Thiết kế bài dạy lớp 2 - Năm học 2014-2015 - Ngô Thị Hồng Hoa

doc 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Năm học 2014-2015 - Ngô Thị Hồng Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy lớp 2 - Năm học 2014-2015 - Ngô Thị Hồng Hoa
TUẦN 11 
Soạn: 29/10 Dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2014
TOÁN*
Ôn: Số tròn chục trừ đi một số; 31 – 5; 51 – 15
I. Mục tiêu bài dạy:
- Ôn số tròn chục trừ đi một số; phép trừ dạng 31 – 5; 51 – 15; giải bài toán có một phép trừ; tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện số tròn chục trừ đi một số; phép trừ dạng 31 – 5; 51 – 15; vận dụng giải bài toán có 1 phép trừ; tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài, ham học toán. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số. 
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Số tròn chục trừ đi một số; 31 – 5; 51 - 15
Bài 1: Viết 6 phép trừ dạng sô tròn chục trừ đi một số; 31 -5; 51 -13, đặt tính rồi tính.
- HS làm vở, GV – HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS đọc lại phép trừ vừa làm. 
=> Củng cố số tròn chục trừ đi một số, 31 -5; 51 -15.
Bài 2: Tìm x
X + 7 = 21 16 + x = 81
42 + x = 60 (x +6) + 7 = 42
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV-HS nhận xét, sửa sai.
+ HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng.
=> Củng cố tìm số hạng trong một tổng.
* Ôn: Giải toán
Bài 3: Ông 70 tuổi, bố 35 tuổi. Hỏi ông hơn bố bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài toán, tóm tắt, làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ Muốn biết ông hơn bố bao nhiêu tuổi, làm thế nào?
Bài 4: Hiệu hai số là 19. Số trừ là số nhỏ nhất có hai chữ số. Tìm số bị trừ.
- HS đọc bài, làm nháp, làm bảng. GV-HS nhận xét, sửa sai.
+ Ta đã biết số trừ, muốn tìm số bị trừ, ta làm thế nào?
=> Củng cố tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Kể về người thân; Tập đọc bài: Bà cháu
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn kể về người thân. Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc “Bà cháu”.
- HS viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) kể về một người thân. HS đọc rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi hợp lí, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo dục HS có ý thức tự học; kính trọng, hiếu thảo với ông bà.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kiểm tra lồng ghép trong bài dạy.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Kể về người thân
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) kể về một người thân của em.
+ Khi kể về người thân, em cần kể về những điều gì?
- GV nhận xét, tiểu kết; lưu ý HS cách viết câu, trình bày bài. HS làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài làm của mình. GV – HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách viết, trình bày một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
* Luyện đọc bài: Bà cháu
- GV đọc mẫu bài tập đọc. HS theo dõi. GV lưu ý HS về giọng đọc.
- GV – HS chia đoạn. HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trong bài theo nhóm 3. GV theo dõi, uốn nắn HS đọc đúng. 
- Một số nhóm thi đọc bài trước lớp, kết hợp trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
Soạn: 29/10 Dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2014
LUYỆN VIẾT
Ôn chữ hoa H. Phân biệt s/x
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa H; từ, cụm từ ứng dụng có chứa chữ hoa H; phân biệt s/x.
- HS viết đúng chữ hoa H, chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, nối nét đúng, đẹp giữa chữ viết hoa với chữ viết thường; rèn kĩ năng phân biệt s/x.
- HS có ý thức luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Mẫu chữ hoa H.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: GV đưa chữ mẫu. HS nêu độ cao, cấu tạo, cách viết chữ hoa H
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
 * Ôn: Chữ hoa H
- HS viết bảng lớp, bảng con chữ hoa H (2 - 3 lần). GV theo dõi, hướng dẫn HS.
- GV - HS nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc cụm từ ứng dụng (BP): Học đi đôi với hành; nêu ý nghĩa. GV - HS nhận xét. GV liên hệ giáo dục HS siêng năng học tập, rèn luyện.
- HS nêu độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, các con chữ, vị trí dấu thanh, nét nối, 
- HS viết chữ Học vào bảng con, bảng lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV nêu yêu cầu viết vở. HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, 
- HS viết vở từng dòng theo mẫu: Chữ hoa H (1 dòng cỡ to; 1 dòng cỡ nhỏ); từ và cụm từ ứng dụng: Học (1 dòng cỡ to; 1 dòng cỡ nhỏ); Học đi đôi với hành (2 dòng cỡ nhỏ). GV bao quát lớp, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa H; từ, câu ứng dụng có chữ hoa H.
* Phân biệt s/x:
Bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x
sung  ướng, à đơn, à xuống, ương ườn, ân trường.
- HS làm bài vào vở nháp, bảng phụ.
- GV - HS chữa bài. HS đọc lại bài vừa làm, đặt câu có từ đó.
=> Củng cố về tiếng, từ có phụ âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu chữ hoa, từ, câu ứng dụng viết trong bài.
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 2/11 Dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014
TOÁN*
 Ôn: Phép trừ dạng 12 - 8; 32 – 8
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 12 - 8; 32 - 8.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 12 - 8; 32 - 8; giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài, ham học toán. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng 12 trừ đi một số. 
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: 12 trừ đi một số: 12 - 8; 32 - 8.
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 12 và 8	b. 82 và 9 e. 12 và 5
c. 52 và 6	d. 62 và 3
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính; nêu cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, nhận biết phép trừ có nhớ dạng 12 – 8; 32 - 8.
=> Củng cố cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, dạng 12 - 8; 32 - 8.
Bài 2: Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm.
12 - 3  12 - 4 22 - 6  32 - 9
12 - 9  12 - 7 42 - 5  72 - 8
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS nêu cách tính nhẩm, điền dấu. 
=> Củng cố thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8 để so sánh hai số.
Bài 3: Điền dấu (+; -) thích hợp vào chỗ chấm:
42  9  7 = 40 37  15  9 = 43
- HS làm bài vào vở nháp, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS giải thích cách điền dấu.
=> Củng cố cách điền dấu phép tính thích hợp để có kết quả đúng 
* Ôn: Giải toán
Bài 4: Huyền và Linh gấp được 32 con ếch, trong đó Linh gấp được 9 con ếch. Hỏi Huyền gấp được bao nhiêu con ếch? 
- HS đọc đề bài, tóm tắt, làm bài vào vở, bảng lớp. GV –HS chữa bài. 
+ HS giải thích cách làm bài. 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8.
Bài 5: Đặt đề toán và giải bài toán theo tóm tắt sau:
Toa tàu thứ nhất: 92 người
Toa thứ hai ít hơn toa thứ nhất: 9 người 
Toa thứ hai: người?
- HS nêu yêu cầu, đọc đề toán theo tóm tắt. HS đặt đề toán, GV chốt đề toán.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài.
+ HS nêu cách giải bài toán.
=> Củng cố cách giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 3/11. Dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2014
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI* + THỦ CÔNG*
Gia đình. Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố kiến thức đã học về: Gia đình; cách gấp các hình đã học: tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời; thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- HS nêu, viết đúng công việc làm thường ngày ở nhà của mỗi thành viên trong gia đình mình; gấp được các hình đã học theo đúng quy trình. 
- Giáo dục HS có phương pháp tự học, tính tự giác học tập, yêu gia đình, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ làm những việc nhà vừa sức.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Lồng ghép bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng đầu bài.
 2. 2. Nội dung:
* Tự học trong nhóm:
- GV chia hai nhóm học: Tự nhiên và Xã hội; Thủ công
- HS chọn nhóm để tự học (Nhóm HS học Tự nhiên và xã hội, nhóm HS học Thủ công). Các nhóm tự ổn định tổ chức, bầu nhóm trưởng chỉ đạo nhóm tự học.
- GV giao nhiệm vụ, đến từng nhóm theo dõi, gợi ý, giúp đỡ. Nhóm trưởng chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các bạn trong nhóm hoàn thành các câu hỏi, bài tập
 Tự nhiên và Xã hội: Gia đình. (HS làm bài tập vào phiếu học tập).
Bài 1: Nhớ lại việc làm của người thân trong gia đình mình, em viết vào chỗ chấm trong bảng sau:
Các thành viên trong gia đình
Công việc làm thường ngày ở nhà
Ông
Bà
Bố
Mẹ
Anh (nếu có)
Chị (nếu có)
Em (nếu có)
Bản thân
Bài 2: Đánh dấu x vào trước câu trả lời phù hợp với gia đình em.
 Ngày nghỉ, gia đình em thường làm gì?
 Đến thăm ông bà nội, ngoại. Làm các công việc khác. 
 Đi chơi công viên Dọn dẹp nhà cửa
=> Củng cố công việc làm thường ngày ở nhà của mỗi thành viên trong gia đình; liên hệ giáo dục HS yêu gia đình, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ làm những việc nhà vừa sức 
 Thủ công: Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình
- HS trao đổi trong nhóm, mỗi thành viên lần lượt nêu tên, quy trình từng hình gấp đã học, thực hành gấp. HS khéo tay giúp đỡ HS còn lúng túng. HS tự trang trí sản phẩm theo ý thích. GV hướng dẫn trong nhóm
=> Củng cố quy trình gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời; thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui
* Hoạt động cả lớp:
- Từng nhóm trưởng báo cáo tình hình và kết quả học của nhóm mình. GV nêu một số câu hỏi kiểm tra. Đại diện các nhóm thi đua thực hành, trình bày kết quả tự học. GV khuyến khích các nhóm khác nêu câu hỏi chất vấn nhóm bạn. 
- GV giải đáp thắc mắc của HS (nếu có). GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Hãy kể về công việc của từng người trong gia đình em.
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện tuần 11
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc các bài tập đọc: “Bà cháu”, “Cây xoài của ông em”; ý nghĩa và cách kể lại các câu chuyện: “Bà cháu”.
- HS đọc lưu loát, rõ ràng; ngắt, nghỉ hơi hợp lí, trả lời đúng các câu hỏi trong từng bài tập đọc trên. Kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện: “Bà cháu”.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 11.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Luyện đọc bài: “Bà cháu”, “Cây xoài của ông em”
- GV chia lớp thành các nhóm 4, nêu yêu cầu. HS luyện đọc từng bài tập đọc trong nhóm: đọc từng đoạn, cả bài; trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài. GV theo dõi, uốn nắn HS . 
- Một số HS đọc trước lớp, kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. GV liên hệ giáo dục HS qua nội dung từng bài tập đọc.
=> Củng cố về nội dung, cách đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 11.
* Kể lại truyện “Bà cháu”:
- HS luyện kể lại từng đoạn, toàn bộ câu chuyện trong nhóm 4 (bài “Bà cháu”) dựa theo tranh vẽ, nêu ý nghĩa câu chuyện. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Đại diện một số nhóm thi kể trước lớp từng đoạn, toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa truyện.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay, tuyên dương. 
=> Củng cố cách kể lại từng đoạn, toàn bộ câu chuyện “Bà cháu”
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Qua hai câu chuyện “Bà cháu”, em học thêm được điều gì?
- GV nhận xét, liên hệ, hệ thống toàn bài; nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Soạn: 3/11. Dạy: Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014
TOÁN*
Ôn: Phép trừ dạng 51 - 15; 52 - 28
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15; 52 - 28. 
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện phép trừ dạng 51 - 15; 52 – 28; giải bài toán có một phép trừ dạng 51 – 15, 52 – 28.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số, 12 trừ đi một số. 
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: 51 - 15; 52 - 28.
Bài 1: Viết 5 phép trừ dạng 51 - 15; 52 - 28, đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS nêu cách đặt tính, thực hiện từng phép tính.
=> Củng cố cách đặt tính, thực hiện phép trừ dạng 51 - 15; 52 - 38 
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 81 và 57 b. 42 và 19 c. 92 và 76
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS nêu cách đặt tính, thực hiện từng phép trừ; nêu cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.
=> Củng cố cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.
Bài 3: 
a) Tổng của hai số là 81, một trong hai số là 37. Tìm số còn lại.
b) Tìm một số, biết rằng lấy số đó trừ đi 9 thì được 37.
- GV hướng dẫn. HS làm bài vào vở nháp, bảng lớp.GV – HS chữa bài.
+ HS giải thích cách làm. GV chốt lời giải đúng
=> Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia, cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15.
* Ôn: Giải toán
Bài 4: Thùng to có 62l dầu, thùng to có nhiều hơn thùng bé 17l dầu. Hỏi thùng bé có bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, tóm tắt, làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài. 
+ HS giải thích cách làm bài. 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? 
=> Củng cố cách giải, trình bày bài giải bài toán có một phép trừ dạng 51 - 15.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng.
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà; dấu chấm, dấu phẩy.
- HS nêu, viết đúng một số từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà; đặt được dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn, câu văn.
- Giáo dục HS ý thức nói, viết câu đúng; chăm làm việc nhà và giữ gìn đồ dùng trong nhà.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kiểm tra lồng ghép trong bài dạy.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
Bài 1: Em hãy tìm và nêu những từ chỉ đồ dùng để nấu ăn ở nhà?
- HS nêu yêu cầu, tìm và nêu miệng các từ theo yêu cầu (thi tiếp sức). GV chốt từ đúng, ghi bảng. HS đọc lại bài vừa làm. 
=> Củng cố từ ngữ về đồ dùng trong nhà.
Bài 2: Em hãy tìm và viết các từ theo yêu cầu sau:
a) Từ chỉ đồ dùng để phục vụ cho việc ăn uống trong nhà.
b) Từ chỉ đồ dùng để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí trong nhà.
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở, bảng phụ. GV - HS chữa bài.
+ GV chốt từ đúng, bổ sung. HS đọc lại bài vừa làm.
=> Củng cố từ ngữ về đồ dùng trong nhà, liên hệ giáo dục HS giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Bài 3: Tìm và gạch chân những từ chỉ công việc mà bạn nhỏ làm giúp bà ở nhà trong đoạn văn sau: 
 “Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Lan trở dậy mới hiểu mọi công việc còn nguyên. Lan làm dần từng việc: quét nhà, thả gà, cho gà ăn, Mặt Trời vừa lên cao, Lan phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, Lan vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Lan thấy trong lòng xôn xao một niềm vui.”
- Tiến hành tương tự bài 2. HS làm bài vào phiếu học tập. GV chốt từ đúng: Những từ chỉ công việc mà bạn nhỏ làm giúp bà ở trong đoạn văn là: quét nhà, thả gà, cho gà ăn, phơi quần áo, rải rơm, nhóm bếp, nấu cháo. HS đọc lại bài vừa làm. HS nêu thêm từ chỉ công việc nhà mà mình có thể làm để giúp đỡ ông bà, bố mẹ. GV kết hợp liên hệ giáo dục HS chăm làm việc nhà.
=> Củng cố từ ngữ về công việc trong nhà.
* Ôn: Dấu chấm, dấu phẩy
Bài 4: Ngắt đoạn văn sau thành 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Chiếc thuyền ghé vào đám sen trên hồ đã gần tàn hương sen chỉ còn thoang thoảng trong gió.
- HS đọc đoạn văn. GV nêu câu hỏi hướng dẫn. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. GV - HS chữa bài. GV chốt câu đúng. HS đọc lại.
=> Củng cố cách đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Bài 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a. Rễ cây chuối chi chít chỗ trắng chỗ nâu chỗ vàng xỉn như những con giun bò lổm ngổm trên mặt đất.
b. Xa xa, về phía chân trời sau luỹ tre mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một phương.
- Tiến hành tương tự bài 3
=> Củng cố cách đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Khi đọc câu có dấu chấm, dấu phẩy em cần đọc thế nào?
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Chia buồn, an ủi; Đọc thêm bài: Đi chợ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn: Chia buồn, an ủi. HS đọc đúng, nắm được nội dung các bài tập đọc “Đi chợ”
- HS nói được lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông bà trong tình huống cụ thể. Viết được một bưu thiếp ngăn thăm hỏi ông bà. HS đọc rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi hợp lí, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo dục HS có ý thức tự học; yêu quý mọi người trong gia đình, họ hàng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kiểm tra lồng ghép trong bài dạy.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Chia buồn, an ủi
Bài 1: Ông em (hoặc bà em) đang bị mệt. Em hãy nói với ông (hoặc bà) 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình.
- HS nêu yêu cầu, làm miệng. GV - HS chữa bài.
+ GV chốt các cách nói phù hợp, ghi bảng. HS đọc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS cần thăm hỏi, động viên, an ủi, chăm sóc,.. khi ông, bà (hoặc người thân) bị mệt.
=> Củng cố cách nói lời động viên, an ủi.
Bài 2: Bố mẹ về quê thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.
- HS nêu yêu cầu, làm vở, bảng phụ. 
+ HS đọc lại. GV-HS nhận xét, tuyên dương.
- GV liên hệ giáo dục HS cần biết quan tâm, chăm sóc ông bà.
=> Củng cố cách nói lời động viên, an ủi.
* Đọc thêm bài Đi chợ
- GV đọc mẫu bài tập đọc. HS theo dõi. GV lưu ý HS về giọng đọc.
- GV – HS chia đoạn. HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trong bài theo nhóm 3. GV theo dõi, uốn nắn HS đọc đúng. 
- Một số nhóm thi đọc bài trước lớp, kết hợp trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS đọc bưu thiếp vừa viết.
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TUẦN 12
Soạn: 6/11 Dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2013
TOÁN*
 Ôn: Phép trừ dạng 13 trừ đi một số: 13 – 5. Số bị trừ
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5; tìm số bị trừ. 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 13 - 5; tìm số bị trừ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài, ham học toán. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng 13 trừ đi một số. 
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: 13 trừ đi một số: 13 - 5.
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 13 và 8	b. 13 và 9 e. 13 và 5
c. 13 và 6	d. 13 và 3
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV – HS chữa bài. HS nêu nêu cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ; cách đặt tính, thực hiện tính.
=> Củng cố cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ; cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5.
Bài 2: Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm.
13 - 3  13 - 4 13 - 6  13 - 9
13 - 9  13 - 7 13 - 5  13 - 8
- HS làm bài vào vở nháp, bảng lớp.
- GV – HS chữa bài. HS nêu các cách điền dấu. GV chốt cách điền dấu nhanh, đúng.
=> Củng cố cách so sánh, điền dấu đúng
Bài 3: Tính:
a) 13 – 9 + 7 b) 13 – 8 + 7 c) 13 – 7 + 9
 =  =  = 
 = .... =  = 
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV – HS chữa bài. HS giải thích cách tính.
=> Củng cố cách tính giá trị dãy tính có hai dấu phép tính cộng, trừ. 
* Ôn: Tìm số bị trừ
Bài 4: Tìm x
a) x - 32 = 45 b) x - 53 = 18 c) x - 27 = 68
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV – HS chữa bài. HS nêu cách tìm số bị trừ. 
=> Củng cố cách tìm số bị trừ.
Bài 5: Tìm hai số biết số thứ nhất là số liền sau số nhỏ nhất có hai chữ số; hiệu hai số là số lớn nhất có hai chữ số.
- GV hướng dẫn. HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV – HS chữa bài. HS giải thích cách làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_1.doc