Giáo án Lý thuyết trọng tâm về hiđrocacbon thơm

doc 15 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2948Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lý thuyết trọng tâm về hiđrocacbon thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lý thuyết trọng tâm về hiđrocacbon thơm
Lý thuyết trọng tâm về HIĐROCACBON THƠM
Câu 1.Trong vòng benzen mỗi nguyên tử C dùng 1 obitan p chưa tham gia lai hoá để tạo ra:
A.2 liên kết pi riêng lẻ.
B.2 liên kết pi riêng lẻ.
C.1 hệ liên kết pi chung cho 6 C.
D.1 hệ liên kết xích-ma chung cho 6 C.
Câu 2.Trong phân tử benzen:
A.6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B.6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C.Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D.Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 3.Cho các công thức:
Cấu tạo nào là của benzen ?
A.(1) và (2).
B.(1) và (3).
C.(2) và (3).
D.(1) ; (2) và (3).
Câu 4.Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A.CnH2n+6 ; n ≥ 6.
B.CnH2n-6 ; n ≥ 3.
C.CnH2n-8 ; n ≥ 6.
D.CnH2n-6 ; n ≥ 6.
Câu 5.Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:
A.8 và 5.
B.5 và 8.
C.8 và 4.
D.4 và 8.
Câu 6.Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A.(1); (2) và (3).
B.(2); (3) và (4).
C.(1); (3) và (4).
D.(1); (2) và (4).
Câu 7.Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?
A.o-xilen.
B.m-xilen.
C.p-xilen.
D.1,5-đimetylbenzen.
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 20.Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A.2.
B.3.
C.4.
D.5.
Câu 21.Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzen ?
A.6.
B.7.
C.8.
D.9.
Câu 22.Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là
A.7.
B.8.
C.9.
D.6.
Câu 23.Cho các chất: (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hexa-1,3,5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:
A.(1); (2); (3); (4).
B.(1); (2); (5; (6).
C.(2); (3); (5) ; (6).
D.(1); (5); (6); (4).
Câu 24.X là đồng đẳng của benzen, có CTĐGN là: (C3H4)n. Công thức phân tử của X là:
A.C3H4.
B.C6H8.
C.C9H12.
D.C12H16.
Câu 25.Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là:
A.Gây hại cho sức khỏe.
B.Không gây hại cho sức khỏe.
C.Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.
D.Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
Câu 26.Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen ?
A.Không màu sắc.
B.Không mùi vị.
C.Không tan trong nước.
D.Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 27.Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A.Benzen + Cl2 (askt).
B.Benzen + H2 (Ni, p, to).
C.Benzen + Br2 (dd).
D.Benzen + HNO3(đ)/H2SO4(đ), to.
Câu 28.Tính chất nào không phải của benzen ?
A.Dễ thế.
B.Khó cộng.
C.Bền với chất oxi hóa.
D.Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 29.Cho benzen + Cl2 (askt) ta thu được dẫn xuất clo X. Vậy X là:
A.C6H5Cl.
B.p-C6H4Cl2.
C.C6H6Cl6.
D.m-C6H4Cl2.
Câu 30.Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:
A.thế, cộng.
B.cộng, nitro hoá.
C.cháy, cộng.
D.cộng, brom hoá.
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 41.C2H2 → X → Y → m-bromnitrobenzen. Các chất X và Y lần lượt là:
A.benzen ; nitrobenzen.
B.benzen, brombenzen.
C.nitrobenzen ; benzen.
D.nitrobenzen; brombenzen.
Câu 42.Benzen → X → o-bromnitrobenzen. Chất X là:
A.nitrobenzen.
B.brombenzen.
C.aminobenzen.
D.o-đibrombenzen.
Câu 43.Ankylbenzen X (C9H12), tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đ) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn xuất mononitro duy nhất. Chất X là:
A.n-propylbenzen.
B.p-etylmetylbenzen.
C.iso-propylbenzen.
D.1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 44.Cho phản ứng: X 1,3,5-trimetylbenzen. Chất X là:
A.axetilen.
B.metylaxetilen.
C.etylaxetilen.
D.đimetylaxetilen.
Câu 45.Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A.dd Br2.
B.khí H2, Ni, to.
C.dd KMnO4.
D.dd NaOH.
Câu 46.Cho phản ứng: X + 4H2etylxiclohexan. Chất X là:
A.C6H5CH2CH3.
B.C6H5CH3.
C.C6H5CH2CH=CH2.
D.C6H5CH=CH2.
Câu 47.Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen ?
A.tam hợp axetilen.
B.khử H2 của xiclohexan.
C.khử H2, đóng vòng n-hexan.
D.tam hợp etilen.
Câu 48.Phản ứng nào không điều chế được toluen ?
A.C6H6 + CH3Cl
B.khử H2, đóng vòng benzen
C.khử H2 metylxiclohexan
D.tam hợp propin
Câu 49.Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống .... trong câu sau:
Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen liên kết với nhau tạo thành ........
A.Mạch thẳng.
B.Vòng 6 cạnh, phẳng.
C.Vòng 6 cạnh đều, phẳng.
D.Mạch có nhánh
Câu 50.Benzen không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
A.Benzen là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ nên không tan vào nhau.
B.Benzen có khối lượng riêng bé hơn nước.
C.Phân tử benzen là phân tử phân cực.
D.Phân tử benzen là phân tử không phân cực, nước là dung môi có cực.
Câu 51.Chất làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím là:
A.Benzen.
B.Toluen.
C.Cumen.
D.Stiren.
Câu 52.Bằng phản ứng nào chứng tỏ benzen có tính chất của hiđrocacbon no ?
A.Phản ứng với dung dịch nước brom.
B.Phản ứng nitro hóa.
C.Phản ứng với H2 (Ni, to).
D.Phản ứng cháy, tỏa nhiệt.
Câu 53.Sản phẩm đinitrobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc ?
A.o-đinitrobenzen.
B.m-đinitrobenzen.
C.p-đinitrobenzen.
D.Hỗn hợp o- và p-đinitrobenzen.
Câu 54.Sản phẩm điclobenzen nào (nêu sau đây) được ưu tiên tạo ra khi cho clobenbzen tác dụng với clo có bột Fe đun nóng làm xúc tác ?
A.o-điclobenzen.
B.m-điclobenzen.
C.p-điclobenzen.
D.Hỗn hợp o- và p-điclobenzen.
Câu 55.Phản ứng nào sau đây chứng tỏ benzen có tính chất của hiđrocacbon không no ?
A.Phản ứng với hiđro.
B.Phản ứng với dung dịch nước brom.
C.Phản ứng với clo có chiếu sáng.
D.Cả A và C.
Câu 56.Hợp chất nào được tạo thành khi trùng hợp 3 phân tử propin đun nóng ở 6000C ?
A.1,2,3-trimetylxiclohexan.
B.1,2,4-trimetylbenzen.
C.1,2,3-trimetylbenzen.
D.1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 57.Cho các chất sau: Toluen (1); Etylbenzen (2); p-xilen (3); Stiren (4); Cumen (5).
Số chất cùng dãy đồng đẳng với benzen là
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu 58.Câu nào đúng nhất trong các câu sau khi nói về benzen ?
A.Benzen là một hiđrocacbon.
B.Benzen là một hiđrocacbon no.
C.Benzen là một hiđrocacbon không no.
D.Benzen là một hiđrocacbon thơm.
Câu 59.Điều nào sau đây sai khi nói về toluen ?
A.Là một hiđrocacbon thơm.
B.Có mùi thơm nhẹ.
C.Là đồng phân của benzen.
D.Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 60. Câu nào sau đây sai khi nói về benzen ?
A.Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều.
B.Tất cả các nguyên tử trong phân tử benzen đều cùng nằm trên một mặt phẳng.
C.Trong phân tử benzen, các góc hóa trị bằng 1200.
D.Trong phân tử benzen, ba liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn.
Câu 61.Tính thơm của benzen được thể hiện ở điều nào ?
A.Dễ tham gia phản ứng thế.
B.Khó tham gia phản ứng cộng.
C.Bền vững với chất oxi hóa.
D.Tất cả các lí do trên đều đúng.
Câu 62.Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên ?
A.Có khí thoát ra.
B.Dung dịch tách thành 2 lớp.
C.Xuất hiện kết tủa.
D.Dung dịch đồng nhất.
Câu 63.Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím ?
A.Dung dịch KMnO4 bị mất màu.
B.Có kết tủa trắng.
C.Có sủi bọt khí.
D.Không có hiện tượng gì.
Câu 64.Số đồng phân thơm của chất có CTPT C8H10 là:
A.3
B.4
C.5
D.6
Câu 65. Benzen có thể điều chế bằng cách nào ?
A.Chưng cất nhựa than đá hoặc dầu mỏ.
B.Điều chế từ ankan.
C.Điều chế từ xicloankan.
D.Tất cả các cách trên đều đúng.
Câu 66.Hãy chọn đúng hóa chất để phân biệt benzen, axetilen, stiren ?
A.Dung dịch phenolphthalein.
B.Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
C.Dung dịch AgNO3.
D.Cu(OH)2.
Câu 67.Cho các mệnh đề về stiren: 
(1) Stiren là đồng đẳng với benzen. 
(2) Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4. 
(3) Stiren còn có tên gọi khác là vinylbenzen. 
(4) Stiren vừa có tính không no, vừa có tính thơm. 
(5) Stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. 
Số mệnh đề đúng là:
A.2
B.3
C.4
D.5
Câu 68.Xác định sản phẩm của phản ứng sau: C6H6 + 3Cl2
A.C6H5Cl.
B.C6H4Cl2.
C.C6H3Cl3.
D.C6H6Cl6.
Câu 69.Một hiđrocacbon thơm X có thành phần %C trong phân tử là 90,57%. CTPT của X là:
A.C6H6.
B.C8H10.
C.C7H8.
D.C9H12.
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 75.Có 4 chất: etilen, propin, buta-1,3-đien, benzen. Xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của 4 chất trên, điều khẳng định đúng là:
A.Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B.Có 3 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C.Có 2 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D.Chỉ có 1 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 76.Phương pháp để tăng chỉ số octan là:
A.Rifominh.
B.Crackinh.
C.Chưng cất dưới áp suất cao.
D.Chưng cất dưới áp suất thấp.
Câu 77.Thành phần chủ yếu của khí lò cốc:
A.H2 và CO.
B.H2 và CH4.
C.H2 và CO2.
D.H2 và C2H6
Câu 78.Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A.HNO3 đ /H2SO4 đ.
B.HNO2 đ /H2SO4 đ.
C.HNO3 loãng /H2SO4 đ.
D.HNO3 đ.
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 82.Thành phần chính của khí thiên nhiên là:
A.H2.
B.CH4.
C.C2H6.
D.CO
Câu 83.C9H12 có số đồng phân hiđrocacbon thơm là:
A.7
B.8
C.9
D.10
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Trong benzen thực nghiệm cho thấy 6 liên kết có độ dài bằng nhau → liên kết π không cố định mà chung cho cả vòng benzen . 6 obitan p chưa lai hóa của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen.
Câu 2: Đáp án A
Trong phân tử benzen có 6 nguyên tử C đều ở trạng thái lai hóa sp2 ( lai hóa tam giác). 3 AO lai hóa tạo liên kết xich ma với 2 nguyên tử C bên canh và 1 nguyên tử H → vậy 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên một mặt phẳng. 
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Toluen có công thức C6H5CH3 còn gọi là metylbenzen
Stiren có công thức C6H5CH=CH2 còn gọi là Vinylbenzen
o-Xilen có cấu tạo CH3C6H4CH3 (1,2-đimteylbenzen) hai nhóm metyl ở vị trí 1,2
Câu 13: Đáp án A
Nhận thấy D không chứa vòng benzen → loại D
B nhóm Cl và C2H5 ở vi trí 1,3 , ở C thì Cl và C2H5 ở vị trí 1, 2 với nhau → loại B, C
Câu 14: Đáp án D
Khi thay thế các nguyên tử H trên vòng benzen C6H6 bằng các nhóm ankyl thu được ankylbenzen vậy ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa gốc ankyl và 1 vòng benzen. Đáp án D. 
Chú ý đáp án B nếu chứa nhiều vòng benzen như naphtalen không được coi là ankylbenzen
Câu 15: Đáp án D
Gốc C6H5-CH2-:benzyl , C6H5-: phenyl , CH2=CH- : vinyl, CH2=CH-CH2: anlyl.
Câu 16: Đáp án D
Vì benzen có tính đối xứng, khi đánh số sao cho tổng số vị trí nhánh là nhỏ nhất nên vị trí 1,3 trùng với 1,5 . 
Câu 17: Đáp án D
Nhận thấy 1,3,5 trimetylbenzen có tính đối xứng cao nhất khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất
1,2,3-trimetylbenzen khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng cho 2 sản phẩm
n-propylbenzen và iso-propylbenzen khi tham gia phản ứng thế Br2/Fe đun nóng cho 3 sản phẩm ở vị trí o,p,m.
Câu 18: Đáp án A
Nhận thấy C, D có công thức phân tử lần lượt là C9H12 và C18H30 → Loại
Hợp chất 1,2,4 - trietylbenzen khi tham gia phản ứng thế với Br2/Fe cho 3 sản phẩm
Hợp chất 1,3,5 - trietylbenzen khi tham gia phản ứng thế với Br2/Fe cho 1 sản phẩm duy nhất 
Câu 19: Đáp án A
Hợp chất C7H8 có π +v= 4 chỉ có 1 cấu tạo chứa vòng benzen là C6H5CH3.
Câu 20: Đáp án C
Hợp chất C8H10 có π + v= 4 → cấu tạo X chứa vòng benzen gồm C6H5C2H5, o-CH3C6H4CH3, m-CH3C6H4CH3, p-CH3C6H4CH3. 
Câu 21: Đáp án C
Hợp chất C9H12 có π + v= 4, các đồng phân chứa vòng benzen gồm 
CH3CH2CH2-C6H5, (CH3)2CH-C6H5.
o-CH3C6H5C2H5, m-CH3C6H5C2H5, p-CH3C6H5C2H5
1,2,3-(CH3)3C6H3,; 1,2,4-(CH3)3C6H3; 1,3,5-(CH3)3C6H3.
Câu 22: Đáp án A
Hợp chất C9H10 có π + v= 5 , các đồng phân chứa vòng benzen gồm 
C6H5CH2-CH=CH2, C6H5CH=CH2-CH3 (*) , C6H5CH(CH3)=CH2, o-CH3C6H4CH=CH2, m-CH3C6H4CH=CH2, p-CH3C6H4CH=CH2
Chú ý (*) có đồng phân hình học. 
Câu 23: Đáp án B
Nhận thấy xiclohexan là vòng no 6 cạnh không phải là hợp chấy thơm, hexa-1,3,5-trien : CH2=CH-CH=CH-CH=CH2 cũng không chứa vòng benzen không là hợp chất thơm
Các chất (1), (2), (5), (6) đều chứa vòng benzen .
Câu 24: Đáp án C
Hợp chất đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là CaH2a-6 (a ≥ 6)
→ 4n = 2.3n-6 → n= 3. Vậy X có công thức C9H12. 
Câu 25: Đáp án A
Benzen và toluen đều là dung môi hữu cơ có mùi thơm nhẹ hòa tan nhiều chất ( benzen là dung môi hòa tan sơn, hắc ín, vecni...), nhưng đều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là benzen. Với liều cao, hàm lượng benzen trên 65 mg/lít, nạn nhân chết sau vài phút trong tình trạng hôn mê, có thể kèm theo co giật.
Câu 26: Đáp án B
Các ankylbenzen là chất không màu, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, có mùi thơm nhẹ và là chất độc. 
Câu 27: Đáp án C
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
C6H6 + 3H2C6H12
C6H6 + HNO3 (đặc) 1,3-(NO2)2 -C6H4. 
Đáp án C. Chú ý Benzen tác dụng được Br2 khan và có xúc tác bột Fe, nếu không có xúc tác Fe thì phản ứng không xảy ra. 
Câu 28: Đáp án D
Tính chất đặc trưng của benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với chất oxi hóa. 
Câu 29: Đáp án C
C6H6 + 3Cl2C6H6Cl6
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 45: Đáp án D
C6H5CH=CH2+ Br2 → C6H5CHBr-CH2Br
C6H5CH=CH2 + H2 C6H5CH2-CH3
C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 → C6H5COOK + CO2 + KOH + MnO2 + H2O
Câu 46: Đáp án D
C6H5CH=CH2 + 4H2C6H11C2H5
Câu 47: Đáp án D
3CH≡CH C6H6
C6H12C6H6 + 3H2
CH3 -CH2-CH2-CH2-CH2-CH3C6H6 + 4H2
Câu 48: Đáp án D
3CH≡ C-CH31,3.5-(CH3)3C6H3. 
Câu 49: Đáp án C
Vòng benzen có cấu trúc hình lục giác đều, phẳng do 6 nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp2 ( lai hóa tam giác)
Câu 50: Đáp án D
Benzen có cấu tạo đối xưng, không phân cực nên tan tốt trong dung môi không phân cực và không tan trong dung môi có cực ( nước)
Câu 51: Đáp án D
Benzen, toluen,cumen không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường( cần có xúc tác Fe, t0)
Câu 52: Đáp án B
Benzen không tham gia phản ứng với dung dịch brom → Loại A
Benzen tham gia phản ứng công H2( Ni, t0) chứng tỏ tính chất không no của benzen → Loại C
Hầu hết các hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng cháy, tỏa nhiệt không đặc trưng cho hợp chất hidrocacbon no. → Loại D
Câu 53: Đáp án B
Trong nitrobenzen có nhóm thế NO2 đính trên vòng benzen khi tham gia phản ứng thế ưu tiên vị trí m. Đáp án B. 
Câu 54: Đáp án D
Khi thêm trên vòng benzen có sẵn nhóm thế Cl sản phẩm thế ưu tiên thế vào vị trí o,p. 
Câu 55: Đáp án D
Benzen có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 phá vỡ liên kết đôi hình thành liên kết đơn → phản ứng ứng này chứng minh tính chất của hidrocacbon không no. 
C6H6 + Cl2 C6H6Cl6 ( phản ứng cộng)
Câu 56: Đáp án D
3CH≡ C-CH31,3,5-(CH3)3C6H3
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 65: Đáp án D
Trong công nghiêp thường được tách ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá
Benzen còn được điều chế từ phản ứng khử H2 xicloankan hoặc khử H2 rồi đóng vòng các ankan
Câu 66: Đáp án B
Khi cho KMnO4 ở điều kiện thường vào lần lượt các ống nghiệm chứa benzen, axetilen, stiren lắc đều thì axetilen và stiren làm nhạt màu KMnO4, benzen không hiện tượng
Khi cho dung dịch axetilen và stiren lần lượt vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thì phản ứng thấy ống nghiệm chứa axetilen có lớp bạc màu xám bám thành ống nghiệm, stiren không hiện tượng. 
Câu 67: Đáp án C
Stiren không thỏa mãn công thức CnH2n-6 ( n≥ 6) → stiren không là đồng đẳng với benzen → (1) sai
(2), (3), (4), (5) đúng. 
Câu 68: Đáp án D
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
Câu 69: Đáp án B
Gọi công thức của X là CnH2n-6 ( n≥ 6)
%C= ×100% = 90, 57 → n = 8
X có công thức C8H10. 
Câu 70: Đáp án D
Luôn có nC6H5CH3= nC6H5COOH = 0,025 mol → mC6H5COOH = 3,05 gam. 
Câu 71: Đáp án C
Nhận định đúng gồm (1), (2), (3). 
Câu 72: Đáp án D
Trong thành phàn của dầu mỏ thường là hỗn tạp của các chất hữu cơ ngoài ra còn chứa một lượng rất nhỏ các chất vô cơ (các kim loại nặng ..)
Câu 73: Đáp án A
Dàu mổ là hỗn hợp của nhiều hidrocacbon, trong dầu mỏ chứa khoảng 83%-87% là C, 11%-14%H, 0,01-0,7% S , 0,01%-7% O
Câu 74: Đáp án A
Để chưng cất dầu mỏ ở giai đoạn dầu thô thường dùng chưng cất phân đoạn dưới áp suất thường để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau.
Câu 75: Đáp án B
Trong 4 chất benzen không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Các chất còn lại đều tham gia phản ứng công với dung dịch brom
XEM FULL TÀI LIỆU VUI LÒNG DOWNLOAD TẠI WEBSITE
Câu 83: Đáp án B
Hợp chất C9H có π + v= 4 các đồng phân hidrocacbon thơm gồm
C6H5CH2-CH2CH3, C6H5CH(CH3)2
o-CH3C6H4C2H5, m-CH3C6H4C2H5, p-CH3C6H4C2H5
1,2, 3-(CH3)3C6H3; 1,2,4-(CH3)3C6H3, 1,3,5-(CH3)3C6H3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docffghjh.doc