Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013

doc 31 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013
TUẦN 14
Thứ Hai, ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vu dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (TL được các câu hỏi dưới bài học)
 - Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
 B. Kể chuyện : Kể lại được một đoạn của câu chuyện
 - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 *ĐĐHCM: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim đồng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh họa truyện trong SGK
 - HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Cửa Tùng
+ Gọi 2 HS đọc bài và hỏi:
+ Cửa Tùng ở đâu ?
+Cảnh hai bên bờ sông bến Hải có gì đẹp ? 
+ GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tìm hiểu thêm chủ điểm mới là : “Anh em một nhà” nói về tình đoàn kết gắn bó, thương yêu nhau như con một nhà giữa 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta. 
 - Truyện đọc Người liên lạc nhỏ mở đầu chủ điểm kể về một chuyến công tác quan trọng của anh Kim Đồng. Chúng ta cùng đọc truyện để biết anh Kim Đồng là một liên lạc tài giỏi và dũng cảm như thế nào.
2. Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài:
 - GV đọc diễn cảm
- Cho HS quan sát tranh minh họa
- Gv giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: câu chuyện xảy ra ở tỉnh Cao Bằng, vào năm 1941 lúc các cán bộ cách mạng còn phải hoạt động bí mật.
- Yêu cầu HS nói những điều các em biết về anh Kim Đồng
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS đọc đúng một số câu văn. VD
 + Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào, bác cháu ta lên đường !
 + Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính ( Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm ) tự nhiên, thân tình khi gọi ông ké ( Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !)
+ Đọc câu văn Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh với giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu miêu tả Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm với giọng vui.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK 
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+Anh Kim Đồng đựơc giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?
- Cho 3 HS nối tiếp đọc các đoạn 2, 3, 4
+Tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng khi gặp địch?
- Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua.
- Hãy nêu phẩm chất tốt đẹp của Kim Đồng?
*Giáo viên KL: Qua câu chuyện này ca ngợi Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vu dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng 
* Liên hệ ĐĐHCM: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim đồng.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 - GV đọc diễn cảm đoạn 3
- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 3
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- Mời 1 HS đọc cả bài
- HS: Hát: “ Quê hương tươi đẹp”
- 2 HS đọc bài - trả lời CH
+ Ở nơi dòng sông Bến hải gặp biển
+ Thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
- Nghe
- Nghe
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- HS quan sát tranh minh họa
- HS theo dõi, nghe
- Dựa vào chú giải cuối bài và những hiểu biết về anh Kim Đồng để trả lời
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Nghe 
- Tìm hiểu nghĩa của các từ:
- HS đọc
+ Kim Đồng ( 1928 – 1943): người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi.
+ Ông ké: người đàn ông cao tuổi ( cách gọi của một vài dân tọc thiểu số ở miền núi phía Bắc)
+ Nùng: một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc
+ Tây đồn: tên quan Pháp chỉ huy đồn.
+ Thầy mo: thầy cúng ở miền núi
+ Thong manh: ( mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
+ Cả lớp đọc ĐT đoạn 1 và 2
+ Một HS đọc đoạn 3. Cả lớp đọc ĐT đoạn 4
- Một HS đọc đoạn 1. Lớp đọc thầm đoạn lại và trả lời
+ Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. Đóng như vậy để che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
+ Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ông ké lững thững đi đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường. 
- 3 HS nối tiếp đọc các đoạn 2, 3, 4. cả lớp đọc thầm lại, trao đổi
+ Kim Đồng nhanh trí : Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
- Nghe
+ Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối hó, bảo vệ cán bộ.
- HS nêu: Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
- Nghe
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 3 theo phân vai
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất
-1 HS đọc cả bài
Kể chuyện
* GVnêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện, HS lể lại toàn bộ câu chuyện.
*Hướng dẫn kể toàn chuyện theo tranh
 - Cho HS quan sát tranh 
 - Một HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1
* Thực hành kể
- GV giúp đỡ các nhóm kể
- Cho 4 HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh : 1( Hai bác cháu đi trên đường); 2 ( Kim Đồng và ông ké gặp Tây đồn đem lính đi tuần); 3 ( Kim Đồng bình tĩnh, thản nhiên đối đáp với bọn lính ); 4 ( Bọn lính bị lừa, hai bác cháu ung dung đi tiếp đoạn đường).
- Cho 1 HS kể toàn truyện
. - Cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay
 - Gv nhận xét
3. Kết luận:
- Cho HS 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- HS quan sát 4 tranh minh họa
- Từng cặp HS tập kể
- 4 HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh 
- 1 HS kể toàn truyện
- Lớp theo dõi bạn kể
- Nghe
- Nhắc lại nội dung: Qua câu chuyện ca ngợi anh Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vu dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng 
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết so sánh các khối lượng.
 - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
 - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.	
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
 + Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con: 
 78 g +25 g = ? 96g – 58 g - 1 kg = ? 
