Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015

doc 41 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015
 Môn : Tập đọc Ngày soạn : 28-3-2015
 Tiết : 100,102 Ngày dạy : 30/3/2015
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG. 
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật qua giọng đọc (Bác Hồ, các cháu học sinh, một em bé, Tộ).
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải cuối bài học.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà; dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
3. Giáo dục: Biết yêu quý Bác Hồ, thật thà , ngoan ngoãn, chăm học tập..
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài “Cây đa quê hương” và trả lời câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: trìu mến, quây quanh, vang lên, vâng lời, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Chú ý hướng dẫn đọc đúng một số câu: 
+ Các câu hỏi (nhấn giọng ở các từ dùng để hỏi), VD: Các cháu chơi có vui không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích ăn kẹo không? /Các cháu có đồng ý không?
+ Lời đáp của các cháu vui, nhanh nhảu nhưng kéo dài giọng (vì là đáp đồng thanh).
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới ở phần chú giải cuối bài đọc ở SGK 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
IV. Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Mỗi em đọc 1 đoạn và TLCH.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm(nhóm cặp đôi).
 -Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
30p
 4p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài “ Ai ngoan sẽ được thưởng”.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “ Ai ngoan sẽ được thưởng” (Tiết 2).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
H: Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì? 
H: Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? 
H: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? 
H: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp trả lời:
H: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? 
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
- Tổ chức các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, Bác Hồ, các học sinh, Tộ) thi đọc lại truyện.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố – Dặn dò : 
- H: Câu chuyện này cho em biết điều gì? 
- Dặn:Xem bài sau: “ Cháu nhớ Bác Hồ”.
-Hát
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Lắng nghe.
-HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
+ Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, .
+ Các cháu chơi có vui không? / Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích ăn kẹo không?
+ Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.
+ Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
+ Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưangoan, chưa vâng lời cô.
- Thảo luận nhóm trả lời:
+ Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan. Vì một người dám tự nhận khuyết điểm của mình là người dũng cảm, rất đáng khen 
- Các nhóm tự phân vai đọc truyện trong nhóm. Sau đó đại diện các nhóm lên thi đọc lại truyện.
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà; dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
- Lắng nghe.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn :TOÁN Ngày soạn : 28/3/2015
 Tiết : 146 Ngày dạy : 30/3/2015
KI – LÔ - MÉT. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS:
Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị mét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.
Nắm được quan hệ giữa km và m.
Biết làm các phép tính cộng , trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là km.
Biết so sánh các khoảng cách ( đo bằng km).
2.Kỹ năng: HS chuyển đổi đơn vị đo, làm tính, giải toán theo đơn vị km đúng, nhanh, thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Bản đồ Việt Nam. PBT2 
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 2 trang 150 
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Ki lô mét. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài Ki lô mét (km) .
- Nêu: Ta đã học các đơn vị đo độ dài là cm, dm và m. Để đo khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị đo lớn hơn là ki lô mét.
- Viết lên bảng: Ki lô mét viết tắt là km.
 1 km = 1000 m
v Hoạt động 2: Thực hành.
BÀI 1: Số?
- Lưu ý HS vận dụng quan hệ giữa dm, cm , m và km để làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2 : 
- Cho HS quan sát hình vẽ rồi trả lời các câu hỏi.
- Hướng dẫn và gọi lần lượt HS lên bảng làm từng câu
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 3 : 
- Hướng dẫn HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin cho trên bản đồ.
- Sau đó lần lượt nêu các câu hỏi (như SGK) cho HS trả lời.
- Nhận xét , ghi điểm.
BÀI 4 : 
a. Để trả lời câu hỏi: “ Cao bằng và Lạng Sơn, nơi nào xa Hà Nội hơn?”. HS phải thực hiện các thao tác:
- Nhận biết độ dài các quãng đường Cao Bằng – Hà Nội và Lạng Sơn – Hà Nội trên bản đồ.
- So sánh các số có 3 chữ số để được: 
285 > 169. Kết luận: Cao Bằng xa Hà Nội hơn.
* Các câu b, c, d tương tự như câu a.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nêu lại quan hệ giữa đơn vị đo dm, cm, m và km.
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Mi li mét”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Vài HS nhắc lại.
- Lớp làm vào bảng con.
1km = 1000m 1000m = 1km
1m = 10dm 10dm = 1m
1m = 100cm 10cm = 1dm
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Quan sát hình vẽ trả lời.
- Lớp làm vào phiếu bài tập.
a. Quãng đường từ A đến B dài 20km.
b. Quãng đường từ B đến D dài 90km.
c. Quãng đường từ C đến A dài 65km.
- Đọc các thông tin trên bản đồ theo yêu cầu của GV.
- Trả lời các câu hỏi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt trả lời câu hỏi:
a. Cao Bằng xa Hà Nội hơn.
b. Hải Phòng gần Hà Nội hơn.
...
- Trả lời.
- Lắng nghe.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 1). 
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:
Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ môi trường trong lành.
2.Kỹ năng: - Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích.
Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
3.Thái độ: Đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh ảnh các loài vật có ích.
 - HS: Vở BT Đạo đức 
 * Giảm tải: Hoạt động 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1p
3p
1p
28p
 2p
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Em cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài: Bảo vệ loài vật có ích (T1)
- Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
* Hoạt động 1: Trò chơi đố vui “ Đoán xem con gì?”.
- Phổ biến luật chơi.
- GV giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như trâu, bò, gà, chó, mèo, cừu,...và yêu cầu HS trả lời. Đó là con gì? Nó có ích gì cho con người?
 - GV ghi tóm tắt lợi ích của mỗi con vật lên bảng
 - GV kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chia lớp làm 3 nhóm và nêu câu hỏi thảo luận:
Em biết những con vật có ích nào?
Hãy kể những ích lợi của chúng?
Cần làm gì để bảo vệ chúng?
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
+ Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành
+ Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui mà giúp ta biết thêm nhiều điều kỳ diệu
* Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai.
- Đưa các tranh nhỏ cho các nhóm HS , yêu cầu quan sát và phân biệt các việc làm đúng, sai. (như SGK).
- GV kết luận: 
 + Các bạn trong tranh 1, 2, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật
 + Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai: bắn súng cao su loài vật có ích
- Các nhóm trình bày.
IV. Củng cố – Dặn dò:
-Dặn: Chuẩn bị bài sau “ Bảo vệ loài vật có ích (Tiết 2)”.
- Hát.
 - Trả lời.
- Lắng nghe.
- Cả lớp tham gia trò chơi. 
- Trình bày tư liệu.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thảo luận nhóm trả lời.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu quan sát và phân biệt các việc làm đúng sai
 Tranh 1: Tịnh đang chăn trâu : Đ
 Tranh 2: Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim : S
 Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn : Đ
 Tranh 4: Thành đang vải thóc cho gà ăn : Đ
.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn “ Chính tả ( Nghe - viết). Ngày soạn : 28/3/2015
 Tiết : 59 Ngày dạy : 31/3/2015
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS nghe -viết chính xác một đoạn văn trong bài“ Ai ngoan sẽ được thưởng”.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, chịu khó, học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
3p
1p
33p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng viết: lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa, quạt.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Ai ngoan sẽ được thưởng
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Đoạn viết này nói về điều gì?
- Hướng dẫn viết đúng:
+ Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
+ GV đọc cho HS viết một số từ khó viết: buổi sáng, đoàn học sinh, dắt, quây quanh.
b. Đọc bài cho HS viết vào vở.
c. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2b: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua. 
Có thể cho HS đặt câu với 1 từ ở BT
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò :.
- Dặn:+ Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài +Xem trước bài chính tả: Cháu nhớ Bác Hồ
- Hát.
- Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- 1,2 HS đọc lại.
- Đoạn văn kể về việc Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở “ trại nhi đồng”
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Nghe đọc, viết bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Lớp làm vào vở.
 b. ngồi bệt, trắng bệch / chênh chếch, đồng hồ chết.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Toán Ngày soạn : 28/3/2015
 Tiết : 147 Ngày dạy : 31/3/2015
MI – LI - MÉT. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS:
Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mm. 
Nắm được quan hệ giữa cm và mm.
Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
2.Kỹ năng: HS chuyển đổi đơn vị đo, làm tính, giải toán và tập ước lượng theo đơn vị km đúng, nhanh, thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm. Bảng phụ ghi sẵn BT 2,4.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 1 trang 151 .
- Gọi 1 HS nêu 1km = .. m.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Mi li mét. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài Mi li mét (mm) .
- Yêu cầu HS kể tên các đơn vị độ dài đã học.
- Yêu cầu HS quan sát độ dài 1 cm trên thước kẻ HS và hỏi: Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?
- Giới thiệu cho HS biết độ dài của 1 phần chính là 1mm.
- H: Vậy 1cm = ? mm. 
Viết lên bảng: 1cm = 10mm.
- H: 1m = ? mm 
Viết lên bảng: 1m = 1000mm.
- Gọi vài HS nhắc lại:
1cm = 10mm; 1m = 1000mm.
b. Yêu cầu HS cả lớp quan sát hình vẽ trong SGK Toán 2.
v Hoạt động 2: Thực hành.
BÀI 1: Số?
- Lưu ý HS vận dụng quan hệ giữa dm, cm , m, kmvà mm để làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2 : 
- Cho HS quan sát hình vẽ rồi trả lời các câu hỏi.
- Hướng dẫn và gọi lần lượt HS lên bảng làm từng câu
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 4 : 
Hướng dẫn HS ước lượng và trả lời từng câu hỏi.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nêu lại quan hệ giữa đơn vị đo cm, m và mm 
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Luyện tập”.
- Hát.
- Lớp làm vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trả lời. 
- Lắng nghe.
- Trả lời.
+ 10 phần bằng nhau.
+ 1cm = 10mm.
+ 1m = 1000mm.
- Vài HS nhắc lại.
- Lớp làm vào bảng con.
1cm = 10mm 1000mm = 1m
1m = 1000mm 10mm = 1cm
 5cm = 50mm 
 3cm = 30mm
- Đoạn thẳng MN dài 60mm
- Đoạn thẳng AB dài 30mm
- Đoạn thẳng CD dài 70mm
- 
- HS thực hiện:
a) Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10mm.
b) Bề dày chiếc thước kẽ dẹt là 2mm
c) Chiều dài chiếc bút bi là 15cm..
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : TN&XH Ngày soạn : 28/3/2015
 Tiết : 30 Ngày dạy : 31/3/2015
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học, HS có thể nhớ lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật.
2.Kỹ năng: Biết được có những cây cối và con vật vừa sống được ở dưới nước, vừa sống được ở trên không.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật và cây cối vừa sống ở dưới nước, trên cạn và trên không.
 - HS: SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật và cây cối vừa sống ở dưới nước, trên cạn và trên không.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
28p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên một số loài vật sống dưới nước mà em biết?
- Nêu ích lợi của một số loài vật sống ở dưới nước?
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Nhận biết cây cối và các con vật.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 62, 63 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ và nói: Cây nào sống trên cạn; cây nào sống dưới nước; cây nào vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trog không khí.
+ Hãy chỉ và nói: Con vật nào sống trên cạn; con vật nào sống dưới nước; con vật nào vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn; con vật nào bay lượn trên không.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
v Hoạt động 2: Triển lãm.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 4 nhóm và phân cho mỗi nhóm 1 góc lớp, phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống trên cạn.
+ Nhóm 2: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống dưới nước.
+ Nhóm 3: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.
+ Nhóm 4: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống trên không.
Bước 2:
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
- Nhận xét kết quả trao đổi của nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn dò: Xem trước bài : Nhận biết cây cối và các con vật.
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm .
Các nhóm thảo luận rồi ghi kết quả quan sát của nhóm vào các bảng đã kẻ sẵn (GV phát cho các nhóm).
 Bảng 1: Cây cối có thể sống ở đâu?
Hình
Trên cây
Sống trên cạn
Sống dưới nước
Vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước
Rễ hút được hơi nước và các chất trong không khí
1
Cây phượng
x
2
Cây phong lan
x
3
Cây súng
x
4
Cây rau muống
x
Bảng 2: Các con vật có thể sống ở đâu?
Hình
Tên con vật
Sống trên cạn
Sống dưới nước
Vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn
Bay lượn trên không
5
Cá
x
6
Sóc
x
7
Sư tử
x
8
Rùa
x
9
Vẹt
x
10
Ếch
x
11
Rắn
x
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Làm việc theo nhóm (4 nhóm).
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. Trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc: HỌC BÀI HÁT: BẮC KIM THANG
 (Cô Nguyệt dạy)
--------------------------------------------------------
THỂ DỤC:
 Bài 59: TÂNG CẦU 
 Trò chơi : TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Ôn Tâng cầu.Yêu cầu tâng và đón cầu đạt thành tích cao .
-Tiếp tục học trò chơi Tung vòng vào đích bằng hình thức tung bóng vào đích .Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động .
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Địa đi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_30_nam_hoc_2014_2015.doc