Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016 - Trần Đình Khoát

doc 125 trang Người đăng dothuong Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016 - Trần Đình Khoát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016 - Trần Đình Khoát
Chủ đề 1 : Thơ mới (1932 – 1945)
Tuần 20 
Ngày soạn: 02/01/20 điều chỉnh trả bài số 6 từ 128 lên tiết 111
Ngày dạy: 
Tiết 73 Văn bản: Nhớ rừng (Thế Lữ)
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Sơ giản về phong trào Thơ mới .
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do . 
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú .
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng .
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. 
- Đọc diễn cảm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
3. Thái độ .
- Biết quý trọng, khao khát tự do nhưng không được chán nản bế tắc.
- Có lòng yêu nước – biết yêu cái đẹp, biết phê phán những điều tầm thường, giả dối .
B.Chuẩn bị.
- Thầy : + Thiết kế bài dạy; Chân dung Thế Lữ .
+ Dự kiến tích hợp với phần văn học : Thơ mới.
- Học sinh :
+ Đọc phần kiến thức cần đạt.
+ Đọc kĩ văn bản và các chú thích. 
+ Trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản .
C. Tiến trình dạy - học. 
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức.( 1’)
Hoạt động 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5’) .
Hoạt động 3 : (34’) / Giới thiệu về Thơ mới : 
* Phong trào này xuất hiện những năm 30 của thế kỉ XX (1932 - 1945). Phong trào thơ mới là một trào lưu có những yếu tố mới về nội dung và nghệ thuật :
 - Về nội dung: có tiếng nói của tầng lớp công chúng mới , có những yêu cầu mới về tư tưởng, tình cảm, thị hiếu , thẩm mĩ. Thơ mới từ chối (phủ nhận) hiện thực hướng về quá khứ hoặc hướng tới tương lai tươi đẹp hay đến với thiên nhiên cây cỏ hay thoát tục. Thơ mới đề cập nhiều đến tình yêu nam nữ, hình ảnh trong thơ gần hơn với đời sống của của con người ...
- Về hình thức ( nghệ thuật): Thơ mới mang khả năng biểu hiện cho thi ca và do đó thúc đẩy sự phát triển của thơ ca thời kì hiện đại. Số câu, số chữ, vần, đối , nhịp ... không gò bó mà được hoàn toàn tự do linh hoạt
- Trong thơ cảm xúc lãng mạn là yếu tố quan trọng hàng đầu . Một số tác giả nổi tiếng 0 : Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Tế Hanh ...
Hoạt động 4: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài: Bài thơ Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
? Em hãy thuyết minh đôi nét về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng?
GV: - Giới thiệu chân dung Thế Lữ.
 - Bút danh: Thứ Lễ nói lái là Thế Lữ ông còn nhận mình là người lữ khách trên trần thế , chỉ biết đi tìm cái đẹp :
 Tôi là khách bộ hành phiêu lãng
 Đường trần gian xuôi ngược để vui.
 (Cây đàn muôn điệu )
- Lúc đầu nhìn con hổ trong vườn bách thú, nhà thơ nảy ra một ý thơ đùa Chú nó trong nắng hè uể oải cũng không buồn thương nhớ rừng xa . Ngay sau đó ý tưởng mới loé sáng tác giả sang tác ngay bài thơ Nhớ rừng.
? Bài thơ sáng tác theo thể loại nào? PTBĐ nào, PTBĐ nào là chính? Về cấu trúc bài thơ này có gì khác so với các bài thơ Đường luật ( số câu, số chữ, vần, nhịp...)?
GV: Thơ mới câu ,chữ vần , nhịp được tự do linh hoạt nên cảm xúc được bộc lộ tràn đầy hơn -> cảm xúc lãng mạn.
?Nhớ rừng là lời con hổ trong vườn bách thú. Như vậy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ý nghĩa của nghệ thật đó?
? Bài thơ gồm 5 khổ thơ diễn tả tâm tư tập trung vào 2 cảnh tương phản . Em hãy xác định ?
Lưu ý: hiện tại (k1,4)→ quá khứ (k2,3)→ hiện tại (k5).
? Đọc khổ thơ 1,4 và cho biết: Con hổ cảm nhận được nỗi khổ nào, nỗi nhục nào khi bị nhốt trong vườn bách thú? 
? Nỗi nhục nào đã biến thành khối căm hờn?
? Trong cũi sắt, nỗi căm hờn của con hổ trở thành khối căm hờn. Em hiểu khối căm hờn này là như thế nào?
? Khối căm hờn thể hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ?
? Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào?
? Trong mắt con hổ, cảnh tượng ấy có gì đặc biệt?
? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ?
? Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thu là ntn?
GV: Với một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn , dồn dập ở hai câu thơ đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài làm rõ hơn giọng chán chường, khinh miệt.
? Em hiểu gì sau nghĩa đen của cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối ? (nên đặt nó trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ).
I. Đọc - hiểu chú thích.
1) Tác giả.
- Thế Lữ (1907 - 1989) là người cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên cho Thơ mới .
- Ngoài ra ông còn sáng tác truyện, là người có công lớn trong ngành Kịch ở việt Nam.
- Năm 2000 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2) Tác phẩm : Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ , là tác phẩm mở đầu cho thắng lợi của Thơ mới.
- Lời đề từ : nhằm định hướng tư duy cho người đọc nhưng nó nằm ngoài nội dung tác phẩm.
II. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
1)Thể loại : Thơ mới - thể thơ 8 chữ.
- PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả + tự sự.
*Khác với thơ Đường luật :
+ Gồm 5 khổ thơ, số câu trong khổ không hoàn toàn giống nhau.
+Vần: gieo vần liền ( 2 câu liền nhau có vần với nhau). Vần B,T hoán vị đều đặn.
+ Nhịp: chỗ dài, chỗ ngắn .
+ Một câu 10 chữ.
2) Nghệ thuật: ẩn dụ (mượn lời con hổ để nói về tâm trạng của con người).
3) Bố cục:
- Khổ 1, 4 : Cảnh vườn bắch thú nơi con hổ bị giam cầm.
- Khổ 2,3 : Cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ từng tung hoành.
- Khổ 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
III. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
1) Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam cầm (khổ 1,4).
a. Tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm (k1).
- Nỗi khổ: mất tự do - không được hoạt động,trong không gian tù hãm, thời gian kéo dài- Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua.
- Nỗi nhục: bị biến thành thứ đồ chơi tầm thường cho thiên hạ - Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.Vì ở chung cùng với bọn thấp kém – Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi.
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ .Vì hổ là chúa tể của muôn loài -> khối căm hờn.
- Cảm xúc căm hờn kết động trong tâm hồn nó đè nặng, nhức nhối tâm hồn không có cách nào giải thoát.
-> Chán cuộc sống tầm thường, tù túng ; khát 
vọng tự do mãnh liệt được sống đúng với người thực của mình.
b.Cảnh vườn bách thú (k4).
- Hoa chăm, cỏ xén,lối phẳng, cây trồng;
 Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
 Len dưới nách những gò mô thấp kém;
-> Cảnh nhỏ bé, vô hồn, giả dối.
- Làm con hổ rất uất hận : căm giận , uất ức dồn nén ở trong lòng.
- Tâm trạng bực bội, u uất kéo dài vì phải sống chung với bọn tầm thường giả dối.
=> Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối và tù túng dưới con mắt của con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời(...) được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn.
Hoạt động 4: Dặn dò (5’) .
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị tìm hiểu nội dung và nghệ thuật ở phần còn lại của bài thơ .
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Tiết 74
Ngày soạn: 02/01/2016
Ngày dạy: Văn bản: Nhớ rừng (Thế Lữ)
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng .
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
3. Thái độ .
- Biết quý trọng, khao khát tự do nhưng không được chán nản bế tắc.
- Có lòng yêu nước – biết yêu cái đẹp, biết phê phán những điều tầm thường, giả dối .
B.Chuẩn bị.
- Thầy : + Thiết kế bài dạy; Chân dung Thế Lữ .
+ Dự kiến tích hợp với phần văn học : Thơ mới.
- Học sinh : 
+ Đọc phần kiến thức cần đạt .
+ Đọc kĩ văn bản và các chú thích. 
+ Trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản .
C. Tiến trình dạy - học. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức (1’).
Hoạt động 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5’) 
Hoạt động 3 : Bài mới ( 29’)
? Đọc khổ thơ 2,3 và cho biết : cảnh núi rừng được diễn tả qua các chi tiết nào?
? Em hãy nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ ấy?
GV: Đó là cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường.
? Trên cái phông nền núi rừng hùng vĩ ấy, hình ảnh con hổ hiện lên qua những chi tiết nào?
? Với các từ gợi hình dáng, tính cách ( bước chân dõng dạc, lượn tấm thân , vờn bóng, mắt thần đã quắc cộng với giọng thơ ngắn, thay đổi) hình ảnh chúa tể sơn lâm được khắc họa mang vẻ đẹp ntn ?
? Nếu khổ thơ 2 là cảnh núi rừng hùng vĩ thì khổ 3 không chỉ hùng vĩ mà còn là bộ tranh tứ bình (4cảnh) đẹp và lộng lẫy. Em hãy tìm chi tiết chứng tỏ điều đó và phân tích ?
? Giữa cảnh thiên nhiên ấy,chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào ?
? Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
? Trong đoạn thơ này điệp từ Đâu kết hợp với câu cảm thán Than ôi ! có ý nghĩa gì ?
GV: Ta thấy hai cảnh tượng miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam cầm và cảnh núi rừng khi xưa con hổ từng ngự trị.
? Em hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này?(so sánh với khổ 1,4.)
? Giấc mơ giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào ?
? Các câu thơ cảm thán mở đầu và kết thúc ở khổ 5 có ý nghĩa gì ?Từ đó thấy được giấc mộng ngàn của con hổ là giấc mộng ntn?
? Giấc mộng ngàn ấy có phải là một bi kịch không? 
? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú - cũng là của con người - của tác giả Thế Lữ ?
GV:Nhớ rừng nói giùm người dân đau khổ vì thân phận nô lệ sống nhục nhằn,tù hãm trong cảnh nước mất lúc bấy giờ. Tác phẩm đã khơi dậy ở họ niềm khao khát tự do cùng nỗi tiếc nhớ thời oanh liệt đầy tự hào trong lịch sử dân tộc. Vì vậy tác phẩm có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi,có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một áng thơ yêu nước nối mạch trữ tình yêu nước trong thơ văn hợp pháp đầu thế kỉ XX.
? Từ tâm sự Nhớ rừng của con hổ em hiểu điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?(chủđề)
? Nếu Nhớ rừng là một trong nhưng thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu em hiểu điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam? ( nghệ thuật đặc sắc)
2)Cảnh rừng núi nơi con hổ từng tung hoành ( k2,3 )- nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Cảnh: bóng cả, cây già, tiếng gào ngàn, giọng nguồn hét núi.
- Điệp từ : với cộng với các động từ chỉ đặc điểm của hành động gào , thét đã gợi được sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn -> lớn lao, phi thường.
- Ta bước chân lên....
 ............ đều im hơi. (k2)
- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt.
- Bức tranh tứ bình (k3):
+đêm vàng bên bờ suối.
+ ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.
+bình minh cây xanh nắng gội.
+chiều lênh láng máu sau rừng.
-> Bốn cảnh đó có ngày, có đêm, có sáng, có chiều: một bức tranh tràn ngập ánh sáng, màu sắc, âm thanh. ở cảnh nào cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
- Cuộc sống con hổ chốn sơn lâm : ta say...,ta lặng...,giấc ngủ,ta đợi, để ta chiếm...-> cuộc sống với khí phách ngang tàng, làm chủ.
- Đại từ ta tạo nhịp rắn rỏi, hùng tráng, oai nghiêm.
- ý nghĩa : Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập , tự do của chính mình và giấc mơ huy hoàng ấy khép lại trong tiếng than u uất -> là tâm trạng của người dân mất nước thủa ấy – Tiếc nhớ về thời kì huy hoàng của đất nước....
-Tính chất đối lập : một bên là cảnh tù túng , tầm thường > < một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, oai hùng và sôi nổi.
3) Khao khát giấc mộng ngàn (khổ cuối).
- Không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang – không gian trong mộng - Nơi ta không còn thấy được bao giờ!
- Câu cảm thán bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do; Giấc mộng ngàn : mãnh liệt, to lớn nhưng đầy đau xót, bất lực.
- Đó là nỗi đau bi kịch (bế tắc): Để hồn ... ơi !
- Khát vọng được sống chân thật, sống cuộc sống của chính mình trong xứ sở của chính mình.
