Giáo án môn Toán 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức

doc 209 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1321Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Toán 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức
Ngày soạn : Ngày dạy lớp 8A,B : 
Chương I : Phép nhân và phép chia các đa thức
Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS nắm được các qui tắc về nhân đơn thức với đa thức theo công thức: 
 A(B C) = AB AC.
 Trong đó A, B, C là đơn thức.
2. Kỹ năng: 
- HS thực hành đúng các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không 3 hạng tử & không quá 2 biến.
- Học sinh rèn kỹ năng tính toán và trình bày
 3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực tự giác, năng lực tính toán và năng lực tự học của học sinh
 II. Chuẩn bị:
 + Giáo viên: SGK, sách giáo viên, phấn màu 
 + Học sinh: SGK, vở ghi, Ôn phép nhân một số với một tổng. Nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số. Đồ dùng học tập.
iii. phương pháp dạy:
 Đưa vần đề, giải quyết vấn đề, luyện tập
IV Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV: 1/ Hãy nêu qui tắc nhân 1 số với một tổng? Viết dạng tổng quát?
 2/ Hãy nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số? Viết dạng tổng quát?.
2. Đặt vấn đề: 
- Lớp 7 chúng ta đã được biết cách cộng và trừ các đơn thức đồng dạng vậy phép nhân hai đơn thức chúng a sẽ làm như thế nào thì chúng ta cùng đi tìm hiểu
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt Động 1: Hình thành qui tắc. 
- GV: Mỗi em đã có 1 đơn thức & 1 đa thức hãy:
+ Đặt phép nhân đơn thức với đa thức
+ Nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức
+ Cộng các tích tìm được
GV: cho HS kiểm tra chéo kết quả của nhau & kết luận: 15x3 - 6x2 + 24x là tích của đơn thức 3x với đa thức 5x2 - 2x + 4
HS : Đưa ra quy tắc
GV: Em hãy phát biểu qui tắc Nhân 1 đơn thức với 1 đa thức?
HS : - Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức
- Cộng các tích lại với nhau.
GV: cho HS nhắc lại & ta có tổng quát như thế nào?
HS : A, B, C là các đơn thức
 A(B C) = AB AC
GV: cho HS nêu lại qui tắc & ghi bảng
 HS khác phát biểu
1) Qui tắc
?1
Làm tính nhân :
 3x(5x2 - 2x + 4) 
= 3x. 5x2 + 3x(- 2x) + 3x. 
= 15x3 - 6x2 + 24x
* Qui tắc: (SGK)
- Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức
- Cộng các tích lại với nhau.
Tổng quát:
A, B, C là các đơn thức
 A(B C) = AB AC
* Hoạt Động 2: áp dụng qui tắc.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ví dụ trong SGK trang 4
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2
 (3x3y - x2 + xy). 6xy3
HS : suy nghĩ làm việc cá nhân
 1 em học sinh lên bảng trình bày.
GV : chốt bài làm đúng và cách trình bày cho học sinh
 HS: làm việc theo nhóm 
?3 GV: Gợi ý cho HS công thức tính S hình thang.
GV: Cho HS báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- GV: Chốt lại kết quả đúng:
 S = . 2y
 = 8xy + y2 +3y
Thay x = 3; y = 2 thì S = 58 m2
2/ áp dụng : 
Ví dụ: Làm tính nhân
 (- 2x3) ( x2 + 5x - ) 
= (2x3). (x2)+(2x3).5x+(2x3). (- )
= - 2x5 - 10x4 + x3
?2: Làm tính nhân
(3x3y - x2 + xy). 6xy3 =3x3y.6xy3+(- x2).6xy3+ xy. 6xy3= 18x4y4 - 3x3y3 + x2y4
?3
S = . 2y
 = 8xy + y2 +3y
Thay x = 3; y = 2 thì S = 58 m2
4. Củng cố:
- GV: Nhấn mạnh nhân đơn thức với đa thức & áp dụng làm bài tập
* Tìm x:
 x(5 - 2x) + 2x(x - 1) = 15
HS : lên bảng giải HS dưới lớp cùng làm.
-HS so sánh kết quả 
-GV: Hướng dẫn HS đoán tuổi của BT 4 & đọc kết quả (Nhỏ hơn 10 lần số HS đọc).
- HS tự lấy tuổi của mình hoặc người thân & làm theo hướng dẫn của GV như bài 14. 
* BT nâng cao: (GV phát đề cho HS)
* Tìm x:
 x(5 - 2x) + 2x(x - 1) = 15
 5x - 2x2 + 2x2 - 2x = 15
 3x = 15
 x = 5
BT nâng cao
1)Đơn giản biểu thức
3xn - 2 ( xn+2 - yn+2) + yn+2 
(3xn - 2 - yn-2 ) 
Kết quả nào sau đây là kết quả đúng?
A. 3x2n yn B. 3x2n - y2n
C. 3x2n + y2n D. - 3x2n - y2n
5 - Hướng dẫn về nhà
+ Ôn tập lại quy tắc nhân hai đơn thức
+ Làm các bài tập : 1,2,3,5 (SGK)
 V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày soạn : 16/8/2015
 Ngày dạy lớp 8A2,3: 18/8/2015
Tiết 2: Nhân đa thức với đa thức
 I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- HS nắm vững qui tắc nhân đa thức với đa thức. 
 Biết cách nhân 2 đa thức một biến đã sắp xếp cùng chiều
 2. Kỹ năng: 
- HS thực hiện đúng phép nhân đa thức (chỉ thực hiện nhân 2 đa thức một biến đã sắp xếp )
 - Học sinh rèn kỹ năng tính toán và trình bày
 3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực tự giác, năng lực tính toán và năng lực tự học của học sinh
II. Chuẩn bị: 
 + Giáo viên: SGK, sách tham khảo, phấn màu
 + Học sinh: Bài tập về nhà. Ôn nhân đơn thức với đa thức. 
iii. phương pháp dạy:
 Đưa vần đề, giải quyết vấn đề, luyện tập
IV- Tiến trình bài dạy
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức? Chữa bài tập 1c trang 5.
 (4x3 - 5xy + 2x) (- )
- HS2: Rút gọn biểu thức: xn-1(x+y) - y(xn-1+ yn-1)
2. Đặt vấn đề:
- Tiết trước chúng ta đã biết cách nhân hai đơn thức với nhau. Với một đơn thức và một đa thức nhân với nhau ta sẽ làm như thế nào ?chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài này
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Xây dựng qui tắc
 GV: cho HS làm ví dụ
Làm phép nhân 
 (x - 3) (5x2 - 3x + 2)
- GV: theo em muốn nhân 2 đa thức này với nhau ta phải làm như thế nào?
- GV: Gợi ý cho HS & chốt lại:Lấy mỗi hạng tử của đa thức thứ nhất ( coi là 1 đơn thức) nhân với đa thức rồi cộng kết quả lại.
 Đa thức 5x3 - 18x2 + 11x - 6 gọi là tích của 2 đa thức (x - 3) & (5x2 - 3x + 2)
- HS so sánh với kết quả của mình
GV: Qua ví dụ trên em hãy phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức? 
- HS: Phát biểu qui tắc
- HS : Nhắc lại
GV: chốt lại & nêu qui tắc trong (sgk)
GV: em hãy nhận xét tích của 2 đa thức
HS : là một đa thức
*Hoạt động 2: Củng cố qui tắc bằng bài tập
GV: Cho HS làm bài tập ?1
HS: suy nghĩ làm việc cá nhân
 Đại diện 1 em lên bảng trình bày
GV; chốt đáp án đúng và chú ý cách trình bày cho học sinh
GV: cho HS nhắc lại qui tắc.
1. Qui tắc 
Ví dụ: 
 (x - 3) (5x2 - 3x + 2) 
=x(5x2 -3x+ 2)+ (-3)(5x2-3x+ 2)
=x.5x2-3x.x+2.x+(-3).5x2+(-3).
(-3x) + (-3) 2
 = 5x3 - 3x2 + 2x - 15x2 + 9x - 6
 = 5x3 - 18x2 + 11x - 6
Qui tắc:
 Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
* Nhân xét:Tich của 2 đa thức là 1 đa thức
?1 
Nhân đa thức (xy -1) với
 x3 - 2x - 6
 Giải:
 (xy -1) ( x3 - 2x - 6) 
=xy(x3- 2x - 6)(- 1)(x3 -2x - 6)
 = xy. x3 + xy(- 2x) + xy
(- 6)+ (-1) x3 +(-1)(-2x)+(-1)(-6)
 = x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x +6
* Hoạt động 3: Nhân 2 đa thức đã sắp xếp.
Làm tính nhân: (x + 3) (x2 + 3x - 5)
GV: Hãy nhận xét 2 đa thức? 
HS: 1 em đứng lên nhận xét hai đa thức đã được sắp xếp
GV: Rút ra phương pháp nhân:
+ Sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần.
 + Đa thức này viết dưới đa thức kia 
 + Kết quả của phép nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ 2 với đa thức thứ nhất được viết riêng trong 1 dòng.
 + Các đơn thức đồng dạng được xếp vào cùng 1 cột
 + Cộng theo từng cột.
 * Hoạt động 4: áp dụng vào giải bài tập
Làm tính nhân
 a) (xy - 1)(xy +5)
b)(x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
HS: suy nghĩ làm việc cá nhân
 2 em lên bảng làm 
GV: Chốt đáp án đúng
GV: Hãy suy ra kết quả của phép nhân
 (x3 - 2x2 + x - 1)(x - 5)
- HS tiến hành nhân theo hướng dẫn của GV
- HS trả lời tại chỗ
( Nhân kết quả với -1)
Làm việc theo nhóm.?3 
GV: Khi cần tính giá trị của biểu thức ta phải lựa chọn cách viết sao cho cách tính thuận lợi nhất
HS ; 2 em lên bảng thực hiện
2. Nhân 2 đa thức đã sắp xếp.
Chú ý: Khi nhân các đa thức một biến ở ví dụ trên ta có thể sắp xếp rồi làm tính nhân.
 x2 + 3x - 5
 x + 3 
 + 3x2 + 9x - 15
 x3 + 3x2 - 15x
 x3 + 6x2 - 6x - 15
3)áp dụng:
?2 Làm tính nhân
 a) (xy - 1)(xy +5)
= x2y2 + 5xy - xy - 5
= x2y2 + 4xy - 5
b)(x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
 =5 x3-10x2+5x-5 - x4+ 2x2-x2+x 
 = - x4 + 7 x3 - 11x2 + 6 x - 5 
?3 Gọi S là diện tích hình chữ nhật với 2 kích thước đã cho
+ C1: 
S = (2x +y) (2x - y) = 4x2 - y2
 Với x = 2,5 ; y = 1 ta tính được
S = 4.(2,5)2 - 12 =25- 1 = 24(m2)
 + C2: S = (2.2,5 + 1) (2.2,5 - 1) = (5 +1) (5 -1) = 6.4 = 24 (m2)
4.Củng cố
 - GV: Em hãy nhắc lại qui tắc nhân đa thức với đa thức? Viết tổng quát?
 - GV: Với A, B, C, D là các đa thức : (A + B) (C + D) = AC + AD + BC + BD
5- Hướng dẫn về nhà. 
- Làm các bài tập 8,9 / trang 8 (sgk). bài tập 8,9,10 / trang (sbt)
HD: BT9: Tính tích (x - y) (x4 + xy + y2) rồi đơn giản biểu thức & thay giá trị vào tính.
- Làm bài để tiết sau luyện tập
V.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày soạn 16/8/2015:
Ngày dạy lớp 8A2,3 : 25/8/2015
Tiết 3: Luyện tập
 i- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS nắm vững, củng cố các qui tắc nhân đơn thức với đa thức qui tắc nhân đa thức với đa thức
- Biết cách nhân 2 đa thức một biến dã sắp xếp cùng chiều
 2. Kỹ năng: 
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm
 - Học sinh rèn kỹ năng tính toán và trình bày
 3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực tự giác, năng lực tính toán và năng lực tự học của học sinh
II. Chuẩn bị:
 + Giáo viên: SGK, sách giáo viên, phấn màu
 + Học sinh: - Bài tập về nhà. Ôn nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
iii. phương pháp dạy:
 Thảo luận nhóm ,luyện tập, vấn đáp
IV Tiến trình bài dạy:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức ?Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức ? Viết dạng tổng quát ?
- HS2: Làm tính nhân 
 ( x2 - 2x + 3 ) ( x - 5 ) & cho biết kết quả của phép nhân ( x2- 2x + 3 )(5 - x ) 
* Chú ý 1: Với A. B là 2 đa thức ta có: ( - A).B = - (A.B)
2- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Dạng 1 : Thực hiện phép nhân 
 Làm tính nhân
a) 
b) (x2y2 - xy + 2y ) (x - 2y)
c) (x2 - xy + y2 ) (x + y)
GV: cho 2 HS lên bảng chữa bài tập 
HS khác nhận xét kết quả
GV: chốt lại: Ta có thể nhân nhẩm và cho kết quả trực tiếp vào tổng khi nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ nhất với từng số hạng của đa thức thứ 2 ( không cần các phép tính trung gian)
+ Ta có thể đổi chỗ (giao hoán ) 2 đa thức trong tích và thực hiện phép nhân.
- GV: Em hãy nhận xét về dấu của 2 đơn thức ?
Hs: Nhân 2 đơn thức trái dấu tích mang dấu âm (-).Nhân 2 đơn thức cùng dấu tích mang dấu dương 
GV: kết quả tích của 2 đa thức được viết dưới dạng như thế nào ?
HS: Kết quả được viết gọn nhất
*Hoạt động 2: Dạng 2 : Rút gọn biểu thức
GV: Cho HS lên bảng chữa bài tập 12/sgk
HS làm bài tập 12 theo nhóm
-GV: tính giá trị biểu thức có nghĩa ta làm việc gì ?
HS: ta đi thay giá tri của biến vào rồi tính
+ Tính giá trị biểu thức :
 A = (x2 - 5) (x + 3) + (x + 4) (x - x2) 
- GV: để làm nhanh ta có thể làm như thế nào ? 
HS: ta có thể thu gọn rồi thay giái trị của biến vào
đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
Nhóm khác nhận xét
- Gv chốt lại : 
+ Thực hiện phép rút gọn biểu thức.
+ Tính giá trị biểu thức ứng với mỗi giá trị đã cho của x.
*Hoạt động 3: Dạng 3 : Tìm x
GV : cho học sinh làm bài tập 13/sgk
Tìm x biết:
(12x - 5)(4x -1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81
- GV: hướng dẫn
+ Thực hiện rút gọn vế trái
+ Tìm x 
+ Lưu ý cách trình bày.
HS : suy nghĩ làm việc cá nhân
địa diện 1 em lên bảng làm bài
GV : chốt đáp án đúng
-GV: Qua bài 12 &13 ta thấy:
+ Đ + Đối với các biểu thức ta có thể tính được giá trị biểu thức đó nếu cho trước giá tri của biến của 
 + Nếu cho trước giá trị biểu thức ta có thể tính được giá trị biến số.
 . - GV: Cho các nhóm giải bài 14
 - GV: Trong tập hợp số tự nhiên số chẵn được viết dưới dạng tổng quát như thế nào ? 3 số liên tiếp được viết như thế nào ? 
HS: 2n; 2n + 2; 2n + 4
 đại diện 1 em lên bảng trình bày
GV: chốt đáp án đúng 
1) Chữa bài 8 (sgk)
a) 
= 
b) (x2y2 - xy + 2y ) (x - 2y)
= x3y- 2x2y3-x2y + xy2+2yx -4y2
c)(x2 - xy + y2 ) (x + y)
= (x + y) (x2 - xy + y2 )
= x3- x2y + x2y + xy2 - xy2 + y3 
= x3 + y3
* Chú ý 2: 
+ Nhân 2 đơn thức trái dấu tích mang dấu âm (-)
+ Nhân 2 đơn thức cùng dấu tích mang dấu dương 
+ Khi viết kết quả tích 2 đa thức dưới dạng tổng phải thu gọn các hạng tử đồng dạng ( Kết quả được viết gọn nhất). 
2) Chữa bài 12 (sgk)
- HS làm bài tập 12 theo nhóm
Tính giá trị biểu thức :
 A = (x2- 5)(x + 3) + (x + 4)(x- x2)
= x3+3x2- 5x- 15 +x2 -x3 + 4x -4x2
= - x - 15
thay giá trị đã cho của biến vào để tính ta có:
a) Khi x = 0 thì A = -0 - 15 = - 15
b) Khi x = 15 thì A = -15-15 = -30
c) Khi x = - 15 thì A = 15 -15 = 0
d) Khi x = 0,15 thì A = - 0,15-15
 = - 15,15 
3) Chữa bài 13 (sgk)
Tìm x biết:
(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x) = 81 (48x2 - 12x - 20x +5) ( 3x + 48x2 - 7 + 112x = 81
83x - 2 = 81
83x = 83 
 x = 1
4) Chữa bài 14 
+ Gọi số nhỏ nhất là: 2n
+ Thì số tiếp theo là: 2n + 2
 + Thì số thứ 3 là : 2n + 4
Khi đó ta có:
2n (2n +2) =(2n +2) (2n +4) -192 
 n = 23
 2n = 46
 2n +2 = 48 
 2n +4 = 50 
3-Củng cố: 
- GV: Muốn chứng minh giá trị của một biểu thức nào đó không phụ thuộc giá trị của biến ta phải làm như thế nào ?
+ Qua luyện tập ta đã áp dụng kiến thức nhân đơn thức & đa thức với đa thức đã có các dạng biểu thức nào ?
4- Hướng dẫn về nhà.
+ Làm các bài 11 & 15 (sgk) ,bài 7,8/sbt(6)
 HD: Đưa về dạng tích có thừa số là số 2
+ Đọc trước bài “ Những hằng đẳng thức đáng nhớ”
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày soạn : 23/8/2015 
 Ngày dạy lớp 8A,B: 25 /8/2015 
Tiết4 : Những hằng đẳng thức đáng nhớ
I . MụC TIÊU: 
1. Kiến thức: học sinh hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả bằng công thừc và phát biểu thành lời về bình phương của tổng bìng phương của 1 hiệu và hiệu 2 bình phương
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm tính nhanh một cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số
- Học sinh rèn kỹ năng tính toán và trình bày
 3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực tự giác, năng lực tính toán và năng lực tự học của học sinh
II. Chuẩn bị:
+gv:SGK.phấn màu , thước thẳng, sgk, máy chiếu
+hs: dung cụ học tập, sgk
iii. phương pháp dạy :
 Đưa vấn đề, giải quyết vấn đề, luyện tập
IV tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức. áp dụng làm phép nhân : (x+2)(x-2)
HS2: áp dụng thực hiện phép tính
 b) ( 2x + y)( 2x + y) Đáp số : 4x2 + 4xy + y2 
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. XD hằng đẳng thức thứ nhất
HS1: Phát biểu qui tắc nhân đa thức vói đa thức
 GV: Từ kết quả thực hiện ta có công thức:
 (a +b)2 = a2 +2ab +b2.
GV: Công thức đó đúng với bất ký giá trị nào của a &b Trong trường hợp a,b>o. Công thức trên được minh hoạ bởi diện tích các hình vuông và các hình chữ nhật (Gv dùng bảng phụ)
GV: Với A, và B là các biểu thức ta cũng có 
HS : nghe và ghi bài 
GV: A,B là các biểu thức . Em phát biểu thành lời công thức :
HS: phát biểu thành lời, ghi công thức vào vở
GV: Chốt lại và ghi bảng bài tập áp dụng 
GV dùng bảng phụ KT kết quả 
GV giải thích sau khi học sinh đã làm xong bài tập của mình 
HS: quan sát và chữa bài
*Hoạt động2:Xây dựng hằng đẳng thức thứ 2. 
GV: Cho HS nhận xét các thừa số của phần kiểm tra bài cũ (b). Hiệu của 2 số nhân với hiệu của 2 số có KQ như thế nào?
=> Đó chính là bình phương của 1 hiệu.
GV: chốt lại : Bình phương của 1 hiệu bằng bình phương số thứ nhất, trừ 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2, cộng bình phương số thứ 2.
HS: ghi công thức
Phát biểu lại thành lời công thức bình phương của 1 hiệu
GV: ch học sinh làm bài tập áp dụng
HS: Suy nghĩ làm việc cá nhân
GV: yêu cầu học sinh xác định các biểu thức A, B trong bài tập trên
HS1: Trả lời ngay kết quả 
HS2: Trả lời và nêu phương pháp 
HS3: Trả lời và nêu phương pháp đưa về HĐT
Gv: Chốt đáp án đúng
* Hoạt động3: Xây dựng hằng đẳng thức thứ3. 
GV: Em hãy nhận xét các thừa số trong bài tập (c) bạn đã chữa ?
 GV: đó chính là hiệu của 2 bình phương.
GV: Em hãy diễn tả công thức bằng lời ?
HS : 1 em phát biểu công thức thành lời
GV: chốt lại
Hiệu 2 bình phương của mỗi số bằng tích của tổng 2 số với hiệu 2 số
Hiệu 2 bình phương của mỗi biểu thức bằng tích của tổng 2 biểu thức với hiệu 2 hai biểu thức
-GV: Hướng dẫn HS cách đọc (a - b)2 Bình phương của 1 hiệu & a2 - b2 là hiệu của 2 bình phương.
Gv : Cho học sinh làm ?6
HS : Suy nghĩ làm việc cá nhân
3 em lên bảng chữa
GV : Chốt đáp án đúng
 Nội dung cần đạt
1. Bình phương của một tổng:
 Với hai số a, b bất kì, thực hiện phép tính:
(a+b) (a+b) =a2 + ab + ab + b2
 = a2 + 2ab +b2.
 (a +b)2 = a2 +2ab +b2.
* a,b > 0: CT được minh hoạ 
 A b 
a2
 Ab
Ab
 B2
* Với A, B là các biểu thức :
(A +B)2 = A2 +2AB+ B2
* áp dụng:
a) Tính: ( a+1)2 = a2 + 2a + 1 
b) Viết biểu thức dưới dạng bình phương của 1 tổng:
 x2 + 6x + 9 = (x +3)2 
c) Tính nhanh: 512 & 3012
+ 512 = (50 + 1)2 
 = 502 + 2.50.1 + 1
 = 2500 + 100 + 1 = 2601
+ 3012 = (300 + 1 )2
 = 3002 + 2.300 + 1= 90601 
 2- Bình phương của 1 hiệu. Thực hiện phép tính
2 = a2 - 2ab + b2
Với A, B là các biểu thức ta có: 
 ( A - B )2 = A2 - 2AB + B2
* áp dụng: Tính
a) (x - )2 = x2 - x + 
b) ( 2x - 3y)2 = 4x2 - 12xy + 9 y2
c) 992 = (100 - 1)2 = 10000 - 200 + 1 = 9801
3- Hiệu của 2 bình phương
+ Với a, b là 2 số tuỳ ý:
 (a + b) (a - b) = a2 - b2
+ Với A, B là các biểu thức tuỳ ý 
 A2 - B2 = (A + B) (A - B) 
?3.Hiệu 2 bình phương của mỗi số bằng tích của tổng 2 số với hiệu 2 số
Hiệu 2 bình phương của mỗi biểu thức bằng tích của tổng 2 biểu thức với hiệu 2 hai biểu thức
* áp dụng: Tính
a) (x + 1) (x - 1) = x2 - 1
b) (x - 2y) (x + 2y) = x2 - 4y2
c) Tính nhanh 
 56. 64 = (60 - 4) (60 + 4) 
= 602 - 42 = 3600 -16 = 3584
3. Củng cố:
- GV: cho HS làm bài tập ?7(Ai đúng ? ai sai?)
+ Đức viết: x2 - 10x + 25 = (x - 5)2
+ Thọ viết: x2 - 10x + 25 = (5- x)2
GV :Đức viết, Thọ viết:đều đúng vì 2 số đối nhau bình phương bằng nhau
* Nhận xét: (a - b)2 = (b - a)2
4. Hướng dẫn về nhà.
- Làm các bài tập: 16, 17, 18 sgk. Từ các HĐT hãy diễn tả bằng lời. 
- Viết các HĐT theo chiều xuôi & chiều ngược, có thể thay các chữ a,b bằng các chữ A.B, X, Y
- Chuân bị tiết sau ‘luyện tập’
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày soạn :23/8/2015
 Ngày dạy lớp 8A,B: 8 /9/2015
Tiết 5 : Luyện tập
 I . MụC TIÊU: 
1. Kiến thức: học sinh củng cố & mở rộng các HĐT bình phương của tổng bình phương của 1 hiệu và hiệu 2 bình phương.
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm tính nhanh một cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số
- Học sinh rèn kỹ năng tính toán và trình bày
 3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực tự giác, năng lực tính toán và năng lực tự học của học sinh
II. Chuẩn bị:
 +gv: SGK.phấn màu, sgk, bảng phụ kiểm tra bài cũ
 +hs: SGK, học thuộc 3 HĐT. 
iii. phương pháp dạy :
 Thảo luận nhóm,vấn đáp, luyện tập
IV. tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Dùng bảng phụ
a)Hãy dấu (x) vào ô thích hợp:
TT
Công thức
Đúng
Sai
1
2
3
4
5
 a2 - b2 = (a + b) (a - b)
 a2 - b2 = - (b + a) (b - a)
 a2 - b2 = (a - b)2
 (a + b)2 = a2 + b2 
(a + b)2 = 2ab + a2 + b2
b) Viết các biẻu thức sau đây dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu ?
+ x2 + 2x + 1 = 
+ 25a2 + 4b2 - 20ab = 
 Đáp án (x + 1)2; (5a - 2b)2 = (2b - 5a)2
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt Động 1: Dạng 1:Chứng minh biểu thức .
- Gvcho học sinh làm bài tập 17/sgk
HS suy nghĩ làm việc cá nhân
GV: Từ đó em có thế nêu cách tính nhẩm bình phương của 1 số tự nhiên có tận cùng bằng chữ số 5.
+ áp dụng để tính: 252, 352, 652, 752
+ Muốn tính bình phương của 1 số có tận cùng bằng 5 ta thực hiện như sau:
 - Tính tích a(a + 1)
 - Viết thêm 25 vào bên phải
Ví dụ: Tính 352
 35 có số chục là 3 nên 3(3 +1) = 3.4 = 12
 Vậy 352 = 1225 ( 3.4 = 12)
 652 = 4225 ( 6.7 = 42)
 1252 = 15625 ( 12.13 = 156 )
-GV: Cho biét tiếp kết quả của: 452, 552, 752, 852, 952
*Hoạt Động 2: Dạng 2:Viết biểu thức thành bình phương 1 tổng,1 hiệu
2- Chữa bài 21/12 (sgk)
 Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) 9x2 - 6x + 1 
b) (2x + 3y)2 + 2 (2x + 3y) + 1
* GV chốt lại: Muốn b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an.doc