 - Gọi HS nhận xét bài bạn
 - GV nhận xét và cho điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay ta sẽ học bài luyện tập
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Điền dấu >, <, = ?
- Cho HS đọc yêu cầu
- Gv viết lên bảng 744g  474g Yêu cầu Hs so sánh.
- Gv hỏi: Vì sao em biết 744g > 474g.
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Yêu cầu HS nêu cách làm câu thứ hai 
+ Cho HS làm từng bài rồi sửa .
- GV nhận xét , ghi điểm 
- HS yếu
Bài 2: Giải bài toán
 - Yêu cầu HS đọc đề. 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
 - GV tóm tắt
 Tóm tắt: 
1 gói kẹo : 130 g , 4 gói kẹo : ? g 
1 gói bánh : 175 g ?g
- Cho HS nêu cách làm và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm
- GV cho lớp nhận xét , sửa bài .
- GV nhận xét , cho điểm 
Bài 3: Giải bài toán
- Gọi HS đọc đề toán
+ Cô Lan có bao nhiêu đường?
+ Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+ Cô làm gì về số đường còn lại?
+ 1kg = ? g
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
- Cho Hs làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét ,cho điểm 
- HS yếu
Bài 4: Thực hành cân 1số đồ dùng học tập
- Gv chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở.
YC Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng
 3. Kết luận
- Cho HS: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Bảng chia 9
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 HS lên làm ( lớp làm vào nháp)
- Hs nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs so sánh: 744g > 474g
- HS nêu: Thực hiện phép cộng ở số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh 2 số đo khối lượng.
400g + 8 g = 408 g.
do đó : 400 g + 8 g < 480 g.
- Hs cả lớp làm bài vào SGK. Vài Hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bài của bạn, chữa bài 
 + 1 kg > 900 g + 5 g 
 + 305 g < 350 g .
 + 450 g < 599 g – 40 g 
 + 760 g + 240 g = 1 kg 
- Nghe
- HS yếu làm cột 1
- Hs đọc yêu cầu của bài.
+ Mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
+ Ta lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
+ Chưa biết phải đi tìm.
- Quan sát
- Hs làm bài vào vở.1 Hs lên bảng làm bài.Hs chữa bài vào vở.
Bài làm
Cả 4 gói kẹo cân nặng là:
130 x 4 = 520 ( g)
Cả kẹo và bánh cân nặng là:
520 + 175 = 695 (g)
Đáp số: 695 g
- HS nhận xét
- Nghe
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Cô Lan có 1kg đường.
+ Cô dùng hết 400 gam đường.
+ Chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
1kg = 1000 g
- Tính số gam đường trong mỗi túi nhỏ.
- Cả lớp làm bài vào vở.1 Hs lên bảng làm. 
Bài làm
1 kg = 1000g
Số đường còn lại cân nặng là:
1000 – 400 = 600 ( g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600 : 3 = 200 (g)
Đáp số: 200 g
- Cả lớp nhận xét bài của bạn.
- Nghe
- HS yếu làm bài 2
- Các nhóm thi đua làm bài.
- Nêu KQ, Các nhóm khác bổ sung 
- Nhắc lại nội dung 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Bảng chia 9
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng .
 - Biết quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
 - Biết ý nghĩa của việc quan tâm , giúp đỡ hng xĩm lng giềng 
* KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.
 - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, đóng vai
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2)
 GV hỏi:
 + Vì sao phải tham gia việc lớp, việc trường?
 + GV nhận xét
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1:Phân tích truyện Chị Thuỷ của em.
- Gv kể chuyện ( sử dụng tranh minh hoạ)
- Gv hỏi:
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
* GV kết luận: Ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn, lúc đó rất cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức.
*Hoạt động 2: Đặt tên cho tranh
- Gv chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận một nội dung của một bức tranh và đặt tên cho tranh.
- Gvkl: nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.1, 3, 4 là quan tam giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Chia nhóm 4 và yêu cầu thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
- Giải thích cho HS hiểu thêm về ý nghĩa của câu tục ngữ
- Cho đại diện nhóm trình bày
*Gvkl: Các ý a, c, d là đúng, ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 3. Kết luận 
- Cho Hs đọc đồng thanh câu ca dao: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng” ( Tiết 2)
- HS hát: “Vui đến trường ”
+ HS trả lời. Tham gia việc lớp, việc trường là quyền và nghĩa vụ của hs để việc trường, việc lớp có kết quả tốt đẹp.
- Nghe
- Nghe
- Hs theo dõi, quan sát tranh.
+Các nhân vật: Thuỷ, bé Vân, mẹ của bé Vân.
+ Viên còn nhỏ cả nhà đi vắng hết không có ai trông bé Viên, Viên chơi một mình ngoài trời nắng.
+ Thuỷ nghĩ ra nhiều trò chơi để bé Viên chơi không bị chán.
+ Vì bạn Thuỷ đã giúp đỡ quan tâm đến bé Viên , chơi với bé Viên và dạy cho bé Viên biết nhiều điều.
+Việc làm của bạn Thuỷ là rất tốt thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Em cần học tập bạn Thuỷ.
+ Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó.
- Nghe
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- Nghe
- Hs thảo luận đưa ra ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Nghe
- Học sinh cả lớp đọc đồng thanh câu ca dao: 
 - Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau. 
 - Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
 - Sẵn sng giúp đỡ khác nào người thân
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng” ( Tiết 2)
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Chính tả (Nghe -viết)
 NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng Bt điền tiếng có vần ay / ây ( BT 2).
 - Làm đúng BT(3) a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập.
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Vàm Cỏ Đông
 + Kiểm tra viết: Cho Hs viết các từ : huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách
 + Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “ Người liên lạc nhỏ ”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Trong đoạn vừa học những tên riêng nào viết hoa?
 + Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật ? Lời đó đựơc viết thế nào? 
- Cho Hs đọc thầm bài chính tả, tự viết tiếng khó ra nháp:
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 +Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ay hay ây
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng thi làm bài
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy
* Gv giải nghĩa từ: đòn bẩy ( vật bằng tre, gỗ, sắt giúp nâng hoặc nhấc một vật nặng theo cách: tì đòn bẩy vào một điểm tựa rồi dùng sức nâng, nhấc vật nặng đó lên ), sậy ( cây có thân cao, lá dài, thường mọc ở bờ nước, dáng khẳng khiu. Có câu, VD: Tay chân cậu ta khẳng khiu như ống sậy.)
- Cho HS đọc lại
+ Bài tập 3 a: Điền vào chỗ trống
* l hay n
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3a.
-Yêu cầu HS tự làm bài tập vào nháp
- Gọi HS đọc lời giải của mình, các HS khác bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
+ Trưa nay, nằm, nấu cơm, nát, mọi lần
- Cho HS đọc lại khổ thơ
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: nghe viết Nhớ Việt Bắc
 - Hát: “ Quê hương tươi đẹp”
- 2 HS viết bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con ( giấy nháp)
+ huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách
 - Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại
+ Tên người: Đức Thanh, Kim Đồng, tên dân tộc: Nùng ; tên huyện: Hà Quảng.
+ Nào, Bác cháu ta lên đường ! Là lời của ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp: lững thững, mỉm cười, Hà Quảng
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm vào vở . 2 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp theo dõi bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
+ Cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy
- HS nhận xét 
- Nghe 
- Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào cở BT
- 1HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào nháp
- 5 HS đọc lại kết quả
+ Trưa nay, nằm, nấu cơm, nát, mọi lần
- Lắng nghe
- 3 HS đọc lại khổ thơ
- Cả lớp làm bài vào vở BT
- Nghe
- Chuẩn bị bài: nghe viết Nhớ Việt Bắc
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
BẢNG CHIA 9
I Mục tiêu:
 - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9)
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa 9 chấm tròn
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập
 + Gọi HS lên bảng : 9 x 7 =	63 : 7 =
 63 : 9 =
 + Gọi HS nhận xét bài bạn
 + GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Các em đã học về phép nhân 9. Vậy hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em về phép chia 9
2. Phát triển bài:
* Hoạt động: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9
- Gv gắn một tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng và hỏi: Vậy 9 lấy một lần được mấy ?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “ 9 được lấy 1 lần bằng 9”?
- Trên các tấm bìa có 9 chấm tròn, biết mỗi tấm có 9 chấm tròn .Hỏi có bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Gv viết lên bảng 9 : 9 = 1. Yêu cầu Hs đọc phép lại phép chia 
- Gv viết lên bảng phép nhân: 9 x 2 = 18 và yêu cầu Hs đọc phép nhân này.
- Gv gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên các tấm bìa có 18 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy lập phép tính . 
- Vậy 18 : 9 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính : 18 : 9 = 2.
- Gv gắn lên bảng có 3 tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa
- Vậy 27 : 9 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính : 27 : 9 = 3
+ Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9
 Từ 9 x 3 = 27 ta có 27 : 9 = 3
* Lập bảng chia
 - Chuyển từ phép nhân 9 sang phép chia 9
- Cho HS học bảng chia 9
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( cột 1, 2, 3)
 - Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK
- Cho Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính
- Gv nhận xét.
- HS yếu
Bài 2: Tính nhẩm ( cột 1, 2, 3)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gv hỏi: Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể nghi ngay kết quả của 45 : 9 và 45 : 5 không? Vì sao?
- Cho HS tự làm vào SGK. Gọi vài em lên bảng làm
- Cho lớp nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại. 
 - HS yếu
Bài 3: Giả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2012_2013.doc