âm, dịch thơ)
-Gv:Hãy cho biết Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?
-Gv:Tại sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”?
 Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thương đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, có hoa, có rượu thì sự ngắm trăng mới thú vị 
-Hs: đọc câu thơ thứ 2
-Gv:Câu thơ thứ 2 thể hiện tâm trạng gì của Bác?
 Xốn xang, bối rối câu thơ cho thấy tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Bác. Mà trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự vì vậy càng bức rức, bối rối.
-Gv:Hai câu thơ đầu thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn của Bác trước cảnh trăng đẹp?
-Hs: đọc 2 câu thơ cuối
-Gv:Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” (và thi gia), “minh” (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý?
 Cấu trúc cân đối sự sắp xếp các từ:nhân, nguyệt; nguyệt thi gia tạo nên sự cân xứng
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả:(sgk)
2/Tác phẩm:
-Xuất xứ:Trích trong tập ‘Nhật kí trong tù”
-Bài thơ viết trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc.
II/Tìm hiểu văn bản
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
->Tâm hồn yêu thiên nhiên,rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
4/Củng cố - dặn dò: Học thuộc bài thơ. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong bài.
ĐI ĐƯỜNG
 Hồ Chí Minh
I/mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Tâm hồ giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
-Hiểu được ý nghĩ tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cánh mạng.
-Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật cuat bài thơ:rất bình dị mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
2/Kỹ năng
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv:Trong thời gian bị bắt Bác bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác khắp 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.Mỗi lần giải đi là một lần gian khổ.Trên những con đường giải đi này, Bác ghi lại bằng nhiều bài thơ.
-Hs: Đọc bài(phiên âm,dịch thơ)
-Gv:Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật gì?
-Gv:Các điệp từ:Tẩu lộ, trùng san được sử dụng trong hai câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh điều gì?
-Gv:Hai câu thơ trên có hai lớp nghĩa, em hãy cho biết đó là những lớp nghĩa nào?
 Mọi gian lao đều đã kết thúc, người đi đường lên tới đỉnh, người đi đường đứng trên điểm cao tột cùng.
 Câu thơ gợi ra hình ảnh con đường cách mạng, người chiến sĩ cách mạng sau khi trãi qua gian khổ hy sinh và thấp thoáng vương tới đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ 
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả: sgk
2/Tác phẩm
II/Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
=>Điệp từ: Tẩu lộ, trùng san -> Nỗi gian lao vất vả của người đi đường.
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
=>đi đường càng khó khăn thì việc đến đích là niềm vui sường đặc biệt. đó là hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ khi trãi qua gian khổ sẽ vươn đến đỉnh cao thắng lợi.
4/Củng cố - dặn dò: Về học 2 bài thơ, chuẩn bị cho bài viết số 5
CÂU CẢM THÁN
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm thán đã học ở tiểu học
	-Nắm được đặt điểm tvaf chức năng của loại câu
2/Kỹ năng
	-Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản
	-Sử dụng câu cảm thán
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs:Đọc ví dụ
-Gv:Hãy xác định câu cảm thán trong ví dụ trên
-Gv:Dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
-Gv:Các em đã học câu nghi vấn, câu cầu khiến cũng có chức năng bộc lộ cảm xúc, vậy muốn phân biệt câu nghi vấn câu, cảm thán ta dựa vào đâu?
-Hs: Lấy ví dụ
-Hs:Đọc bàif tập 1
-Gv:Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau đây có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
Hs:Đọc bài tập 2
-Gv:Phân tích tình cảm , cảm xúc được thể hiện trong những đoạn trích trên? Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không?
-GvĐặt hai câu cảm thán để bộc lộ tình cảm, cảm xúc?
I/Đặt điểm và chức năng
1/Ví dụ: a, b, c
*Câu cảm thán
-Ôi ! Thật 
-Hỡi ơi Lão Hạc !
-Than ôi !
=>Bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết
* Ghi nhớ : sgk
II/Luyện tập
1/Xác định câu cảm thán: Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay ! Hỡi ơi ! Chao ôi ! 
-Không phải tất cả những câu trong đoạn trích trên đều là câu cảm thán vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán
2/Tất cả các câu trong phầ này đều bộc lộ tình cảm cảm xúc
a)Lời than thở của những người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b)Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c)Tâm trạng bế tắt của nhà thơ trước cuộc sống.
d)Sự ân hận của Dê Mèn trước cái chết thảm thương oan ức của Dế Choắt.
=>Tuy bộc lộ tình cảm cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán.Vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
3/Đặt hai câu cảm thán
-Mẹ ơi, tình yêu của mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao !
-Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh !
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I/mục tiêu cần đạt
-Tổng kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Đề bài: Em hãy giới thiệu một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
*Yêu cầu làm bài: 
-Thể loại: Thuyết minh
-Yêu cầu: Giới thiệu trò chơi
Mở bài:
-Giới thiệu khái quát trò chơi
*Thân bài:
-Số người chơi, dụng cụ chơi
-Luật chơi(thắng, thua, phạm luật)
-Yêu cầu đối với trò chơi.
*Kết bài:
-Ích lợi của trò chơi( giúp chúng ta giải trí, vận động, nhanh nhẹn)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc