Giáo án Lý thuyết este

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6824Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lý thuyết este", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lý thuyết este
LÝ THUYẾT ESTE
I. Khái niệm, công thức, danh pháp, phân loại
 1. Khi thay nhóm –OH của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ thì được este (R’ # H)
 	2. ESTE đơn chức : RCOOR’ hoặc R’OCOR. (Trong đó: R= H hoặc CxHy, R’= CxHy)
3. Công thức tổng quát của este no, đơn, hở: CnH2nO2 (n≥2)
CTTQ : RCOOR’ [ Rm(COO)mnR’n ], CxHyOz
Este no, đơn chức, mạch hở : CnH2nO2 (n≥2)
Este không no, có 1 lk đôi, đơn chức, mạch hở : CnH2n-2O2
Este no 2 chức, mạch hở : CnH2n-2O4
Este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R'OH (n=1, m=1): RCOOR'. 
Este tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)n và ancol đơn chức R'OH (m=1): R(COOR')n.
Este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đa chức R'(OH)m (n=1): (RCOO)mR'.
Este tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)nvà ancol đa chức R'(OH)m: Rm(COO)mnR’n.
4. Danh pháp: tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO
 HCOOC2H5 : etyl fomat 
 CH3COOCH=CH2 : vinyl axetat
 CH2=CHCOOCH3 : metyl acrylat
 CH2=C(CH3)COOCH3: metyl metacrylat
 CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 : isoamyl axetat
 CH3COOCH2CH=CHCH2CH2CH3 : hex-2-en-1-yl axetat
 C6H5COOCH=CH2 : vinyl benzoat
 CH3COOC6H5 : phenyl axetat
 CH3COOCH2C6H5 : benzyl axetat
II. Tính chất vật lí:
Chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi hoa quả
Mety fomat HCOOCH3: Mùi táo
Isoamyl axetat (isopentyl axetat )CH3COOCH2CH2CH(CH3)2: mùi chuối chín
Genanyl axetat CH3COOC10H17 : mùi hoa hồng
Nhiệt độ sôi: axit > phenol> ancol>amin> este> xeton> anđehit> dẫn xuất> H-cacbon
Nhẹ hơn nước, ít tan hoặc ko tan trong nước nhưng tan trong chất béo, một số chất dẻo và parafin
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân :
Trong MT nước, xt axit : Là phản ứng thuận nghịch RCOOR’ + HOH ↔ RCOOH + R’OH
Trong MT bazơ : Là phản ứng 1 chiều (phản ứng xà phòng hóa) RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
2. Một số phản ứng đặc biệt:
CH3COOCH=CH2+ HOH (xt H+, to)→CH3COOH + CH3CHO
HCOOC6H5 +2NaOH(to)→HCOONa +C6H5ONa + H2O
HCOOCH2COOCH=CH2 + 2NaOH(to) →HCOONa+HOCH2COONa+ CH3CHO
3.phản ứng ở gốc hidrocacbon của este không no: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp 
IV. Điều chế:
1. Từ axit và ancol tương ứng
2. Một số phương pháp riêng : 
_Cộng axit axetic với axetilen : CH3COOH + CH≡CH(xt HgSO4/ H2SO4) → CH3COOCH=CH2
_Phenol tác dụng với anhiđrit axetic : 
C6H5OH + (CH3CO)2O (xt H2SO4đ, to)↔ CH3COOC6H5 + CH3COOH
_RCOONa +R’X→ RCOOR’ + NaX
BÀI TẬP ESTE I
1. Chọn câu trả lời chính xác nhất:
A. Este là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa các chất hữu cơ và ancol.
B. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit vô cơ với ancol.
C. Este là sản phẩm của phản ứng cộng giữa axit hữu cơ với ancol.
D. Este là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit vô cơ hoặc hữu cơ với ancol.
2.Công thức tổng quát của este no đơn chức là:
 A. CnH2nO2(n≥2). B. CnH2n-2O2(n≥1). D. CnH2nO(n≥1). C. CnH2n+2O2(n≥1).
3.Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là:
A. Etyl fomiat. B. Amyl propionat. C. Isoamyl axetat. D. Metyl axetat.
4.Etilenglicol tác dụng với hỗn hợp 2 axit CH3COOH và HCOOH thì sẽ thu được bao nhiêu este chỉ chứa chức este: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.	
5.Este metyl metacrylat được điều chế từ:
A. Axit acrylic và ancol metylic.	B. Axit acrylic và ancol etylic.
C. Axit metacrylic và ancol etylic.	D. Axit metacrylic và ancol metylic.
6.Este metyl metacrylat được dùng để sản xuất:
 A. Thuốc trừ sâu. B. Thủy tinh hữu cơ. C. Cao su. D. Tơ tổng hợp.
7.Để tinh chế CH3COOH có lẫn C2H5OH người ta làm như sau:
A. Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH dư, cô cạn lấy sản phẩm cho tác dụng với H2SO4 ta thu được axit axetic.
B. Cho hỗn hợp tác dụng với Na dư, cô cạn lấy sản phẩm cho tác dụng với H2SO4 ta thu được axit axetic
C. Cho hỗn hợp tác dụng với K2CO3 dư, cô cạn lấy sản phẩm cho tác dụng với H2SO4 ta thu được axit axetic
D. Cả A,C.
8.Trong phản ứng este hóa giữu ancol và axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi A. Chưng cất ngay để tách este. B. Cho rượu dư hay axit dư.	
C. Dùng chất hút nước để tách nước. D. Cả ba biện pháp A ,B,C.
9.Dùng hóa chất gì để phân biệt các mẫu thử mất nhãn chứa: Metyl fomiat và etyl axetat.
 A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2/NaOH. C. Na2CO3. D. A và B.
10.Dùng hóa chất gì để phân biệt vinyl fomiat và metyl fomiat?
A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2/NaOH. C. Dung dịch Br2. D. A và C
11.Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este đó là :
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC3H7. D. C2H3COOCH3.
12.Cho este có công thức phân tử là C4H6O2 có gốc ancol là metyl thì tên gọi của axit tương ứng của nó là:
 A. Axit acrylic. B. Axit axetic C. Axit propionic. D. Axit oxalic.. 
13.Hợp chất nào sau đây không phải là este?
 A. C2H5COOC2H5 B. CH3CH2CH2COOCH3 C. HCOOCH3. D. C2H5COCH3.
14.Vinyl axetat phản ứng được với chất nào trong số các chất sau đây:
A. Dung dịch Br2. B. NaOH. C. Na. D. Cả A và B đúng.
15.Vinyl fomiat phản ứng được với chất nào trong số các chất sau đây:
A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2/NaOH. C. NaOH. D. Cả 3 câu trên. 
16.Một hợp chất A có công thức C3H4O2. A tác dụng được với dung dịch Br2, NaOH, AgNO3/NH3, nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của A phải là:
 A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOH. D. HCOOCH2CH3.
17.Một hợp chất B có công thức C4H8O2. B tác dụng được với NaOH, AgNO3/NH3, nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của B phải là:
 A. HCOOCH(CH3)2. B.CH3 COOCH2CH3. C. C2H5COOCH3. D.CH3CH2 COOCH3.
18.Cho các phản ứng sau: 
 askt
CH3COOH + Cl2 → ClCH2COOH + HCl(1)
HCOOH + 1/2O2 → CO2 + H2O (2)
 H2SO4 đặc
CH3COOH+C2H5OH → CH3COOC2H5+H2O (3)
C2H5OH+HCl → C2H5Cl + H2O (4)
Hãy cho biết phản ứng nào là phản ứng este hóa?
 A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4).
19.Đặc điểm của este: CH2=CH-OOC CH3 là:
A. Dễ tham gia phản ứng cộng. 	B. Có khả trùng hợp cho polime.
C. Khi thủy phân không cho ancol. D. Cả ba câu trên đều đúng.
20.Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được:
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối. C. 2 ancol và nước D. 2 muối và nước.
21.Cho phản ứng hóa học: 
 H2SO4đ
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O 
Hãy cho biết vai trò của H2SO4đ trong phản ứng trên là gì?
A. Xúc tác. B. Hút nước. C. Môi trường. D. Cả A,B.
22.Điều chế poli(metylmetacrylat) người ta đi từ monome nào trong số các monome sau:
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3OCOCH=CH2.
C. CH2=C-COOCH3 D. CH2=C-COOCH3
 CH3 C2H5 
23.Khi thủy phân este HCOOCH=CH2 ta được:
A. 1 muối và 1 rượu. B. 2 muối và nước. C. 1 muối và 1 anđehit. D. 1 muối và 1 xeton.
24.Khi thủy phân este HCOOC(CH3) =CH2 ta được:
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và nước. C. 1 muối và 1 anđehit. D. 1 muối và 1 xeton.
25.Điều chế CH2=CH-OOCCH3 người ta đi từ:
A. CH2=CH-OH và CH3COOH. B. CH3COOH và CH≡CH.
C. CH3OH và CH2=CH-COOH.	 D. Cả A,B,C đều sai.
26.Cho các chất: CH2=CH-COOH(A); CH3COOC2H5(B); HCOOCH=CH2(C); C2H5OH(D) 
Dùng hóa chất nào để nhận biết các chất trên:
 A. Dung dịch Br2 , Na2CO3. B. Na , AgNO3/NH3. C. dd Br2 và Na. D. Cả A,B,C đều đúng
27.Chọn câu phát biểu sai: 2 este sau: CH2=CHCOOCH3 và CH3COOCH=CH2 có đặc điểm chung là:
A. Đều là este không no. B. Đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.	
C. Đều làm mất màu dung dịch Br2. D. Khi thủy phân không cho ancol.
28. Este tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic không no(có một nối đôi C = C), đơn chức, mạch hở có CTPTTQ là:
A. CnH2n-2O2 ( n≥4).	B. CnH2n-2O2 ( n≥3).	C. CnH2nO2 (n≥3).	D. CnH2n+2O2 ( n≥4).
29. Số đồng phân cấu tạo của chất có CTPT C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
30. Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. CTCT của este là:
A. HCOOC2H5	B. CH3COOCH3.	C. HCOOC3H7.	D. CH3COOC2H5.
31. Este C4H6O2 bị thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp không tham gia phản ứng tráng gương. CTCT thu gọn của este là:
A. CH3COOCH=CH2.	B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH2=CH-COO-CH3	D. HCOO-CH2- CH=CH2.
32. Hợp chất thơm A có CTPT C8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của A là: A. 5.	 B.3.	 C. 2.	 D. 4.
33. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được hai sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là
A. metyl propionat	B. propyl fomiat	C. ancol etylic	D. etyl axetat
34. Cho các phản ứng: X + 3NaOH→ C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O
	 Y + 2NaOH → T + 2Na2CO3
 CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → Z + 
	 Z + NaOH →T + Na2CO3
Công thức phân tử của X là
A. C12H20O6	B. C12H14O4	C. C11H10O4	D. C11H12O4
35. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
36. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
37. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
38. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
 A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
39. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
 A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
40. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
 A. metyl propionat.	B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
41. Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH	 B. CH3COOH. 	C. CH3COOC2H5. 	D. CH3CHO.
42. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. 	B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. CH3COONa và CH3OH.
43. Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
44. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
45. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
46. Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
47. Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. 	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
48. Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
49. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
50. Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng 
với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. 	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. 	D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
51. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH. 	B. CH3COOH, CH3OH. 
C. CH3COOH, C2H5OH. 	D. C2H4, CH3COOH.
52. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. 	B. HCOO-CH=CH-CH3. 
C. CH3COO-CH=CH2. 	D. CH2=CH-COO-CH3.

Tài liệu đính kèm:

  • docESTE_P1.doc