Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 101: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 101: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 101: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ngữ văn
Tiết 101: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 (Hồ Chí Minh)
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận và chứng minh qua văn bản.
Kỹ năng.
Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
Chọn trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận xã hội, chứng minh.
Thái độ.
Giáo dục tinh thần yêu nước của học sinh.
Các năng lực hướng tới:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải thích và cảm thụ thẩm mỹ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ.
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
 Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật.
Thuyết trình, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, .
Tiến trình các bước lên lớp.
Bài cũ:
Bài mới.
Chúng ta đã biết văn bản nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn bản nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa. Trong kho tàng văn nghị luận Việt Nam bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một áng văn tiêu biểu, mẫu mực nhất về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt nam ta
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung (10 phút)
HĐGV: GV cho HS hoạt động cá nhân: Đối với văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
HĐHS: Trả lời
(Giọng to, rõ ràng, mạch lạc)
GV: Đọc mẫu một đoạn -> gọi học sinh đọc tiếp.
GV: Cho học sinh nhận xét-> GV nhận xét
HĐGV: Em đã biết tác giả HCM qua văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 7 mà các em đã được học? Nêu vài nét tiêu biểu?
HĐHS: Cá nhân trả lời.
HĐGV: Dựa vào chú thích (*), em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
HĐVG: Cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm):
? Bài văn thuộc kiểu văn bản gì?Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
? Câu nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài?
? Tìm bố cục của bài văn?
HĐHS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả vào giấy khổ lớn và dán lên bảng.
GV nhận xét, chốt (trình chiếu màn hình)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản( 10 phút)
Bước 1: Nhận định chung về lòng yêu nước
GV: Ngay ở phần mở bài, HCM đã khẳng định vấn đề gì? Vấn đề đó được thể hiện trong câu văn nào? Nhận xét cách viết của tác giả?
HS: Trả lời theo ý cá nhân.
(GV giảng: Lời văn ngắn gọn, vừa phản ánh lịch sử, vừa nhìn nhận đánh giá và nêu cảm xúc về lịc sử, về đạo lí dân tộc).
GV: Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm của tác giả?
GV: Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên những lĩnh vực nào? Vì sao?
HS: Trả lời=> GV chốt ý.
GV: Em hãy tìm những hình ảnh nổi bật trong đoạn văn và nhận xét cách dùng từ của tác giả? Nêu tác dụng cách dùng từ ngữ đó.
Bước 2: Tìm hiểu những biểu hiện của tinh thần yêu nước.
HĐGV: Cho HS hoạt động cá nhân: Để làm rõ lòng yêu nước, tác giả đã đưa ra những chứng cứ cụ thể nào?
HĐHS: Trả lời
(Lòng yêu nước trong quá khứ và lòng yêu nước trong hiện tại)
HĐVG: Cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm- 3 phút).
+ Nhóm 1,2: Lòng yêu nước trong quá khứ được xác lập bằng những dẫn chứng nào? Nhận xét cách đưa dẫn chứng của tác giả?
+ Nhóm 3,4: Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay được tác giả đưa ra bằng những dẫn chứng nào? Nhận xét cách đưa dẫn chứng?
HĐHS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả vào phiế học tập, đại diện trình bày.
HĐGV: Nhận xét và chốt ý.
GV: Cách nêu dẫn chứng có tác dụng gì? 
Bước 3: Nhiệm vụ của chúng ta.
HĐGV: Cho HS hoạt động các nhân: Tìm những câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh? Hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì?
HĐHS: Trả lời.
HĐGV: Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? Câu văn nào thể hiện điều đó?
HĐHS: Trả lời.
HĐGV: Nhận xét về cách lập luận của tác giả thể hiện trong đoạn văn.
HĐGV: Qua văn bản tinh thần yêu nước của ND ta, tác giả muốn gửi đến cho cta thông điệp gì? Từ đó em hiểu gì thêm về con người của tác giả?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV: nhận xét cách lập luận của tác giả
GV: Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 4: Luyện tập.
Tìm hiểu chung
Đọc.
Tác giả, tác phẩm
Tác giả
Tác phẩm:
Bài văn trích trong báo cáo chính trị HCM tại Đại hội lần thứ II tháng 2 năm 1951 của Đảng LDDVN.
+ Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.
+ Kết cấu:
Mở bài( đoạn 1): Nhận định chung về lòng yêu nước
Thân bài (đoạn 2,3): Những biểu hiện của lòng yêu nước.
Kết bài(đoạn 4): Nhiệm vụ của chúng ta
Đọc hiểu chi tiết văn bản.
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý bàu của dân tộc ta”
Nghệ thuật:
+ Câu văn ngắn gọn
+ Cách nêu luận điểm ngắn gọn, mang tính thuyết phục cao.
 Nghệ thuật:
+ Điệp từ kết hợp với các động từ.
+ Hình ảnh so sánh
Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước.
Tinh thần yêu nước trong quá khứ.
Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian.
Ca ngợi các chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay
Dẫn chứng bao quát, toàn diện
Mô hình liên kết câu: Từ đến
Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhiệm vụ của chúng ta.
“ Tinh thần yêu nước của quý” 
Đề cao tinh thần yêu nước của dân tộc
“Ra sức tuyên truyền, giải thích”
Động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người
Tổng kết.
Nghệ thuật.
Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu.
Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh.
Sử dụng biện pháp liệt kê.
Nội dung

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hsg.doc