Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2012-2013

doc 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2012-2013
TUẦN 34
Thứ Hai, ngày 6 tháng 5 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND, ý nghĩa : ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiện và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các CH trong SGK). 
B. Kể chuyện : Kể lại được tửng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý ( SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Mặt trời xanh của tôi
+ Gọi HS kể đoạn em thích trong bài: “Mặt trời xanh của tôi ”.
+ GV nhận xét, ghi điểm
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài Sự tích chú Cuội cung trăng
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Nhờ đâu mà chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
?
- Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- Theo em, chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ? Chọn 1 ý em cho là đúng ?
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu .
- Yêu cầu học sinh thi đọc 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- HS kể đoạn em thích trong bài: “Mặt trời xanh của tôi ”.
- Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc: lăn quay, quăng rìu, cung trăng, đào gốc, leo tót, nhai mớm, vẫy đuôi, cứu sống.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc phần chú giải SGK
- HS đọc theo nhóm 3
+ Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người, Cuội đã cứu sống nhiều người trong đó có con gái phú ông và được phú ông gả con cho.
+ Vì vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mài mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa. Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời
+ Vợ Cuội không nhớ lời Cuội dặn nên lấy nước giải tưới cho cây vì thế cây bay lên trời. Cuội sợ mất cây thuốc quý nên túm rễ kéo lại và cứ thế cây đưa Cuội bay lên trời.
+ HS nêu
- HS theo dõi
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện 
* Hướng dẫn HS kể:
.- Cho HS đọc các câu hỏi gợi ý 
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt
- Cho từng cặp HS tập kể
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài 
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- HS đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- 1 HS khá giỏi nhìn tóm tắt, nhớ lại nội dung kể mẫu đoạn 1
- Từng HS tập kể.
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Mưa “
 -----------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 ( TT )
I Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.
 - Giải được bài toán bằng hai phép tính
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, bảng phụ ghi bài 4
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( TT )
- Gọi HS làm bài 3 /SGK. - GV nhận xét, ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ :Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( TT ) “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK. Mời Hs lên làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
- HS yếu
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS đọc yêu cầu
+ Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
+ Khi thực hiện tính ta tính theo thứ tự nào?
- Cho HS làm vào SGK, 6 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
- HS yếu
Bài 3: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS phân tích đề 
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng 
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
Bài 4: Viết chữ số thích hợp vào ô trống ( cột 1,2- SGK )
- Cho HS đọc yêu cầu
+ Muốn điền số vào ô trống em cần làm gì?
- Cho lớp làm vào SGK. 2 HS lên bảng viết
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
- HS yếu
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 
- Hát: “ Lý cây xanh”
- HS làm bài 3 /SGK. 
- Nghe
- Nghe
- HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vào SGK, 4 HS lên bảng làm
a. 3000 + 2000 x 2 = 7 000
( 3000 + 2000 ) x 2 = 10 000
b. 14 000 - 8000 : 2 = 10 000
( 14000 - 8000) : 2 = 3000
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- 1 học sinh đọc yêu cầu
+ Viết các hàng thẳng cột với nhau
+ Từ phải sang trái
- HS làm vào SGK, 6 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- HS đọc bài toán
- HS phân tích đề
- Cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm 
Bài giải
Số lít dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150 ( l )
Số lít dầu còn lại là:
6450 – 2150 = 4300 ( l )
Đáp số: 4300 l dầu
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc bài toán
- Thực hiện phép nhân
- Cả lớp làm vào SGK. 2 HS lên bảng viết
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu 1 cột
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập về đại lượng”
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.
 - Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả , thể hiện con người có văn hóa .
 - Biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh . 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Phiếu thảo luận nhóm
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ:Sử dụng nhà vệ sinh hợp lí
- Làm thế nào để giữ vệ sinh các nhà vệ sinh ?
- Nêu nội qui sử dụng nhà vệ sinh của học sinh ?
+ GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài “ Kỹ năng giao tiếp “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: : Trò chơi “ Truyền tin ”
- Chia lớp thnh 2 nhóm 
- Gv đưa 1 mẩu tin cho 2 HS đầu tiên của 2 nhóm xem . Sau đó yêu cầu HS phải nói lại nội dung mẩu tin cho người kế tiếp trong nhóm ( Yêu cầu nói nhỏ đủ nghe ) . Cứ như vậy , cho đến khi tin được truyền đến người cuối cùng .
- Người cuối cùng sẽ nói to tin mình đã nhận được 
- GV cùng cả lớp so sánh 
* GV kết luận 
*Hoạt động 2: Lắng nghe tích cực 
- GV chia lớp theo nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận về một chủ đề : Em hãy nói về ước mơ của mình .
- Yêu cầu Hs cùng bày tỏ ý kiến của mình 
- GV yêu cầu Hs trong nhóm bày tỏ ý kiến và từng người nói và những bạn khác lắng nghe 
* GV kết luận 
* Hoạt động 3: Giao tiếp không lời 
- GV chọn 4 Hs , phát cho mỗi Hs 1 tờ giấy trong đó có ghi một tâm trạng . Những hs này chuẩn bị 5 phút sau đó phải thể hiện bằng điệu bộ , cử chỉ , nét mặt ... mà không dùng lời . Các bạn khác quan sát và đoán tâm trạng của các bạn 
* GV kết luận 
 3. Kết luận 	
- GV phát phiếu bài tập và yêu cầu các em tự trắc nghiệm .
- GV hướng dẫn HS thảo luận các kĩ năng có trong thiếu , biện pháp khắc phục từng kĩ năng 
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài sau
- HS hát: “ Mèo con đi học”
+ HS trả lời: 
- Nghe
- Nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn của Gv
- Thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này ?
+ Tại sao có sự khác biệt giữa thông tin ban đầu với thông tin cuối cùng của các nhĩm ?
+ Làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác ?
- Học sinh làm việc theo nhóm 
- HS nói cảm giác của mình trong cuộc nói chuyện và những thông tin gì nghe được từ các bạn khác .
- Học sinh làm việc theo nhóm 
- HS nói cảm gic của mình trong cuộc nói chuyện.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của Gv
- Hs làm việc trên PBT 
- Hs thảo luận 
- Nghe
- Chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 7 tháng 5 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
THÌ THẦM
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Đọc và viết đúng tên một số nước đông Nam Á (BT2)
 - Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nghe viết: Quà của đồng nội
 + Gọi 2 HS viết: ngửi mùi, thơm mát, giọt sữa, phẳng phất 
+ Nhận xét
1. Giới thiệu bài: Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Thì thầm“ 
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
- Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào ?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Viết hoa những chữ nào ?
- Luyện viết từ khó 
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2:Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á
- Hỏi quy tắc viết tên riêng nước ngoài 
 - Đọc cho cả lớp viết vào vở BT
- Cho học sinh trình bày bài.
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng 
- Cho HS đọc lại
Bài 3a: Điền vào chỗ trống tr hay ch ? Giải câu đỗ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự viết vào vở BT
- Mời 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét
3. Kết luận
- Cho HS viết lại các từ: mênh mông, im lặng - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nghe viết “Dòng suối thức”
 - Hát: “ Đếm sao ”
- 2 HS viết bảng lớp ( Cả lớp viết giấy nháp ) 
- Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, .....
- Mỗi dòng thơ có 4 chữ.
- Những tiếng đầu dòng thơ
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp: mênh mông, ong bướm..
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á
- Viết hoa các chữ đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên riêng Thái Lan giống cách viết tên Việt nam
- Cả lớp viết vào vở BT
- Hai HS viết bài trên bảng phụ dán lên bảng lớp
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
Lời giải: đăng trước - ở trên ( là cái chân )
- Nghe
- HS viết lại các từ: mênh mông, im lặng
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Nghe viết “Dòng suối thức”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I Mục tiêu:
 - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
 - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tt )
- HS làm bài 3, 4 /SGK
- GV nhận xét, ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ :Ôn tập về đại lượng “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK. Mời Hs lên làm
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 2: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu miệng
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng HT thực hành gắn thêm kim vào đồng hồ.
-Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
Bài 4: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì ?
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng giải
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 Hs làm
- Nghe
- Nghe
- HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vào SGK, 1 HS lên bảng làm
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- 3 HS nêu miệng (Quan sát và trả lời)
a) Quả cam cân nặng 300 gam
b) Quả đu đủ cân nặng 700 gam
a) Quả đu đủ cân nặng hơn quả cam 400 gam
( Vì 600g - 300g = 300g)
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc bài toán
- Lớp giải vào SGK, thực hiện trên mô hình đồng hồ.
- Hết 15 phút
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc bài toán
- Cho biết: Bình có 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Bình mua bút chì hết 2700 đồng.
- Hỏi: Bình còn lại bao nhiêu tiền ?
- Cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng giải
Bài giải:
Số tiền Bình có là:
2 x 2000 = 4000 ( đồng )
Số tiền Bình còn lại là:
4000 – 2700 = 1300 ( đồng )
Đáp số: 1300 đồng
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập về hình học“
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. Mục tiêu:
 - Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa
 * KNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng,..
 - Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình SGK
- Một số tranh, ảnh thêm về sông, suối, hồ
- Gv và sưu tầm nội dung một số câu chuyện, thông tin về các sông hồ trên thế giới và Việt Nam.
 * HS: SGK. 
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Bề mặt Trái Đất
a/ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
b/ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Bài học trước, chúng ta đã biết những khối đất liền lớn trên trái đất được gọi là lục địa. Vậy trên lục điạn cụ thể có những gì, tìm hiểu bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó..
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Biết mô tả bề mặt lục địa.
+ GV HDHS quan sát hình 1 trong SGK /128 và trả lời theo các gợi ý sau 
+ Hỏi:
Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy
+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của Hs
+ Kết luận: Bề mặt trái đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước có chỗ không.
- Thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1. Sông, suối hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
2, Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
+Nhận xét, tổng hợp ý kiến của hs
+ Giảng : (kết hợp chỉ vào hình 1 trong SGK) từ trên núi cao nước theo các khe chảy thành suối các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ
- Hoạt động cả lớp:
+ Yêu cầu: quan sát hình 2,3,4 trang 129, SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
+ Nhận xét:
+ Kết luận: bề mặt lục địa có dòng nước chảy (như sông, suối) và cả những nơi chứa nước như ao, hồ.
+ Yêu cầu: hs trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam.
+ Nhận xét.
+ Kể hoặc đưa ra thêm thông tin về các con sông, ao hồ mà hs đưa ra hoặc của chính sự chuẩn bị của gv.
3. Kết luận 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Bề mặt Lục đại ( tt )
- Hát : Đàn gà con
- HS trả lời: 
+ 6 châu lục trên trái đất là châu Mỹ châu phi, châu Âu. Châu á, châu Đại dương là : Bắng Băng Dương, Thái bình dương, đại tây dương và ấn độ Dương.
+ Bốn đại dương là: Bắc băng dương, Thái bình dương, Đại tây dương, và ấn độ dương.
- Nghe 
- Nghe
- HS QS hình 1 trong SGK/ 128 và trả lời theo các gợi ý
- 3 đến 4 hs trả lời
+ Theo em, bề mặt lục địa là bằng phẳng vì đều là đất liền.
+ Theo em, bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nước.
- Hs cả lớp lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:
1. Giống nhau: đều là nước chứa nước.
Khác nhau: hồ là nơi chứa nước không lưu thông được; suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe núi, sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
2. Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.
- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình SGK, 3 đến 4 hs trả lời 
+ Hình 2 là thể hiện sông, vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
+ Hình 3 là thể hiện hồ, vì em quan sát thấy có tháp Rùa, đây là gồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.
+Hình 4 là thể hiện suối, vì có thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.
- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung
- Lằng nghe, ghi nhớ.
- Hs trình bày nội dung đã được chuẩn bị sẵn ở nhà trước lớp.
(tùy thuộc vào nội dung chuẩn bị ở nhà của hs,gv tiến hành tổ chức cho hs trao đổi thảo luận về đề tài đó.
- Hs cả lớp lắng nghe, bổ sung và tiến hành trao đổi thảo luận.
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Bề mặt Lục đại ( tt )
 ----------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 8 tháng 5 năm 2013
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I Mục tiêu:
 - Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
 - Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông 
II. Đồ dùng dạy học:
 *GV : Bảng phụ, SGK
 *HS : SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, thực hành, quan sát
 IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách tính : Chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông 
- GV nhận xét - ghi điểm
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Ôn tập về hình học “
2. Phát triển bài
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Trong hình bên
- Cho HS đọc yêu cầu
a. Có mây góc vuông ? Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó ?
b. Trung điểm của đoạn thẳng AB.là điểm nào ? Trung điểm của đoạn thẳng EG.là điểm nào ? 
c. Xác định trung điểm của đoạn thẳng AE và đoạn thẳng MN. ( tô đậm các trung điểm đó trên hình vẽ )
- Cho Hs tự làm vào SGK. 3 HS nêu miệng
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
- HS yếu
Bài 2: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu lại cách tính chu vi hình tam giác
- C

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2012_2013.doc