Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 129 đến 132 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 129 đến 132 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 129 đến 132 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 34
Tiết
Tên bài dạy
129
Kiểm tra Tiếng Việt
130,131
Tổng kết phần Văn
132
Trả bài viết số 7-trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 17/4/2011
Ngày dạy:18/4/2011- 23/4/2011
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Giúp Hs nắm vững nội dung về các kiểu câu :Nghi vấn, cảm thán, trần thuật,cầu khiến, phủ định..
-Trật tự từ trong câu.
2/Kỹ năng
	-Nhận ra được các kiểu câu, viết được đoạn văn có các kiểu câu như trên.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định:
2/Phát đề
II/Xây dựng ma trận
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu nghivấn
Câu 1
(3)
Câu cầu khiến
Câu 2
Câu3
Câu cảm thán
Câu7
Câu 5
Câu trần thuật
Câu4
Câu phủ định
Câu 6
Hành động nói
Câu1
Câu2
từ địa phương
Câu 8
Công số câu
Tổng số điểm
4
2 điểm
8
4 điểm
TRƯỜNG THCS Hoàng Hoa Thám KIỂM TRA GIỮA KỲ II 
Họ và tên : . Môn :Tiếng Việt
Lớp :  Thời gian : 45 phút
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I/Phần I:Trắc nghiệm (5 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong các câu sau ,câu nào không phải là câu nghi vấn?
a. Cái áo này cũ lắm không? 	b. Cái áo này mới lắm không?	
c. Cái áo này mới lắm chưa?	 	d. Cái áo này cũ lắm chưa?
Câu 2: Trong câu nghi vấn “Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?”dùng để làm gì?
a. Cầu khiến 	 	b. Khẳng định
c. Phủ định 	d. Bộc lộ tình cảm,cảm xúc
Câu 3: Trong câu cầu khiến “Ông giáo hút trước đi” từ nào dưới đây là từ cầu khiến?
a. Ông giáo 	b. Hút	c. Trước	d. Đi	
Câu 4: Trong câu cảm thán “Hỡi cảnh rừng ghê gớm củ ta ơi!”từ nào dưới đây là từ cảm thán
a. Hỡi	b. Ơi	c. Hỡi ơi 	d. Ghê gớm
Câu 5: Trong câu trần thuật “Thế rồi Dế Choắt tắt thở”chức năng dùng để làm gì?
a. Để kể 	 	b. Để thông báo
c. Để nhận định 	 	d. Để miêu tả
Câu 6: Trong các câu sau,câu nào là câu phủ định
a. Đẹp gì mà đẹp!	b. Làm gì có chuyện đó
c. Bài thơ thơ này mà hay à?	d. Nó chẳng đến đâu!
Câu 7: Trong câu “Này,bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn”có kiều hành động nói là:
a. Cầu khiến	b. Khuyên bảo
c. Đe doạ	d. Nêu ý kiến
Câu 8: Câu “Bây giờ,chúng tôi không cần đến các anh nữa,cút đi!”là: 
a. Câu trần thuật	 	b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến 	d. Câu cảm thán
Câu 9: Câu “U nó không được thế!”thuộc kiểu câu gì?
a. Câu trần thuật	 	b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến 	d. Câu cảm thán
Câu 10:Từ nào dưới đây là từ địa phương?
a. U 	b. Vợ 	c. Anh 	d. Chị
II/Phần II:Tự luận ( 7 diểm):
Câu 1 (1 điểm) :Em hãy đặt một câu cầu khiến và một câu cảm thán
Câu 2 ( 3 điểm): Em hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 15 câu (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dung câu cầu khiến và câu cảm thán (ghạch chân dưới câu cầu khiến và câu cảm thán đó)
Câu 3 ( 3 điểm): Hãy thuật lại một cuộc hội thoại mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia và chỉ vai xã hội trong vai hội thoại của những người tham gia trong cuộc thoại đó
IV/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Giáo viên giao đề:
4/Đáp án,biểu điểm:
I/Phần I:Trắc nghiệm (3 điểm)
-Đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
c
b
b
c
II/Phần II:Tự luận (7 điểm)
Câu 1:Học sinh xác định các từ loại mỗi từ loại được: 0,25 điểm
-Đá1: Động từ, Đá2: Danh từ, Đá3: Danh từ, Đá4: Danh từ, Đá5: Động từ
Câu 2: Học sinh viết đoạn văn
-Đoạn văn có nội dung hay (0,5 điểm)
-Có hai lời dẫn,mỗi lời dẫn (0,5 điểm)
IV/Củng cố-Dặn dò:
Về nhà học bài để chuẩn bị thi học kỳ
TỔNG KẾT PHẦN VĂN(tt)
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Bước đầu củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học,khắc sâu những kiến thức cơ bảncủa những văn bản nghị luận ,nắm chắc hơn đặc trưng thể loại ,nội dung nghệ thuật.
-Một số khái niệm liên quan đến đọc-hiểu văn bản như chiếu,hịch ,cáo
2/Kĩ năng:
-Khái quát,hệ thống hóa ,so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại 
-Nhận diện và phân tích luận điểm ,luận cứ trong các văn bản đã học 
II/Tiến trình dạy và học
 1/Ổn định :
 2/Bài cũ:Kiểm tra vở soạn 
 3/Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
-GV:Qua các văn bản “Chiếu dời đô,HTS,NĐVT,BLVPH,TM”Hãy cho biết thế nào là văn bản nghị luận?
-GV:Em thấy văn bản nghị luận trung đại (Chiếu Dời Đô,HTS,NĐVT,BLVPH,TM)có nét gì khác biếto với văn nghị luận hiện đại (TM và các văn bản ở lớp 7)?
-(Hình ảnh ước lệ ,câu văn biền ngẫu:HTS,NĐVT)
Tư tưởng thiên mệnh:Chiếu dời Đô
Dù có nhiều nét khác nhau,các văn bản đó đều là văn nghị luận ,tức là đều có đặc trưng thể loại nghị luận )
-GV:Hãy chứng minh các văn bản nghị luận trong bài:Chiếu dời đô,HTS,NĐVT,BLVPH,TM) đều được viết có lí có tình,có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?
-Có lý:Tức là luận điểm xác đáng,lập luận chặt chẽ
-Có tình:là có cảm xúc (Có thể là thái độ ,niềm tin ,khác vọng của tác giả gởi gắm vào tác phẩm)
-Có chứng cứ :Là có sự thật hiển nhiên , để khẳng định luận điểm
-GV:Hãy nêu những nét giống và khác nhau cơ bản giữa nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của văn bản CDD,HTS,NĐVT?
-GV:Về hình thức 3 văn bản trên có gì khác ?
-GV:Vì sao Bình Ngô Đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN khi đó ?
-GV:So với bài Sông núi nước Nam Được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta , ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới?
3/Văn bản nghị luận 
Văn bản nghị luận là dùng lí lẽ ,dẫn chứng và bằng cách lập luận như thuyết phục nhận thức của người đọc –Các văn bản nghị luận Trung đại 
-Từ ngữ cổ,cách diễn đạt cổ,hình ảnh ước lệ câu văn biền ngẫu,sóng đôi nhịp nhàng
-Dùng nhiều điễn tích điễn cố
-Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại :Tư tưởng thiên mệnh
-Các văn bản nghị luận hiện đại viết giản dị ,câu văn gần lời nói thường,gần đời sống hơn
4/Các câu văn đếu có lí có tình,có chứng cứ
-Chiếu dời đô:
Nêu sử sách làm tiền đề
Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều Đinh –Lê
Khẳng định thành Đại La là đất tốt để chọn làm kinh đô
5/So sánh nội dung tư tưởng
a/Về nội dung tư tưởng
*Giống nhau: Đều thể hiện niềm tự hào dân tộc ,tinh thần yêu nước 
*Khác nhau:
-Chiếu dời đô:Thể hiện khát vọng đất nước, ý chí tự cường dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh
-Hịch tướng sĩ:Thể hiệnlòng cănm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẽ thù xâm lược 
-Nước Đại Việt ta: Ý thức sâu sắc đầy tự hào về đất nước VN độc lập 
b/Về hình thức 
-Khác :Chiếu ,Hịch ,Cáo
6/Giải thích :
-Bình Ngô Đại Cáo được coi là một bản tuyên ngôn độc lập vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam một nước có độc lập
-Bình Ngô Đại Cáo ngoài yếu tố chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc còn mở rộng ý nghĩa là nền văn hiến lâu đời ,phong tục tập quán riêng ,truyền thống lịch sử anh hùng
4/Củng cố-Dặn dò:Về nhà học bài , ôn tập để chuẩn bị thi học kì
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7-TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt:
-Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh ,giải thích về sử dụng từ ngữ , đặt câu..và đưa các yếu tố tự sự,miêu tả vào bài văn nghị luận 
-Đánh giá trình độ làm bài làm văn của bản thân
II/Tiến trình dạy và học:
1/Ổn định :
2/Kiểm tra bài
3/Bài mới
a/Nhận xét
-Đây là bài TLV nhìn chung các em đã nắm được yêu cầu của đề bài phần lớn các em làm rất tốt 
-Các em đã làm bài viết đúng thể loại chứng minh 
Nhiều bài viết đã nêu lên được tác hại của việc đọc sách 
-Các em đã lấy được dẫn chứng văn học để chứng minh cho các luận điểm
-Bài viết có sự kết hợp đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
-Nhiều bài viết lấy dẫn chứng khá hay,luận chứng đưa ra xác thực ,hấp dẫn người đọc
Còn bài TV các em đã làm đúng phần trắc nghiệm đa số các em đã làm tốt ,lấy điểm tối đa
*Tồn tại cả 2 bài 
-Nhiều bài chưa đi sâu vào việc chứng minh viết bài còn lan man không tập trung
-Dẫn chứng trong các bài viết còn nghèo nàn,chưa thuyết phục 
-Có một số bài lấy dẫn chứng không thuyết phục ,không phù hợp với yêu cầu của đề bài
-Một số em viết quá sơ sài,bài viết quá lủng củng,sai lỗi chính tả quá nhiều
-Một số bài viết quá cẩu thả
-Một số bài viết lạc đề,sai đề
4/Củng cố-Dặn dò:Về nhà xem lại bài để rút kinh nghiệm lần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc