Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2013-2014

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2013-2014
TUẦN 3
Tiết
Tên bài dạy
11,12
Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ trẻ em
13
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
14,15
Viết bài Tập làm văn số 1
Ngày soạn: 02/9/2016
TIẾT 11+12:	Ngày dạy : 05/9/2016 
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được:
I. Kiến thức.
 1-Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay,tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 2-Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
II. Kỹ năng.
 1-Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng.
 2-Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
 3-Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
III. Thái độ.
1- HS có ý thức tự bảo vệ bản thân để có được những quyền hợp pháp được quy định trong công ước.
2- Ngoài việc bảo vệ bản thân, HS cần có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh và thực hiện trách nhiệm của mình đối với các quyền lợi của trẻ em.
IV.Nội dung trọng tâm:
 HS có hiểu biết về các quyền của trẻ em được quy định trong ‘Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em’ .
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: Soạn bài ; sưu tầm tranh ảnh liên quan đến văn bản.
2. Học sinh : Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm...
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề quyền trẻ em.
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp,tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Hiểu VB nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em trên toàn thế giới. Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về tình hình trong nước và thế giới về quyền trẻ em hiện nay. 
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân như thế nào?
->Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Cuộc chạy đua vũ trang đang ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt.
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu.
 Lời tuyên bố của hội nghị quốc tế cấp cao về trẻ em tại Niu Ooc, ngày 30/9/1990 chứng tỏ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về trẻ em. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:28 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: Xác định được bố cục của văn bản. Nắm được sự thách thức của đời sống trẻ em trên thế giới, cơ hội và nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc bảo vệ trẻ em.
-Năng lực hình thành: tự xác định bố cục theo nội dung,tìm hiểu các chi tiết trong văn bản, liên hệ thực tế để làm rõ nội dung bài học.
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Hãy nêu thể loại và xuất xứ của văn bản.
 Văn bản trích trong tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở liên hợp quốc ở Niu Oóc ngày 30/9/1990.
-Hs: Đọc văn bản.
-Gv:Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
 +Phần 1:Sự thách thức
 +Phần 2: Cơ hội
 +Phần 3:Nhiệm vụ
-Gv:Hãy nêu nội dung của từng phần?
 +Phần 1:Nêu những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
 +Phần 2: Khẳng định những điều kiện thuận lợ cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
 +Phần 3: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn và phát triển trẻ em.
-Gv:Bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào?
-Gv:Em hãy nêu suy nghĩ và tình cảm của em về trẻ em?
 Trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước nên trẻ em phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Bác Hồ nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, nhiều trẻ em không được như vậy.
-Gv:Nêu những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em?
-Gv:Với những điều kiện thuận lợi đó, các em có những nhận thức như thế nào về sự sống còn và phát triển trẻ em?
 Nhận thức được nhu cầu quyền lợi của mình và có cơ hội phục vụ lợi ích.
-Gv:Trong điều kiện của đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta quan tâm chăm sóc trẻ em như thế nào?
 Mở thêm trường lớp,tạo điều kiện vui chơi cho trẻ em cơ nh, xoá nạn mù chữ,nhiều tổ chức xã hội được thành lập.
-Gv:Bản thân các em phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc này?
-Gv:Bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực và phối hợp hành động. Đó là những điểm nào?
-Gv:Qua bản tuyên bố,em có suy nghĩ như thế nào về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em của cộng đồng quốc tế?
 Tóm lại vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ để có tính cụ thể,có tính toàn diện.
-Gv:Qua bản tuyên bố,em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
 Là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.
I/ Đọc –Tìm hiểu chú thích
-Thể loại:Văn bản nhật dụng
-Trích “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em”
II/Tìm hiểu văn bản
1/Sự thách thức
-Bị trở thành nạn nhận của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng thôn tín của nước ngoài.
-Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp
-Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
2/Cơ hội
-Liên kết các quốc gia có cùng ý thức cao bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
-Có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
-Sự đoàn kết và hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả.
3/Nhiệm vụ
-Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng.
-Phát triển giáo dục cho trẻ em.
-Đảm bảo quyền bình đẳng nam, nữ vì lợi ích trẻ em.
-Củng cố gia đình.
-Khôi phục và phát triển kinh tế.
=>Bản tuyên bố có tính cụ thể và toàn diện.
*Ghi nhớ: (SGK/35)
III.Luyện tập:
HS phát biểu ý kiến.
IV. Củng cố, dặn dò:10’
1. Củng cố: 6’ 
1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì? (MĐ1)
-> Văn bản nhật dụng.
2.Hãy nhắc lại nội dung chính của bản tuyên bố? (MĐ2)
->Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
3. Thông qua phần tìm hiểu trên và bằng kiến thức thực tế, em thấy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em hiện nay như thế nào? (MĐ 3)
->HS tự liên hệ, phát biểu.
2.Dặn dò:Về học bài, xem trước bài “Các phương châm hội thoại (tt)”
************************************
TIẾT:13 	Ngày soạn: 02/9/2016	Ngày dạy : 08/9/2016 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được:
I. Kiến thức.
 1-Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các PC hội thoại và tình huống giao tiếp.
 2-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
II. Kỹ năng.
 1-Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp.
 2-Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì các lý do khác nhau có khi các phương châm hội thoại không được tuân thủ.
 III. Thái độ.
HS cần chủ động trong giao tiếp, có những tình huống không bắt buộc phải tuân thủ các PCHT. 
IV.Nội dung trọng tâm:
 Nắm được những tình huống giao tiếp không cần phải tuân thủ các PC.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: Soạn bài .
2. Học sinh : chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Vận dụng kiến thức bài học để có cách ứng xử trong hoạt động giao tiếp của bản thân HS.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
? Khi tham gia hội thoại,về phương châm quan hệ phải như thế nào?Cho ví dụ.
-> HS trả lời theo ghi nhớ (SGK)
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu.
Các em đã học các phương châm hội thoại.Nhưng phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.Vì nhiều lý do khác nhau,các phương châm hội thoại nhiều khi không được tuân thủ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:20 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp mà không cần tuân thủ phương châm hội thoại.
-Năng lực hình thành: nhận biết những tình huống trong giao tiếp không cần tuân thủ cácphương châm hội thoại.
-Hs: Đọc truyện”Chào hỏi”
-Gv: Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không?
-Gv:Vì sao em nhận xét như vậy?
 Trong tình huống này, người được hỏi bị chàng ngốc gọi xuống từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc.
-Gv:Từ đó chúng ta có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv:Em hãy cho ví dụ những tình huống mà lời hỏi thăm kiểu như trên được dùng một cách thích hợp?
-Gv:Tuân thủ các phương châm hội thoại người nói phải như thế nào?
 Người nói phải nắm được các tình huống giao tiếp như: Nói với ai?Nói khi nào?Nói ở đâu?Nói để làm gì?
-Hs: Đọc lại các ví dụ về các phương châm hội thoại đã học.
-Gv:Hãy cho biết những tình huống hội thoại nào,phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
 Ngoại trừ tình huống phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Hs: Đọc đoạn đối thoại
-Gv:Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muống hay không? (Không)
-Gv:Vậy phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
-Gv:Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
 Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo năm nào.
-Gv:Em hãy cho ví dụ tình huống tương tự?
+Bạn có biết nhà cô chủ nhiệm ở đâu không?
-Gv :Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
 Không tuân thủ phương châm về chất. Đó là việc làm nhân đạo cần thiết.
->Như vậy không phải lời nói dối nào cũng đáng chê trách.
-Gv:Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
 Không tuân thủ phương châm về lượng vì nó không cung cấp thông tin nào.
-Gv:Vậy em hiểu nghĩa của câu này như thế nào?
 Tiền bac chỉ là phương tiện để sống,chứ không phải là mục đích sống.Câu này khuyên con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi những thứ khác quan trọng và thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
-Gv:Hãy cho ví dụ một số tình huống tương tự?
+Chiến tranh là chiến tranh
+Nó vẫn là nó
-Gv:Vậy trong những trường hợp nào người ta không tuân thủ phương châm hội thoại?
 Người nói thiếu văn hoá,vụng về vô ý, ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn.
-Hs: Đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập.
-Thời gian:10 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: xác định được các tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại
-Năng lực hình thành: biết được những tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại và biết ứng dụng trong cuộc sống.
-Hs: Đọc mẩu chuyện
-Gv:Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
-Gv:Hãy phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
 Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng.Cách nói của ông bố với cậu bé không rõ.
Hs: Đọc đoạn trích
-Gv:Thái độ và lời nói của Chân,Tay,Mắt đã vi phạm phương châm nào?
I/Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
*Ví dụ: Bác làm việc vất vả lắm phải không?
->Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp
*Ghi nhớ:sgk
II/Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
*Ví dụ:sgk
*Ví dụ:Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
-Đâu khoảng thế kỷ XX
->Phương châm về lượng không được tuân thủ.
*Ghi nhớ:sgk
III/Luyện tập
1/Đọc mẩu chuyện và trả lời
-Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
2/Đoạn trích
-Lời nói không tuân thủ phương châm lịch sự.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
 1. Củng cố: 
1 Khi giao tiếp cần chú ý những gì?(MĐ 1)-> HS tự phát biểu theo nội dung đã học.
2.Em hãy nêu một vài tình huống mà không cần tuân thủ các phương châm hội thoại, giải thích? (MĐ 2,3)-> HS tự liên hệ, lấy ví dụ.
2. Hướng dẫn về nhà:
 - Về làm bài tập còn lại, học bài. 
 - Chuẩn bị bài tiết sau viết bài TLV số 1.
*****************************************
Ngày soạn: 02/9/2016
	TIẾT:14+15 	Ngày dạy : 08/9/2016
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được:
I. Kiến thức.
 Văn thuyết minh có kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
II. Kỹ năng.
 Học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
III. Thái độ: 
 HS có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc, hiệu quả.
IV. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
 HS làm bài văn thuyết minh theo đối tượng cụ thể có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả. 
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HOC, PHƯƠNG PHÁP
I. Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Chuẩn bị bài
II Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: 
- Kĩ thuật : Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
1- Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2- Sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi làm văn bản thuyết minh
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : 
II. Bài mới : MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1:
-Văn bản thuyết minh
Khái niệm văn bản thuyết minh, trình bày các phương pháp thuyết minh đã học
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2, Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 2, Tỉ lệ 20%
Chủ đề 2:
-Văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Viết văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 8, Tỉ lệ 80%
Số câu 1
Số điểm 8, Tỉ lệ 80%
Tổng số câu
Tổng số điểm, tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2, Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 8, Tỉ lệ 80%
Tổng số câu 2
Tổng số điểm 10, tỉ lệ 100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Văn bản thuyết minh là gì? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học
Câu 2:Thuyết minh cây lúa Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2 điểm):
-Học sinh nêu được khái niệm
-Kể tên các phương pháp thuyết minh
Câu 2(8 điểm):
*Yêu cầu:Bài làm cần phải có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a.Mở bài(0,5 điểm)-Giới thiệu cây lúa Việt Nam
b.Thân bài( 7 điểm)
-Các loại lúa ở Việt Nam
-Sự phát triển của cây lúa
-Đặc điểm của cây lúa
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả (1 điểm)
c.Kết bài( 0,5 điểm)-Tầm quan trọng của cây lúa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc