Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2016-2017 - Văn Tường Vi

docx 72 trang Người đăng dothuong Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2016-2017 - Văn Tường Vi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2016-2017 - Văn Tường Vi
uiPHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN : NGỮ VĂN LỚP : 7
Cả năm 	: 37 tuần	= 140 tiết
Học kỳ I 	: 19 tuần	= 72 tiết 
Học kỳ II	: 18 tuần	= 68 tiết
HỌC KỲ I
TUẦN
TIẾT
BÀI DẠY
1
1
Cổng trường mở ra 
2
Mẹ tôi 
3
Từ ghép 
4
Liên kết trong văn bản 
2
5,6
Cuộc chia tay của những con búp bê 
7
Bố cục trong văn bản 
8
Mạch lạc trong văn bản 
3
9
Những câu hát về tình cảm gia đình ( Dạy bài 1 và 4)
10
Từ láy 
11
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người 
 ( Dạy bài 1 và 4) 
12
Quá trình tạo lập văn bản. Viết bài Tập làm văn số 1 ở nhà 
4
13
Những câu hát than thân (Dạy bài 2 và 3)
14
Đại từ
15
Những câu hát châm biếm (Dạy bài 1 và 2)
16
Luyện tập tạo lập văn bản
5
17
Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh
18
Trả bài Tập làm văn số 1
19
Từ Hán Việt 
20
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
6
21
Đọc thêm : Côn Sơn ca. 
Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra .
22
Từ Hán Việt (tiếp)
23
Đặc điểm văn bản biểu cảm
24
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
7
25
Bánh trôi nước 
26
Đọc thêm : Sau phút chia li. 
 27
Quan hệ từ
28
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
8
29
Qua đèo ngang 
30
Bạn đến chơi nhà
31,32
Viết bài Tập làm văn số 2 tại lớp
9
33
Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư 
34
Chữa lỗi về quan hệ từ
35
Từ đồng nghĩa
36
Cách lập dàn ý củabài văn biểu cảm
10
37
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
38
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
39
Ngẫu nhiên viết văn buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu hứng)
40
Từ trái nghĩa.
11
41
Đọc thêm : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
42
Kiểm tra Văn
43
Từ đồng âm
44
Các yếu tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
12
45,46
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Trả bài Tập làm văn số 2
47
Thành ngữ
48
Kiểm tra Tiếng Việt
13
49
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
( Chọn ngữ liệu phù hợp để dạy)
50
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
51,52
Viết bài tập làm văn số 3 ở lớp
14
53,54
Tiếng gà trưa
55
Điệp ngữ
56
Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt
15
57
Một thứ quà của lúa non: Cốm
58
Chơi chữ
59
Làm thơ lục bát 
60
Trả bài Tập làm văn số 3
16
61
Chuẩn mực sử dụng từ
62
Ôn tập văn biểu cảm
63
Mùa xuân của tôi
17
64
Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu
65
Luyện tập sử dụng từ
66
Ôn tập tác phẩm trữ tình
18
67
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp)
68
Ôn tập Tiếng Việt
 69
 Ôn tập Tiếng Việt (tiếp) 
Chương trình địa phương phần văn học: Ca dao Quảng Nam về tình bạn.
 19
70, 71
Kiểm tra học kỳ I
72
 Trả bài kiểm tra HKI
HỌC KỲ II
20
73
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
74
Chương trình địa phương phần văn và Tập làm văn 
75
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
21
76
Tục ngữ về con người và xã hội 
77
Rút gọn câu
78
Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp) 
22
79
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
80
Đặc điểm của văn bản nghị luận
81
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
 23
82
 Câu đặc biệt
83
Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận 
84
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
24
85
Đọc thêm: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 
86
Thêm trạng ngữ cho câu
87,88
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
25
89
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)
90
Kiểm tra Tiếng Việt
91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh ( Chọn trọng điểm để dạy )
92
Luyện tập lập luận chứng minh
26
93
Đức tính giản dị của Bác Hồ
94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
95,96
Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp 
27
97
Ý nghĩa văn chương
98
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)
99
Kiểm tra Văn 
100
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
28
101
Ôn tập văn nghị luận
102
Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
103
Trả bài Tập làm văn số 5, trả bài kiểm tra Tiếng Việt. 
104
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
29
105,106
Sống chết mặc bay
107
Cách làm bài văn lập luận giải thích (Chọn trọng điểm để dạy)
108
Luyện tập lập luận giải thích
Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà
 30
109,110
Đọc thêm: Những trò lố hay và Va-ren và Phan Bội Châu 
111
Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
Luyện tập (tiếp)
112
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
31
113
Ca Huế trên sông Hương
114
Liệt kê
115
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
116
Trả bài Tập làm văn số 6, Trả bài kiểm tra Văn
32
117,118
Đọc thêm: Quan âm Thị Kính 
119
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
120
Văn bản đề nghị
33
121
Ôn tập văn học
122
Dấu gạch ngang
123
Ôn tập Tiếng Việt
124
Văn bản báo cáo
 34
125,126
Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
127,128
Ôn tập Tập làm văn
35
129
Ôn tập Tiếng Việt (tiếp). 
130
Hướng dẫn làm bài kiểm tra 
131,132
Kiểm tra HKII
36
133,134
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt: Từ ngữ tiếng địa phương trong ca dao Quảng Nam.
135,136
Hoạt động Ngữ văn
37
137
Chương trình địa phương phần Văn học: Sưu tầm ca dao Quảng Nam.
139,140
Trả bài kiểm tra học kì II
TUẦN 1
TIẾT 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Theo Lý Lan
Ngày soạn: 30/08/2016
Ngày dạy: 06/09/2016 - L7.2
 07/09/2016 - L7.1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
* Kĩ năng sống: 
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.
3. Thái độ: Thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, biết yêu thương gia đình và bố mẹ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
IV. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, bình giảng, vấn đáp, thảo luận
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.(3p)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1p)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai điệu thật đẹp đặc biệt là về tình mẹ đối với con “Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng” thế đấy mẹ lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra lo cho con ăn ngoan chóng khoẻ rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới – trường học. Con sẽ được học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều hay mới lạ. Đó cũng là giai đoạn mẹ lo lắng quan tâm đến con nhiều nhất. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung (7p)
I. TÌM HIỂU CHUNG
- GV nêu vấn đề: Vai trò của giáo dục đối với mỗi con người và xã hội.
GV y/c HS thảo luận (2p)
GV nhận xét, chốt ý.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hỏi chú thích 1, 2, 7, 10 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- Hãy tóm tắt văn bản bằng một vài câu ngắn gọn?(5 – 7 câu)
- Văn bản này có phải là văn bản tự sự không?
GV:“Cổng trường mở ra” là một văn bản nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
GV giải thích về vb nhật dụng.
- HS thảo luận và phát biểu.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS tóm tắt văn bản.
- HS trả lời.
1. Vai trò của giáo dục:
 Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
2. Văn bản: Cổng trường mở ra: là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản(15p)
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
GV giới thiệu bố cục văn bản (2 nd)
1. Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho người con:
- Tìm những chi tiết cho thấy tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường?
- Vì sao tâm trạng của mẹ và con có sự khác nhau đó?
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- Đó có phải là lý do chính khiến mẹ không ngủ không?
- Qua đó em thấy mẹ là người như thế nào?
- Em hãy đọc 1 câu ca dao, câu thơ, câu danh ngôn nói về tấm lòng của mẹ?
- Có phải mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
* HS quan sát tranh. Bức tranh miêu tả điều gì?
GV mở rộng nói về sự quan tâm của tất cả mọi người trong nước và trên thế giới đối với việc học tập của trẻ vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- HS phát hiện chi tiết.
- HS nhận xét: 
- HS phát hiện: “Hằng năm ... dài và hẹp.”
- Đó là 1 lý do song cảm xúc cơ bản khiến mẹ không ngủ là tình cảm về đứa con yêu dấu trước ngày khai trường đầu tiên. Mẹ muốn con có ấn tượng sâu đậm – như ngày xưa khi bà ngoại đưa mẹ tới trường.
- HS nhận xét:
- HS tìm và đọc.
- Người mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai mà đang tâm sự với chính mình, tự ôn lại kỉ niệm=>Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm, khó nói bằng lời trực tiếp.
- “Ai cũng biết rằng...hàng dặm sau này” 
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ,...) 
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: 
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. 
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
- Câu nói của mẹ “đi đi con... thế giới kì diệu sẽ mở ra” em đã qua lớp Một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
GV cho hs thảo luận cặp đôi.
GV gợi ý: vai trò của nhà trường đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng. Nhan đề “Cổng trường mở ra” cũng có ý nghĩa tượng trưng như vậy.
- Hs thảo luận.
* Trường học đem đến cho con người tri thức khoa học, những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, chắp cánh cho em những ước mơ tươi sáng, đẹp đẽ.
Hoạt động 3: Tổng kết (5p)
III. TỔNG KẾT:
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
- Bài văn giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy? ( gợi ý: cách viết giống nhật ký, dễ bộc lộ cảm xúc).
- Qua phân tích tìm hiểu em hãy trình bày ý nghĩa văn bản trên?
 - HS trả lời
1. Nghệ thuật: 
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố (10p)
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- HS viết
IV. LUYỆN TẬP:
 * Rèn kĩ năng viết đoạn văn
4. Hướng dẫn học tập: (3p)
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập. Đọc văn bản Trường học
Sưu tầm, đọc một số văn bản về ngày khai trường.
Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
 5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1
TIẾT 2
MẸ TÔI
 Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Ngày soạn: 30/08/2016
Ngày dạy: 06/09/2016 - L7.2
 07/09/2016 - L7.1
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị tài liệu: thơ về mẹ (Người mẹ yêu thương)
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (5p)
Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: (1p)
	Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung (7p)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- GV hướng dẫn đọc VB
- Gọi HS đọc.
- Quan sát phần cuối văn bản và chú thích *, nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV cho HS đọc chú thích 1, 5, 7
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- HS đọc.
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS giải nghĩa các từ.
1. Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a. “ Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng.
2. Tác phẩm: Văn bản gồm hai phần: Phần mộtlà lời kể của En-ri-cô ,phần hai là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là en- ri- cô .
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản (20p)
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
- HS trả lời: VB nhật dụng
- Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư?
- HS phát hiện 
- HS nhận xét: xúc động vô cùng
1. Hoàn cảnh người bố viết thư :
 En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En- ri-cô. 
- Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với En-ri-cô?
- Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô là thái độ như thế nào?
- Vì sao ông có thái độ đó?
- Những chi tiết, hình ảnh nào nói về mẹ En-ri-cô?
- Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
- Tình cảm của mẹ En-ri-cô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
- HS phát hiện chi tiết.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời.
- HS phát hiện.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Văn bản “Cổng trường mở ra”.
2. Nội dung bức thư :
- Mỗi dòng thư đều là những lời của người cha:
+ Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô 
+ Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của một người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.
+ Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
- Điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Đọc thư bố, En-ri-cô đã nhận ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố En-ri-cô?
- Em hãy suy nghĩ xem tại sao bố Enricô không nói trực tiếp mà phải viết thư?
(Cho HS thảo luận nhóm)
* Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp. Viết thư là chỉ viết riêng cho người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, giữ được lòng tự trọng cho người mắc lỗi. Đây là cách ứng xử trong đời sống gia đình và xã hội.
- Qua đó em hiểu gì về bố En-ri-cô?
- Đọc xong bức thư của bố, En-ri-cô sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Đây là bức thư người bố gửi cho con, tại sao lại lấy tên văn bản là “Mẹ tôi”?
(GV cho HS thảo luận theo cặp)
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - HS suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp
Hoạt động 3: Tổng kết (5p)
III. TỔNG KẾT:
- Tại sao nói văn bản này có tính biểu cảm cao?
- Vậy em có nhận xét gì về nghệ thuật của VB?
- Ý nghĩa văn bản?
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
1. Nghệ thuật :
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En- ri- cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc hoạ người mẹ tận tuỵ, giàu đức hi sinh hết lòng vì con.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp có ý nghĩa giáo dục ,thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố (5p)
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
HS thảo luận
IV. LUYỆN TẬP:
* Bài tập liên hệ
4. Hướng dẫn học tập: (1p)
Học thuộc ghi nhớ và bài thơ “Thư gửi mẹ”.
Viết đoạn văn 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ khi đọc “Mẹ tôi” và “Cổng trường mở ra”.
Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ.
Soạn: Cuộc chia tay của những con búp bê
 5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1
TIẾT 3
TỪ GHÉP
Ngày soạn: 02/09/2016
Ngày dạy: 09/09/2016 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.
Lưu ý: Học sinh đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại từ ghép.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
* Kĩ năng sống: 
+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ ghép.
3. Thái độ: Tích hợp với hai văn bản đã học để thấy được tác dụng của từ ghép trong văn bản viết,
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ 
2. Học sinh: đọc, tìm hiểu sgk.
IV. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: vấn đáp, thảo luận 
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_van_7.docx