=> Đó là khát vọng giải phóng , khát vọng tự do của con hổ - tác giả nhưng bế tắc.
IV. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản (5’).
1) ý nghĩa văn bản (chủ đề bài thơ) :
 - Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước,niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
2) Nghệ thuật đặc sắc:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, nhân hoá, đối lập, phóng đại và những từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm .
- Xây dựng hình tượng nhân vật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5’) .
- Nhắc lại phần ghi nhớ ( sgk ) .
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Viết bài phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Nhớ rừng .
- Chuẩn bị bài : Quê hương : Đọc kĩ phần Kết quả cần đạt , đọc kĩ bài thơ , phần Chú thích và trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Tiết 75
Ngày soạn: 03/01/2016 
Ngày dạy: Văn bản:
Quê hương
 Tế Hanh
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
3. Thái độ.
- Biết yêu và làm những điều tốt đẹp cho quê hương.
B.Chuẩn bị.
- Thầy: Thiết kế bài dạy.
- Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ở tiết trước.
C.Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung , nghệ thuật chính của bài thơ Nhớ rừng ?
Hoạt động3: Bài mới.
Giới thiệu bài: Quê hương luôn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà thơ. Nguồn cảm hứng ấy được thể hiện như thế nào qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh, thầy trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
? Hãy thuyết minh đôi nét về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ ?
? Đọc bài thơ ? (đọc giọng nhẹ nhàng , chú ý nhịp 3/2/3 và 4/4).
? Giải thích một số từ ngữ sau: cánh buồn vôi , phăng mái chèo, nghề chài lưới ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? Có các PTBĐ nào, PTBĐ nào là chính ?
? Quê hương là bài thơ trữ tình diễn tả tình cảm quê hương,trong đó có: 
Hình ảnh quê hương.
Nỗi nhớ quê hương.
em hãy xác định các phần tương ứng ?
? Bài thơ gieo vần như thế nào?
? Đọc hai câu thơ đầu và cho biết cảm nhận của em về làng quê tác giả ?
GV: Cách giới thiệu về làng quê bình bị , tự nhiên để người đọc cảm nhận về một làng quê chài ven biển có dòng sông bao quanh .
? Nhớ về làng chài của mình tác giả nhớ những cảnh gì ?
? Cảnh Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong khung cảnh không gian và thời gian như thế nào ?
? Từ câu 3 đến câu 8 hình ảnh nào được tác giả tập trung miêu tả , miêu tả bàng các biện pháp nghệ thuật gì ?
? Với nghệ thuật so sánh cùng với việc sử dụng các động từ mạnh hăng, phăng, vượt giúp cho em ấn tượng gì về con thuyền và khí thế của người dân chài ?
? Hai câu thơ: 
 Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắngbao la thâu góp gió...
Cho em hiểu cánh buồn giương to là cánh buồm như thế nào ?
? Nhà thơ so sánh cánh buồn như mảnh hồn làng giúp em liên tưởng điều gì ?
GV: Nhà thơ đã vẽ ra chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật -> sự so sánh gợi lên một vẻ đẹp bay bổng và mang ý nghĩa lớn lao.
? 4 câu thơ đầu của khổ thơ thứ 3 cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến với không khí, tình cảm như thế nào?
? 4 câu thơ tiếp , hình ảnh nào được miêu tả?
? Người dân làng sau chuyến ra khơi trở về có gì đặc biệt ?
? Em hiểu như thế nào về câu thơ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ? 
GV: Hình ảnh người dân làng được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở lên có tầm vóc phi thường( hình ảnh dẹp về người lao động).
? Hình ảnh con thuyền về bến được miêu tả bằng nghệ thuật gì ?
? Cách miêu tả đó cho em cảm nhận gì về con thuyền?( Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?)
 (1) Con thuyền nằm im vì mệt mỏi.
 (2)Con thuyền là biểu tượng của làng chài của những cuộc đời trải qua bao phong sương dược nghỉ ngơi.
 (3) Con thuyền nằm im là biểu tượng của lao động thanh bình.
GV: Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến là một sáng tạo độc đáo, được nhân hoá với nhiều yêu thương, vần thơ giàu cảm xúc có sự chuyển đổi cảm giác tinh tế. Bến quê đã trở thành một mảnh hồn của con người xa quê.
? Tác giả tưởng nhớ những gì ?
? Cảm xúc ấy được thể hiện với giọng điệu thơ như thế nào ?
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?
? Từ sự tìm hiểu trên em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ ( nêu chủ đề của bài thơ)?
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
- Học sinh.
I.Đọc - hiểu chú thích.
1) Tác giả: Tế Hanh (1921-2009)...sgk.
2) Bài thơ : Được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) sau đó in trong tập Hoa niên (1945).
3)Đọc bài thơ. 
4)Tìm hiểu chú thích khác.
- Cánh buồm vôi : cánh buồm vải bạc trắng như vôi.
- Phăng mái chèo: mái chèo quạt nước nhanh và mạnh.
- Nghề chài lưới: nghề quăng chài , thả lưới-> nghề đánh cá.
II. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
- Thể loại : thơ 8 chữ hiện đại.
- PTBĐ: BC + TS + MT. BC là chính, MT nổi bật, ở phần đầu - p1.
- Bố cục : 2 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến thớ vỏ : Hình ảnh quê hương .
+ Phần 2: Khổ cuối – Nỗi nhớ quê hương.
- Gieo vần :vần chân-cước vận: gieo ở cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo ra mối liên kết giữa các dòng thơ ,vần chân: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau khi kết hợp các loại trên.
III. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
1) Hình ảnh quê hương (p1: từ đầu-> thớ vỏ)
a. Giới thiệu về làng (Khổ1) : Hai câu thơ mở đầu tác giả giới thiệu chung về làng của mình : làng chài ven biển có dòng sông bao quanh.
- Tác giả nhớ :
+ Cảnh dân làng bơi thuyền ra khơi đánh cá.
+ Cảnh thuyền cá về bến.
b. Cảnh dân làng bơi thuyền ra khơi đánh cá (k2 - 6câu thơ tiếp theo).
- Đó là một buổi sáng, bầu trời cao rộng trong trẻo có nắng hồng và gió nhẹ.
-> Đó là một không gian đẹp và yên bình.
- Hình ảnh con thuyền và cánh buồm. Miêu tả bằng nghệ thuật so sánh (d/c).
- +Con thuyền dũng mãnh trên biển khơi (-> con người ?).
 + Bức tranh của người lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống. Họ khát vọng chinh phục biển khơi với tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống giữa muôn ngàn khó khăn, gian khổ.
- Cánh buồn no gió lướt sóng ra khơi.
- Tế Hanh nhận ra hình ảnh cánh buồm chính là biểu tượng, là linh hồn, là hình bóng, là sức sống, là ý chí, là khát vọng chinh phục biển khơi của làng chài. Đó chính là sức sống của quê hương.
b. Cảnh thuyền đánh cá về bến.(k3 từ Ngày hôm sau -> trong thớ vỏ).
- Không khí ồn ào, tấp nập đông vui từ những chiếc ghe đầy cá (cá đầy ghe) đến cả lời cảm tạ chân thành biển trời sóng yên, biển lặng để người dân làng trở về an toàn với cá đầy ghe 
-> Một bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sức sống.
- + Người dân chài.
 + Con thuyền sau chuyến ra khơi.
- Người con của biển da ngăm rám nắng , thân hình vạm vỡ .
- Thân hình vạm vỡ ấy thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa của biển khơi.
- Nghệ thuật nhân hoá , sự chuyển đổi cảm giác (nghe chất muối) thật tinh tế và thi vị.
- Đáp án (2) , (3).
2)Cảm xúc bồi hồi thương nhớ quê hương(khổ cuối).
- Tác giả nhớ:
+ Màu nước xanh của biển.
+ Cánh buồn vôi thấp thoáng ,cá bạc.
+ Hoài niệm về hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi.
+ Mùi mặn nồng.
- Giọng thơ tha thiết bồi hồi, sâu lắng.
- Nỗi nhớ quê hương chân thành,tha thiết và đằm thắm -> t/g rất yêu quê hương.
IV. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản.
1) ý nghĩa của bài thơ - Ghi nhớ (sgk trang18).
2) Nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Sáng tạo lên những hình ảnh của cuộc sống lao động đầy thơ mộng.
- Tạo liên tưởng,so sánh độc đáo, lời thơ bay 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_NV8_ki_II_Day_hoc_theo_chu_de.doc