TUẦN 33 Tiết Tên bài dạy 125 Tổng kết phần Văn 126 Ôn tập Tiếng Việt 127 Văn bản tường trình 128 Luyện tập văn bản tường trình Ngày soạn:10/4/2011 Ngày dạy:11/4/2011-16/4/2011 TỔNG KẾT PHẦN VĂN I/Mục tiêu cần đạt: 1/Kiến thức: -Sự đổi mới thơ Việt nam từ đầu thế kỉ xx đến 1945 trên các phương diện thể loại ,đề tài,chủ đề ,ngôn ngữ. -Bước đầu củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học SGK 8 ,khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu -Sơ giản về thể loại thơ Đường luật,thơ mới . 2/Kĩ năng: -Khái quát ,hệ thống hóa ,so sánh ,đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. -Cảm thụ phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học. II/Tiến trình dạy và học: 1/Ổn định: 2/Bài cũ: Sự chuẩn bị làm bài tập trả lời câu hỏi SGK 3/Bài mới: 1/Lập bảng thống kê Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung Vào nhà ngục quảng đông cảm tác Phan Bội Châu Thơ Thất ngôn bát cú Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường,bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của tác giả Đập đá ở côn lôn Phan châu Trinh Thất ngôn bát cú Hình tượng đẹp lẫm liệt,ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan vẫn không sờn lòng, đổi chí Muốn làm thằng cuội Tản Đà Thất ngôn bát cú Đường luật Tâm sự của Tản Đà,bất hoài sâu sắc với thực tại tầm thường,xấu xa muốn thoát ly với mộng tưởng Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải song thất lục bát Tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và khích lệ lòng yêu nước , ý chí cứu nước của đồng bào Nhớ rừng Thế Lữ Thơ tự do Niềm khát khao tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của tá giả được diễn tả qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú Ông đồ Vũ Đình Liên Quê hương Tế Hanh Thơ tự do Vẻ đẹp của bức tranh làng quê và tình yêu quê hương trong sáng, thiết tha của nhà thơ Khi con tu hú Tố Hữu Lục bát Lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh Tứ tuyệt Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cáhc mạng đầy gian khổ. Ngắm trăng Hồ Chí Minh Tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Đi đường Hồ Chí Minh Tứ tuyệt Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đời thường: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới tháng lợi vẻ vang. Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Nghị luận trung đại(chiếu) Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Nghị luận trung đại(hịch) Lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nước Đại Việt Nguyễn Trãi Nghị luận trung đại(cáo) Bản tuyên ngôn độc lập:nước ta là đát nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Nghị luận trung đại(tấu) Việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học, học rộng nhưng nắm gọn, học đi đôi với hành. Thuế máu Nguyễn Ái Quốc Nghị luận hiện đại Vạch trần chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hy sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tàn khốc. 2/Sự khác nhau về hình thức nghệ thuật giữa hai bài 15,16 và bài 18,19 Hai bài 15,16 là hai bài thơ được chia theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật Hai bài thơ 18,19 là hai bài thơ thuộc phong trào thơ mới.đó là thể thơ tự do ,tự do trong số câu,số chữ,không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp thơ cổ điển 4/Củng cố - dặn dò:Về nhà chuẩn bị phần ôn tập tt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I/Mục tiêu cần đạt: 1/Kiến thức: -Học sinh nắm được các kiểu câu:trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. -Các kiểu hành động nói:trình bày điều khiển, hứa hẹn, cảm xúc -Lựa chọn trật tự từ trong câu. 2/Kĩ năng: -Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thể hiện những mục đích giao tiếp khác nhau -Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Để nắm vững về tổ chức ngữ pháp về sử dụng câu, về cấu tạo câu. Hôm nay các em sẽ ôn tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc các câu trong đonạ văn. -Gv:Hãy cho biết các câu trên thuộc kiểu câu nào trong các câu:nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định?-Gv:Dựa vào nội dung của câu 2(bài tập 1).Hãy đặt một câu nghi vấn. -Gv:Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong các từ:vui, buồn, đẹp, hay? -Hs: Đọc bài tập 4 -Gv:Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn? -Gv:Câu nào trong những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi?Nó dùng để làm gì? -Gv:Hãy xác định hành động nói đã cho theo bảng I/Kiểu câu: nghi vấn ,cầu khiến,cảm thán,trần thuật,phủ định 1/Các câu sau thuộc kiểu câu nào. Câu 1:Là câu trần thuật ghép,có một vế là dạng phủ định Câu 2:là câu trần thuật đơn Câu 3 là câu trần thuật ghép,vế sau có một vị ngữ phủ định 2/Đặt các câu nghi vấn Cái bản tính.che lấp mất không? 3/Đặt câu cảm thán Vỡ kịch này hay quá! 4/Đọc đoạn trích a/Câu trần thuật là các câu 1,3,6 Câu cầu khiến là câu 4 -Câu nghi vấn là câu:2,5,7 b/Câu 7 là câu nghi vấn dùng để hỏi,vì đó là nổi băn khoăn cần giải đáp c/Các câu nghi vấn 2,5 không dùng để hỏi -câu 2 dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên -Câu 5 dùng để giải thích cho đề nghị ở câu 4 II/Hành động nói STT Câu đã cho Hành động nói 1 2 3 4 5 6 7 Tôi bật cười bảo lão: Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhị đói mà để tiền lại? Không ông giáo a! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo? -Hành động kể trình bày Bộc lộ cảm xúc Hành động nhận định Đề nghị(Kiểu điều khiển) Giải thích thêm ý của câu Phủ định bác bỏ Hành động hỏi 2/Xếp các câu trên(bt1) vào bảng tổng kết theo mẩu HS: về nhà kẻ vào 3/Hãy viết một vài câu a/Tôi xin cam kết từ nay không đua xe nữa Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa. b/Tôi xin hứa từ nay sẽ không vi phạm trong học tập nữa . III/Lựa chọn trật tự từ trong câu 1/Giải thích lí do sắp xếp:Các trạng thái hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo trình tự xuất hiện và thực hiện : đầu tiên là trạng thái kinh ngạc,sau đó là mừng rỡ ,cuối cùng là về tâu vua 2/Tác dụng a/Nối kết câu b/Nhấn mạnh đề tài câu nói. 3/Câu a có tính nhạc hơn,vì từ man mác được đưa lểntước cụm từ khúc nhạc đồng quê. 4/Củng cố dặn dò:Về nhà làm các bài tập còn lại,xem bài mới VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I/Mục tiêu cần đạt: 1/Kiến thức: -Hiểu được các trường hợp cần viết văn bản tường trình -Nắm được các đặc điểm của văn bản tường trình -Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách 2/Kĩ năng -Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác -Tái hiện lại một sự viếc trong văn bản tường trình. II/Tiến trình dạy và học: 1/Ổn định: 2/Kiểm tra bài : 3/Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng -HS: Đọc các văn bản -GV:Trong các văn bản trên ai là người phải viết văn bản tường trình? Viết cho ai? --GV:Bản tường trình viết ra nhằm mục đích gì? GV:Nội dung và thể thức trình bày có gì đáng chú ý? (nội dung và thể thức bản tường trình đúng theo thể thưc của một văn bản tường trình) -GV:Người viết bản tường trình phải có thái độ như thế nàođói với sự việc tường trình? -GV:Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trìnhtrong học tập và sinh hoạt ở trường? (Đi học muộn cần tường trình lí do, đánh nhau vớ một bạn lớp khác) -HS: Đọc các tình huống -GV:Trong các tình huống trên tình huống nào cần viết bản tường trình? (Tình huống(e) không cần,tình huống(d)tuy tài sản bị mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an) -GV:Một văn bản tường trình cần có những mục nào? -GV:Phần mở đầu gồm những mục nào?Nội dung có những mục nào?... -HS: Đọc lưu ý,ghi nhớ SGK I/Đặc điểm của văn bản tường trình 1/Các văn bản 2/Nhận xét -Người viết là 2 em HS -Viết cho cô giáo dạy Văn và thầy Hiệu trưởng -Viết nhằm mục đích trình bày lại các sự việc xãy ra và đề nghị xem xét giải quyết -Người viết cần có thái độ trung thực,khách quan,trình bày chính xác sự việc. II/Cách làm văn bản tường trình 1/Tình huống cần viết văn bản tường trình Tình huống(a),(b) phải làm tường trình 2/Cách làm văn bản tường trình a/Thể thức mở đầu b/Nội dung c/Thể thức kết thúc 3/Lưu ý Ghi nhớ :SGK 4/Củng cố -Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị luyện tập văn bản tường trình LUYỆN TẬP VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I/Mục tiêu cần đạt: 1/Kiến thức: -Ôn lại những kiến thức về văn bản tường trình:Mục đích,yêu cầu,cấu tạo của văn bản tường trình -Nâng cao năng lực viết văn bản tường trình cho HS 2/Kĩ năng: Nhận biết rõ hơn tình huống làm văn bản tường trình -Quan sát và nắm được trình tự sự việc để tường trình. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định: 2/Bài cũ:Nêu đặc điểm của van bản tường trình? 3/Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng -GV:Mục đích viết bản tường trình là gì? -GV:Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? (Khác:Văn bản báo cáo là tổng hợp trình bàyvề tình hình sự việc và kết quả đã đạt đượccủa cá nhân hay tập thể ,nội dung phải đầy đủ các mục Văn bản tường trình là trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xãy ra gây hậu quả cần phải xem xét.Nội dung tuân thủ các mục quy định đối với một văn bản tường trình.) -GV:Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình?Những mục nào không thể thiếu trong văn bản tường trình?Phần nội dung tường trình cần như thế nào? -HS: Đọc các tình huống. -GV:Chỉ ra những chổ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống trên? -GV:Hãy nêu tình huống thường gặp trong cuộc sống phải làm văn bản tường trình?(Đi học muộn,đánh nhau) II/Ôn tập lí thuyết 1/Mục đích viết văn bản tường trình là để trình bày lại sự việc xãy ra gây hậu quả cần phải xem xét 2/Bố cục của văn bản tường trình a/Thể thức -Quốc hiệu,tiêu ngữ -Địa điểm,thời gian làm tường trình -Tên văn bản -Tên người,cơ quan nhận -Chữ kí người làm tường trình b/Nội dung: -Trình bày thời gian , địa điểm ,diễn biến sự việc nguyên nhân hậu quả ai chịu trách nhiệm II/Luyện tập trên lớp 1/Các tình huống a/Lí do này viết bản kiểm điểm b/Lí do này không viết bản tường trình vì sự việc chưa xãy ra. c/Lí do này viết báo cáo 3/Viết văn bản tường trình 4/Củng cố-Dặn dò: Về nhà viết bản tường trình trên Xem văn bản thông báo
Tài liệu đính kèm: