Bài 1: Sơ lược về bộ môn lịch sử Tiết theo pptt:....................................... Ngày soạn :....................................... Ngày dạy :........................................ A. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh hiểu được lịch sử là bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, vì thế học lịch sử là điều cần thiết. - Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức học tập, ham mê môn lịch sử , hiểu đúng đắn, chính xác sự kiện lịch sử. - Kĩ năng: Bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế , phân tích sự kiện B. Chuẩn bị: - GV: SGK, sách tham khảo - Trò: SGK, vở ghi C. Tiến trình lên lớp: 1, ổn định lớp: 2, Kiểm tra: Gv kiểm tra sgk, vở ghi của học sinh 3, Bài mới: ở lớp dưới các em đã được học một số mẩu truyện lịch sử, các em hiểu được một số nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Nhưng để hiểu được lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử thì bài hôm nay thầy cùng các em đi tim hiểu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: 1. Lịch sử là gì: - Gv dẫn dắt về một ví dụ về một vật chất nào đó có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi (chuyển sang dạng khác) - VD: Cây cối, bàn ghế ?Hãy lấy một ví dụ về một con vật nào đó có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi - Gv: Mọi sự vật đều có quá trình sinh ra , tồn tại và mất đi => quá trình đó gọi là lịch sử cuả sự vật. Vậy em hiểu thế nào là lịch sử? - Gv vậy lịch sử của con người thì thế nào? có giống với lịch sử của sự vật kể trên không? -> Lịch sử của một con người cũng có quá trình sinh ra – trưởng thành – và mất đi ? Lịch sử loài người là gì? - Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. ?Hoạt động của con người bao gồm những gì? ?Lịch sử con người có gì khác với lịch sử loài người? - Lịch sử loài người là ls của nhiều người, nhiều quốc gia thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều thời điểm khác nhau. - Lịch sử một con người là ls của một người bao gồm (sinh ra, trưởng thành, mất đi) ?Bộ môn lịch sử có tầm quan trọng ntn? ?Nếu không có bộ môn lịch sử thì thế hệ sau có hiểu được xã hội loài người ntn không? Gv: Vì thế người ta nói rằng lịch sử là bộ môn khoa học?vì sao? Gv: Trí nhớ của con người không thể lưu lại được hết mà phải cần đến khoa học =>Khoa học lịch sử để ghi, để nghiên cứu lại ->do vậy lịch sử cũng được coi là một ngành khoa học - Hs nghe - VD: Con chim (Mẹ sinh ra – lớn lên – già chết) - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ - Cũng giống - Hs nghe Văn hoá, kinh tế, xã hội... - Hs trả lời: - Con người không thể nhớ hết và nhớ đủ được sự kiện đã diễn ra - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ - Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. - Lịch sử một con người là ls của một người bao gồm (sinh ra, trưởng thành, mất đi) - Cần có bộ môn lịch sử để dựng lại toàn bộ hoạt động của xã hội loài người. - Lịch sử là một bộ môn khoa học Hoạt động 2: 2. Học lịch sử để làm gì: - Gv cho hs quan sát tranh 1 sgk ?Em thấy lớp học ở trường làng xưa khác với lớp học hiện nay ntn? ?Vì sao có sự khác nhau đó? - Gv: Vậy cái “xưa” “nay” khác nhau là do đâu? - Gv: Con người đã làm thay đổi diện mạo xã hội, cuộc sống... ?Theo em ta cần biết sự thay đổi đó không? ?Ta cần hiểu để làm gì? (cần học để làm gì?) - Hs quan sát - Hs tự so sánh. - Xưa kia KT còn thiếu thốn, nghèo. nay đời sống đã khá... - Hs: Do con người - Có cần biết - Hs trả lời - Học lịch sử để hiểu biết được cội nguồn của tổ tiên ta, của dân tộc ta - Học để biết được ông cha ta đã làm gì, sống lao động ntn...để có được đất nước hôm nay =>Từ đó biết quý trọng, kính yêu và phát huy tốt trong trong cuộc sống hôm nay Hoạt động 3: 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? - Gv: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, Vậy dựa vào đấu để biết lịch sử ?Hãy kể một vài câu chuyện nói về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân xưa kia? ?Các truyện trên thuộc thể loại VH gì? - Gv đưa ra một sỗ hiện vật - VD: Hòn đá, cưa, đục đá Ao, hồ qua câu chuyện Thánh Gióng... ?Những hiện vật gọi là gì? ?Hãy kể lại một vài di vật, di tích mà em biết? ?HS quan sát hình 2 (sgk) - Gv khi xã hội phát triển chữ viết ra đời, những câu chuyện truyền miệng được lưu giữ bằng cách nào? ->Tóm lại căn cứ vào 3 đặc điểm trên để biết và dựng lại lịch sử đã qua - Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, An Dương Vương - VH dân gian (truyền miệng) - Đó là những di vật, di tích, bia đá...... - Trống đồng, đồ gốm - Đền thờ (Nguyễn Bỉnh Khiêm), miếu mạo... - Lưu giữ bằng chữ viết - Dựa vào các câu chuyện truyền miệng. - Dựa vào những di vật, di tích để lại - Dựa vào chữ viết D. Luyện tập: 1, Em hãy chọn đáp án đúng nhất. - Dựa vào đâu để biết được lịch sử? a, Câu chuyện truyền miệng b, Chữ viết c, Di tích, di vật d, Tất cả a,b,c C. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài cũ. - Trả lời và học thuộc phần trả lời câu hỏi trong (sgk/ trang 5) - Đọc trước bài 2 trong sgk “cách tính thời gian trong lịch sử” Bài 2: cách tính thời gian trong lịch sử Tiết theo pptt:....................................... Ngày soạn :....................................... Ngày dạy :........................................ A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử + Hs phân biệt được dương lịch, âm lịch, công lịch. + Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch chính xác - Tư tưởng: + Học sinh biết quý trọng thời gian, biết tiết kiệm thời gian, + Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc - Kĩ năng: + Bồi dưỡng cách ghi , tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác. B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ (bai tập), SGK, sách tham khảo, quả địa cầu - HS: Vở ghi, sgk. - Trò: SGK, vở ghi C. Tiến trình lên lớp: 1, ổn định lớp: 2, Kiểm tra: 2.1, Điền đáp án đúng (bài tập phần luyện tập) 2.2, Lịch sử là gì? học lịch sử để là gì? 3, Bài mới: - Trong bài trước thầy đã hướng dẫn các em hiểu được lịch sử là gì? và mỗi một sự kiện lịch sử đều diễn ra trong một thời gian nhất định. Để biết được sự kiện đó diễn ra vào lúc nào cách tính ra sao bài hôm nay thầy cùng các em sẽ đi tìm hiểu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: 1, Tại sao phải xác định thời gian? - GV: Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Trong thế giới tự nhiên cũng như xã hội loài người bao gồm rất nhiều sự vật, hiện tượng . Các sự vật hiện tượng đó luôn biến đổi, muốn hiểu được và dựng lại quá khứ phải biết sắp xếp tất cả theo thứ tự thời gian. - Hs nghe 1, Tại sao phải xác định thời gian? - ? Xem hình 1, hình 2 (bài 1) em có thể nhận biết được những tấm bia, lớp học xưa có từ bao giờ không? - GV: Vậy việc xác định thời gian cho các sự vật đó là việc vô cùng quan trọng, vậy người xưa xác định ntn? và tại sao phải xác định thời gian? - Hs: Không biết rõ thời gian mà chỉ biết có những sự vật đó - Việc xác định thời gian cho các sự vật các hiện tượng lịch sử là việc vô cùng quan trọng để hiểu được sự vật hiện tượng đó diễn ra vào lúc nào, để nghiên cứu, đánh giá -? Để xác định thời gian cho một sự kiện diễn ra ta dựa vào đâu? -? Bằng cách nào để tính được thời gian? - Hs đọc sgk đoạn “Từ xưa.......từ đây” -? Dựa vào đâu để để xác định được sự kiệnlịch sử đã diễn ra? -? Bằng cách nào để tính được thời gian? - GV: Tóm lại việc xác định thời gian cho một sự kiện lịch sử là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để xác định được thời gian cho sự kiện lịch sử nào đó người ta dựa vào sự lặp đi lặp lại của hiện tượng tự nhiên và để biết được người xưa đã tính như thế nào? ta chuyên sang phần 2 - Hs trả lời - Dựa vào sự lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên của hiện tượng tự nhiên VD: Hết sáng lại tối Hết nóng lại lạnh => Các hiện tượng này liên quan chặt chẽ với mặt trời, mặt trăng ->đây là cơ sở để tính thời gian. Hoạt động 2: 2, Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 2(sgk) - Hs đọc 2, Người xưa đã tính thời gian như thế nào? ?Người xưa dựa vào hiện tượng nào để tính thời gian? - Hs thảo luận - Người xưa dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trời và mặt trăng để làm ra lịch thời gian -?Em hãy cho biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch nào - Hs dựa vào bảng sgk - Âm lịch và dương lịch -?Hãy cho biết cách tính âm lịch và dương lịch? - Hs trả lời - Âm lịch dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất (một vòng 360 ngày/năm) - Dương lịch dựa vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời (một vòng 365 ngày/năm) - Họ xác định một tháng có 30 hoặc 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày. - GV: Giải thích thêm quan niệm của người xưa về trái đất - Phương Đông ->Trấi đất hình cái đĩa - La Mã ->Trái đất hình tròn =>Ngày nay trái đất hình tròn (giới thiệu quả địa cầu) - Hs nghe - Hs quan sát quả địa cầu ?Hãy nhìn bảng sgk trang 6 xác định có những loại nào? - Hs trả lời: + Âm lịch + Dương lịch ?Hãy xác định đâu là dương lịch-âm lịch? - Hs trả lời: + Âm lịch: 2/1/1418 + Dương lịch: 7/2/1418 - GV: Tóm lại người xua dựa vào sự chuyển động của mặt trăng của trái đất để xác định thời gian. Họ đã tính ra được một năm, một thánh có bao nhiêu ngày... Hoạt động 3: 3, Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? - GV: Xã hội ngày càng phát triển, con người cần giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia ->Do vậy cần thiết phải có một lịch chung để trao đổi, hiểu.... - Khoa học ngày càng phát triển do vậy dương lịch được hoàn chỉnh, vì thế các quốc gia trên thế giới đều lấy dương lịch để sử dụng chung ->gọi là công lịch. - Hs nghe - Các nước trên thế giới dùng chung một lịch đó là dương lịch => gọi là công lịch - Theo công lịch tương truyền lấy năm đức chúa Giê Su ra đời là năm đầu tiên của công nguyên - Trước đó gọi là trước công nguyên, từ năm đó trở về đây gọi là sau công nguyên ?Theo công lịch một năm có bao nhiêu ngày? - Hs trả lời + Một năm có 365 ngày, nếu nhuận có thêm một ngày + 100 năm gọi là một thế kỷ + 1000 năm gọi là một thiên niên kỉ. ?2010 ở thế kỉ bao nhiêu? - Hs trả lời: + Thế kỉ 21 ? 2010 ở thiên niên kỉ bao nhiêu? + Thiên niên kỉ thứ 3 ?Khởi nghĩa hai bà Trưng năm 40 thuộc thế kỉ mấy + Thế kỉ 1 ?Khởi nghĩa Ngô Quyền năm 938 thuộc thế kỉ mấy + Thế kỉ 10 Cách ghi thứ tự thời gian như sau - Tóm lại: Để tiện giao lưu các quốc gia cần có một lịch chung ->lịch chung đó là dương lịch (công lịch) D. Luyện tập: - Thế nào là lịch âm, lịch dương, công lịch? - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra cách nay bao nhiêu năm? E. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập trong sgk - Học bài cũ - Đọc trước bài 3 “Xã hội nguyên thuỷ” Phần một lịch sử thế giới Bài 3; xã hội nguyên thuỷ Tiết theo pptt:....................................... Ngày soạn :....................................... Ngày dạy :........................................ A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Học sinh hiểu được nguồn gốc của loài người và các mốc lớn của quá trìng chuyển biến từ nguồn gốc người tối cổ thành người tinh khôn. + Hiểu đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ + Hiểu được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. - Tư tưởng: + Bước đầu hình thanh ở học sinh ý thức đúng đắn và vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người . - Kĩ năng: + Rèn kĩ năng nhận xét đánh giá qua tranh ảnh. B. Chuẩn bị: - GV: Một số tranh ảnh về đời sống nguyên thuỷ, hộp dụng cụ lao động. - HS: Vở ghi, sgk. C. Tiến trình lên lớp: 1, ổn định lớp: 2, Kiểm tra: 2.1,Người xưa dựa vào đâu để tính thời gian, tính như thế nào? 2.2, Đọc và cho biết những mốc thời gian sau thuộc thế kỉ mấy 938 - X 1945 - XIX 2000 - XX 2010 - XXI 3, Bài mới: - GV đạt câu hỏi: ? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất cũng như tinh thần của chúng ta hôm nay? GV: Vậy cuộc sống của tổ tiên loài người xưa kia như thế nào? bài hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: 1, Con người đã xuất hiện như thế nào? - GV gọi học sinh đọc 1sgk - GV yêu cầu học sinh đọc tranh 3,4 sgk và nhận xét (Hoạt động theo 2 nhóm) - Hs đọc - Hs quan sát nhận xét - Nhóm 1: Hình 3 + Mô tả cuộc sống cuae người nguyên thuỷ =>gồm nhiều người đầu tóc rậm, không mặc quần áo, chỉ quấn xung quanh người, họ đang phanh phui một con vật. - Nhóm 2: Hình 4 + Đoàn người đan cầm gậy, giáo mác săn đuổi đàn ngựa rừng. 1, Con người đã xuất hiện như thế nào? Qua việc học sinh nhận xét tranh gv thuyết trình. - GV: Cách đây hàng chục triệu năm trên trái đất có loài vượn cổ sinh sống trong rừng rậm =>trong quá trình tìm kiếm thức ăn loài vượn này đã dần biết đi bằng hai chi sau và dùng hai chi trước để cầm nắm =>Đó là người tối cổ - HS chú ý nghe. ?Tổ tiên loài người có nguồn gốc từ đâu? - Hs trả lời: + Con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. - Con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. ?Do đâu mà loài vượn cổ biến thành người tối cổ? + Trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn - Trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn loài vượn cổ đã biến thành người tối cổ. ?Dấu tích của người tối cổ tìm thấy ở đâu? + Người tối cổ được tìm thấy ở miền đông Châu Phi trên đoả Giava (In-đô-nê-xi-a), ở Bắc Kinh (Trung Quốc)... ?Quan sát hình 3,4 và nhận xét người tối cổ sống ở đâu? + Họ sống trong hang động, mái đá, họ ở rất đông người, ăn chung làm chung. - Ngươi tối cổ sống trong các hang động, sống thành bày đàn, ăn chung làm chung, ở chung. - GV cho học sinh nhận xét. ?Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tối cổ? - Hs trả lời: + Cuộc sống sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống chủ yếu là săn bắt, hái lượm. - Cuộc sống của người tối cổ chủ yếu là săn bắt, hái lượm. - GV kết luận: + Tổ tiên loài người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. Cuộc sống của họ chủ yếu là săn bắt, hái lượm (sống rất bấp bênh phụ thuộc vào thiên nhiên) Hoạt động 2: 2, Người tinh khôn sống như thế nào? - GV yêu cầu học sinh đọc phần 2 sgk. - Trải qua hàng triệu năm người tối cổ biến thành người tinh khôn, người ta tìm thấy ở khắp nơi trên trái đất - Hs thảo luận cá nhân - Hs đọc phần 2 sgk. 1, Người tinh khôn sống như thế nào? ?Hãy quan sát hình 5 và so sánh người tối cổ khác người tinh khôn như thế nào? - Hs quan sát và nhận xét sự giống và khác nhau * Giồng nhau: + Đi bằng 2 chân + Cơ bắp phát triển * Khác nhau: - Người tối cổ: Dáng loài vượn mình nhiều lông lá, tay, chân chưa hoàn chỉnh (sống thành bày) - Người tinh khôn: + Dáng thẳng, hộp sọ nhô hơn, chân, tay thẳng, sống thành nhóm nhỏ (thị tộc). Họ biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi, biết lấy vỏ cây làm quần áo ?Người tinh khôn có cuộc sống như thế nào? ?Hãy nhận xét cuộc sống của người tinh khôn? - Hs nhận xét: + Cuụoc sống của người tinh khôn ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên => khá giả. + Người tinh khôn có cuộc sống tương đối ổn đinh hơn - GV kết luận: Trải qua quá trình lao động tìm kiếm thức ăn, người tối cổ biến đổi thành người tinh khôn, họ có cuộc sống tương đối ổn định sống trong mối quan hệ thị tộc (nhóm nhỏ) Hoạt động 3: 3, Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? - GV yêu cầu: - Hs đọc phần 3 sgk. 3, Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? ?Công cụ lao động của người tối cổ chủ yếu chất liệu là gì? - Hs trả lời: Chủ yếu là đá. - Người tối cổ công cụ chủ yếu là đá ->năng xuất lao động thấp - GV: Công cụ là đá ban đâu đầu rất thô sơ, có thể là những miếng đá trong tự nhiên, sau được mài vát, nhẵn... ?Công cụ bằng đá năng xuất lao động sẽ thế nào? - Hs trả lời: + Năng xuất lao động thấp, không cao. ?4000 năm TCN công cụ lao động của người tinh khôn là gì? + Công cụ lđ của người tinh khôn là kim loại =>Vì thế năng xuất lao động cao hơn. + Người tinh khôn Công cụ lđ là kim loại =>Vì thế năng xuất lao động cao hơn. - GV: Nhờ công cụ lđ thay đổi nên năng xuất lđ cao hơn ->diện tích đất đai mở rộng ->của cải dư thừa, đời sống khấm khá hơn. =>Những người trong thị tộc không muốn làm chung, sống chung nữa ->có người chiếm lĩnh của dư thưa đó =>Vì thế xã hội thị tộc tan rã ?Nguyên nhân nào dẫn tới xã hội thị tộc tan rã? - Hs trả lời: + Do công cụ lđ thay đổi ->làm năng xuất lđ tăng ->có người chiếm lĩnh của dư thừa đó =>Dẫn đến xã hội nguyên thuỷ tan rã. - Do công cụ lđ thay đổi - Có của cải dư thừa. - Có người chiếm lĩnh của dư thừa =>Xã hội thị tộc tan rã =>Xuất hiện gai cấp - GV kết luận: Do công cụ lao động thay đổi làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã. D. Luyện tập: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. ( Nguyên nhân dẫn đến xã hội nguyên thuỷ tan rã?) a, Công cụ kim loại ra đời b, Năng xuất lao động ngày càng tăng c, Có của dư thừa d, Có người chiếm lĩnh e, Tất cả phương áng trên E. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập sgk - Học bài cũ - Đọc trước bài 4 sgk Bài 4: xã hội cổ đại phương đông Tiết theo pptt:....................................... Ngày soạn :....................................... Ngày dạy :........................................ A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Học sinh hiểu sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã xã hội đã xuất hiện giai cấp và nhà nước ra đời. + Hiểu được nhà nước ra đời đầu tiên ở phương đông bao gồm: Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ thứ 4 đến đầu thiên niên kỉ thứ 3 TCN. + Nắm được nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này. - Kĩ năng: + Rèn khả năng phân tích, so sánh giữa xã hội công xã nguyên thuỷ với xã hội có giai cấp. - TĐ: + HS hiểu được XH cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp, phân chia giàu ngèo đó là nhà nước quân chủ chuyên chế. B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, sgk, lược đồ các quốc gia cổ đại. - HS: Vở ghi, sgk. C. Tiến trình lên lớp: 1, ổn định lớp: 2, Kiểm tra: 2.1,So sánh sự giống và khác nhau giữa người cổ đại và người tinh khôn? 2.2, Nguyên nhân nào dẫn đến xã hội nguyên thuỷ tan rã? 3, Bài mới: Người tinh khôn đã làm ra công cụ bằng kim loại làm cho năng xuất lao động thay đổi -> đời sống con người thay đổi, của dư thừa ngày cang nhiều, xã hội có người chiếm lĩnh của dư thừa =>Vì thế xã hội nguyên thuỷ tan rã, nhường chỗ cho xã hội giai cấp- nhà nước có giai cấp đầu tiên ra đởi đâu? như thế nào bài hôm nay ta tìm hiểu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: 1, Các quốc gia cổ đại phương đông được hinh thanh ở đâu và từ bao giờ? - GV yêu cầu học sinh đọc 1sgk. ?Cuối thời nguyên thuỷ cư dân sống đông nhất ở đâu? - Hs đọc - Hs trả lời: + Cư dân sống tập chung ở ven các sông lớn: Sông ấn, sông Hằng, sông Trường Giang. + Ven sông lớn để canh tác, phù xa màu mỡ. 1, Các quốc gia cổ đại phương đông được hinh thanh ở đâu và từ bao giờ? - Cư dân sống tập chung ở ven các sông lớn: Sông ấn, sông Hằng, sông Trường Giang. ?Cư dân sống bằng nghề gì? ?Quan sát (hình 8) trang 11 cho biết bức tranh mô tả điều gì? (Chia hai nhóm quan sát tranh) - GV: Qua bức tranh khắc trên bia mộ chứg tỏ răng nghề sx chính của cư dân ven các con sông lớn là trồng lúa + Cư dân sống bằng nghề nông - HS hoạt động nhóm: + Cảnh đập lúa, cắt lúa, ghánh lúa, khiêng lúa - Nghề sx chính là trồng lúa. ?Ngoài việc trồng lúa nước để đạt năng xuất cao người xưa còn biết làm gì? ?Em có nhận xét gì về đời sống của người xưa? - Hs trả lời: + Làm thuỷ lợi. + Đời sống của người xưa ổn định, khá giả hơn, lúa gạo ngày càng nhiều. - Người xưa còn đắp đê, làm thuỷ lợi, đào kênh... =>Đời sống khá giả ?Của dư thừa trong xã hội càng nhiều dẫn đến tình trạnh gì? + Có người chiếm lĩnh của dư thừa ->XH xuất hiện kẻ giàu người nghèo =>Đã có sự phân chia giai cấp ->để bảo vệ xã hội có giai cấp đó ->nhà nước ra đời. - Cuối thiên niên kỉ thứ IV đầu thiên niên kỉ thứ III TCN nhà nước Phương Đông đầu tiên ra đời ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc - GV kết luận: Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời cuối thiên niên kỉ thứ IV đầu thiên niên kỉ thứ III TCN nhưng nhà nước đầu tiên ra đời Hoạt động 2: 2, Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? - GV cho hs đọc phần 2sgk ?Nền kinh tế c
Tài liệu đính kèm: