Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2012-2013

doc 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2012-2013
TUẦN 32
Thứ Hai, ngày 22 tháng 4 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND, ý nghĩa : giết hại thú rừng là tội ác ; cần có ý thức bảo vệ môi trường ( trả lời được các CH 1,2,3,4,5 )
 B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa (SGK) 
* HS khá , giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn
 * KNS: - Xác định giá trị
 - Thể hiện sự thông cảm
 - Tư duy phê phán
 - Ra quyết định
 * GDBVMT: GD ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa ( vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Bài hát trồng cây
 + Gọi HS đọc bài và trả lời nội dung
+ Nhận xét, ghi điểm
1.Giới thiệu bài: Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên trái đất, dù là một cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Truyện đọc người đi săn và con vượn các em học hôm nay là một câu chuyện đau lòng về những điều tệ hại mà con người có thể gây ra do thiếu hiểu biết. Chúng ta học câu chuyện này để rút ra cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường.
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho 1 HS đọc cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
 + Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thơ săn ?
+ Khi bị trúng tên của người thợ săn, vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì ?
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2
- Luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- 1 HS đọc bài và trả lời nội dung
- Nghe
- Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa 113/ SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc: săn bắn, lông xám, vắt sữa, nghiến răng, giật phắt, lẳng lặng
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc chú giải 
+ HS đọc theo nhóm 4
+ Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Con thú nào gặp bác ta thì coi như ngày đó là ngày tận số.
+ Đôi mắt căm giận
Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Trước khi chết, vượn mẹ vẫn cố gắng chăm sóc con lần cuối.Nó nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nó nghiến răng giật phắt mũi tên và hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
+ Bác đứng lặng, cắn môi chảy nước mắt, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng bỏ ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn.
+ HS phát biểu. (Không nên giết hại động vật / Cần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường / Giết hại động vật là độc ác )
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 2 
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, HS kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
* HD HS kể chuyện 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
- Cho HS quan sát tranh. Các em có thể nêu vắn tắt, nhanh nội dung từng tranh
+ Kể theo nhóm
- GV cho HS thi kể
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, kể hấp dẫn nhất. 
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài:“ Cuốn sổ tay “
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Bằng lời của người thợ săn
- HS nghe
- Từng cặp HS tập kể theo tranh 1, 2
- HS nối tiếp nhau thi kể 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn người đọc hay nhất
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Cuốn sổ tay “
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I Mục tiêu:
 - Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
 - Biết giải bài toán có phép nhân (chia) 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
+ Gọi 2 HS làm bài 2 SGK / 165
+ GV nhận xét, ghi điểm
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập chung”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS tính vào SGK, 4 HS lên làm câu a, b
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 2: Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS phân tích đề bài cho gì và hỏi gì
- Cho HS làm vào SGK, 1 HS lên bảng giải
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
*Bài 3: Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS phân tích đề bài cho gì và hỏi gì
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 HS làm
- Nghe
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài
- 4 HS làm câu a, b
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS phân tích đề
+ Nhà trường mua 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái bánh.
+ Hỏi có bao nhiêu bạn được nhận bánh ?
- HS làm vào SGK , 1 HS lên bảng giải
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS phân tích đề
- Cả lớp làm vào SGK, 1 HS lên giải
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 ( cm2)
Đáp số: 48 cm2
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG , LỚP 
I. Mục tiêu:
 - Phân biệt được trường lớp đảm bảo vệ sinh và trường lớp mất vệ sinh .
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh trường lớp , biết thực hiện thu gom và xử lý rc hợp vệ sinh ở trường học 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh vệ sinh nhà trường . Bảng “Nội quy giữ gìn vệ sinh trường học “ 
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, trò chơi
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiết 2 )
- Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi
+ Vì sao phải chăm sóc cây trồng , vật nuôi ?
+ Nêu những việc làm để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ?
 + GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tập bài “Giữ gìn vệ sinh trường, lớp)“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- Gv cho Hs quan sát tranh H1 và H2
- Gv kết luận 
* Hoạt động 2 : Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp .
- Gv chia lớp theo nhóm 3 , mỗi nhóm quan sát 1 tranh và trả lời câu hỏi :
+ Trong tranh mọi người đang làm gì , mục đích của những việc làm đó ?
+ Ở lớp ( ở trường ) em có làm những việc đó không ? Khi nào ? Ở đâu ? 
- Gv cho cả lớp thảo luận và liên hệ thực tế 
- Cho các nhóm trình bày
- Gv nhận xét
* Hoạt động 3 : Trò chơi Bingo
.- Gv phát cho mỗi học sinh một bảng chơi và các viên sỏi kèm theo 
- Người quản trò cầm 9 quân bài , trộn trong tay , sau đó lần lượt rút quân bài và đọc to nội dung viết trong quân bài đó .
- Hs lắng nghe và đặt viên sỏi vào ô vuông có nội dung vừa nghe .
- Hs nào đạt được 3 viên sỏi thẳng hàng ( dọc , ngang hoặc chéo ) thì lập tức giơ tay hô “ Bingo” và là người thắng cuộc .
- Người chiến thắng được thay thế làm người quản trò để tiếp tục trò chơi .
- Cho HS chơi
. 3. Kết luận 	
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài:
- HS hát: “ Lý cây xanh ”
2 học sinh trả lời câu hỏi
- Nghe
- Nghe
- HS xem tranh và nêu những điểm khác nhau của quang cảnh trường lớp trong 2 tranh .
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Thế nào là trường lớp đảm bảo vệ sinh ?
- Nghe
- HS quan sát tranh , thảo luận 
- Các nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét 
- Nghe
- Nghe
- HS tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: 
 --------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 23 tháng 4 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
NGÔI NHÀ CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
 - Làm đúng BT(2) a / b., BT (3) a, b
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nhớ viết: Bài hát trồng cây
+ Cho HS viết: tiếng hát, mê say, bóng mát, vòm cây, đường dài 
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “ Ngôi nhà chung”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
- Ngôi nhà chung của mỗi dân tộc là gì ?
- Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?
 - Cho HS đọc thầm tìm từ khó
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2: Điền vào chỗ trống
a. l hay n
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng 
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
+ Bài 3a: Đọc và chép lại các câu văn sau
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.3a
- GV yêu cầu HS làm nhóm đôi
- Giáo viên nhận xét 
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: tập quán, đói nghèo
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: nghe viết “ Hạt mưa”
 - Hát: “ Mèo con đi học ”
- 2 HS viết bảng lớp ( Cả lớp viết giấy nháp ) 
- Nghe
 - Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Ngôi nhà chung của mỗi dân tộc là trái đất
- Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó: khác nhau, tập quán, môi trường, đói nghèo
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Vài HS lên điền trên bảng phụ
 + nương đổ - nương ngô – lưng đeo gùi
 + tấp nập – làm nương – vút lên
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm nhóm đôi: từng cặp đọc cho nhau viết rồi đổi bài cho nhau
- Nghe
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
 - HS viết lại các từ: tập quán, đói nghèo
 - Nghe
- Chuẩn bị bài: nghe viết “ Hạt mưa”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (Tiếp )
I Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, 
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập chung
+ Gọi 1 HS lên chữa bài 3 của tiết trước.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
+ HD giải bài toán
- Treo bảng phụ. Đọc đề
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Để tính được số can đổ 10 lít mật ong, trước hết ta phải tìm gì?
-Tính số mật ong trong 1 can ta làm ntn?
-Vậy 10 lít mật ong sẽ đựng trong mấy can?
-Yêu cầu HS trình bày bài giải
Tóm tắt
35 l : 7 can
10 l : ... can ?
- Trong BT này, bước nào là bước rút về đơn vị ?
- Cách giải BT này có gì khác với BT rút về đơn vị đã học?
- GV: Giải BT liên quan đến rút về đơn vị gồm 2 Bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Bài giải
- Cho Hs đọc yêu cầu
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Cho HS làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 2: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Cho HS làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 Bài 3: Cách làm nào đúng, cách làm nào sai
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 4 Hs lên thi tiếp sức chửa bài
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 
- Hát: “ Đàn gà con”
- 1 HS làm 
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS đọc
+ 35 lít mật ong rót đều vào 7 can .
.+ 10 lít đựng trong mấy can.?
- Tìm số mật ong đựng trong 1 can
- Thực hiện phép chia: 35 : 7 = 5 ( l)
- 10 lít mật ong sẽ đựng trong số can là: 
10 : 5 = 2 ( can )
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l)
Số can cần đựng hết 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2 ( can )
 Đáp số: 2 can
- Bước tìm số mật ong trong một can
- Bước tính thứ hai không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
- HS đọc lại
- 1 HS nêu yêu cầu .
+ Cho biết có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi
+ Hỏi: 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế ?
- HS làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Số kg đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8 = 5 ( kg)
Số túi cần có để đựng 15 kg đường là:
15 : 5 = 3 ( túi )
 Đáp số: 3 túi
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Có 4 cái áo như nhau thì cần có 24 cúc áo
+ Có 42 cúc áo thì cho mấy cái áo như thế ?
- Cả lớp làm vào SGK. 1 Hs lên bảng làm
 Bài giải
Số cúc áo có trong mỗi cái áo là:
24 : 4 = 6 ( cúc áo )
Số cái áo cần có để dùng hết 42 cúc áo là:
42 : 6 = 7 ( cái áo )
 Đáp số: 7 cái áo 
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. 4 Hs thi
- HS nhận xét 
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập“
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
 - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
 - Biết một ngày có 24 giờ. 
 * Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Các hình trang 120, 121 ( SGK ).
 - Đèn điện để bàn ( hoặc đèn pin, nến ).
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
+ Trình bày mối quan hệ mặt trời, trái đất, mặt trăng ?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài Ngày và đêm trên trái đất
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1::Quan sát tranh theo cặp
- GV hướng dẫn quan sát hình 1, 2 ( SGK ) và trả lời với bạn các câu hỏi sau
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Cho HS 
GV kết luận : Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng 1 phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
* Hoạt động 2: Thực hành biểu diễn ngày và đêm. 
-Yêu cầu các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- Lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp .
GV kết luận : Do Trái Đất tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp 
- GV đánh dấu một điểm trên quả cầu 
- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ .
- Qui ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày.
- Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? 
GV kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình có được quy ước một ngày . Một ngày có 24 giờ. 
3. Kết luận 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Năm, tháng và mùa
- Hát : Chú ếch con
- HS trả lời: Trái đất tự quay quanh mình nó và quay quanh mặt trời gọi là hành tinh Mặt trăng tự quay quanh mình nó và quay quanh trái đất nên gọi là vệ tinh. Mặt trăng nhỏ hơn trái đất. Còn mặt trăng lớn hơn trái đất nhiều lần.
- Nghe
- Nghe 
- Hs quan sát tranh hình 1 ( SGK ) và trả lời cho nhau nghe:
+ Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che khuất 
+ Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là ban ngày .
+ Khoảng thời gian không được chiếu sáng gọi là ban đêm .
- Lần lượt một số em nêu kết quả quan sát
- Nghe
- HS nhắc lại
- Nhóm 4. Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận và cử đại diện lên làm thực hành trước lớp.
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá phần thực hành của nhóm bạn
- HS nghe
- Lớp theo dõi
- Một ngày có 24 giờ.
- Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên Trái Đất sẽ không có ngày và đêm.
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Năm, tháng và mùa
 ----------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 24 tháng 4 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV : Bảng phụ, SGK
 * HS : SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, thực hành, quan sát
 IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Bài toán liên quan đến tút về đơn vị
- Gọi HS bài 1 SGK / 166
- GV nhận xét - ghi điểm
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài: “ Luyện tập “
2. Phát triển bài
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS phân tích đề
- Cho Hs tự làm vào SGK, 1 HS lên giải
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
Bài 2: Bài giải
- Cho Hs nêu yêu cầu BT
- Cho HS phân tích đề
- Gv cho HS làm vào SGK,1 HS lên bảng làm
- Gọi Hs nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 3: Nối số với biểu thức đúng
- Cho Hs nêu yêu cầu BT
- Gv cho HS làm vào SGK
- 5 HS lên bảng phụ nối
- Gọi Hs nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Kết luận
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn: Xem lại bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập “
- Hát: Lý cây xanh
- 1HS làm
- Nghe
- Nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS phân tích đề
- Hs tự làm vào SGK, 1 HS lên giải
Bài giải
Số cái đĩa được xếp đều vào mỗi hộp là:
48 : 8 = 6 ( cái đĩa)
Số hộp cần có để xếp 30 cái đĩa vào là:
30 : 6 = 5 ( hộp )
Đáp số: 5 hộp
- Hs nhận xét.
- Nghe
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- HS phân tích đề
- HS làm vào SGK, 1 HS lên làm
Bài giải
Số học s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2012_2013.doc