Giáo án Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2014-2015

doc 43 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2014-2015
 Môn :Tập đọc	 Ngày soạn : 4/1/2015 
 Tiết : 55,56 Ngày dạy : 5/1/2015 
 CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Bà Đất, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông). 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi, nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
-Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
 3. Giáo dục: Biết yêu vẻ đẹp của từng mùa, vì mỗi mùa đều có ích cho cuộc sống.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
2
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học kì II.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài 
“ Chuyện bốn mùa”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: vườn bưởi, tựu trường, sung sướng, rước, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn đọc đúng các câu:
+ Có em,/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có ông ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: đâm chồi, nảy lộc,đơm, bập bùng, tựu trường.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh bài.
IV. Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
-- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm(nhóm cặp đôi).
 -Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS đọc bài
 “ Chuyện bốn mùa”.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:“ Chuyện bốn mùa”.
( Tiết 2 ).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa nào trong năm? 
H: Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông? 
H: Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất? 
H: Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
H: Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
H: Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
H: Bài văn nói lên điều gì?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
-Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông), thi đọc toàn truyện. 
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố – Dặn dò : 
- Dặn:Xembài sau: “ Thư Trung thu”.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
- Mỗi em đọc 1 đoạn.
- Lắng nghe.
-1HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
 +  xuân, hạ, thu, đông.
+ Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.
 + Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
 + Không khác nhau, vì cả hai đều nói lời hay của mùa xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Trả lời.
+ Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên thi đọc toàn truyện.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Toán Ngày soạn : 4/1/2014
 Tiêt: 91 Ngày dạy :5/1/2015
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số. Chuẩn bị học phép nhân.
 2.Kỹ năng: HS làm đúng , thành thạo các bài toán tính tổng của nhiều số.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :	- GV: Bảng phụ; hình vẽ bài tập 3 SGK. 
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
3’
1’
32’
 4’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Sách vở kì 2
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “Tổng của nhiều số”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
a. Ghi bảng: 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng các số 2 , 3 , 4. Đọc là tổng của “ 2 , 3 , 4” hay “ Hai cộng ba cộng bốn”.
- Yêu cầu HS tính tổng rồi đọc kết quả.
- Hướng dẫn HS cách viết theo cột dọc của 
2 + 3 + 4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính 
( Như SGK).
b. Giới thiệu cách tính viết theo cột dọc của 12 + 34 + 40 , rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính ( Như SGK).
c. Giới thiệu cách tính viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 , rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính ( Như SGK).
vHoạt động2:Thực hành.
BÀI 1: Tính .
H: Em thực hiện tính kết quả như thế nào? 
- Gọi HS lên bảng làm 
- Nhận xét, ghi điểm. Cho HS nhận xét tổng có 4 số hạng bằng nhau.
BÀI 2 : Tính .
H: Em thực hiện tính kết quả theo thứ tự nào?
- Gọi mỗi lần 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét – Ghi điểm.
BÀI 3 : Số?
- Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số còn thiếu vào chỗ chấm.
- Tổ chức cho 4 nhóm làm thi đua vào bảng nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh hơn.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và tính tổng của nhiều số 
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Phép nhân”
- Hát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Tính tổng: 2 + 3 + 4 = 9.
- Đọc kết quả: Hai cộng ba cộng bốn bằng chín.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính. Lớp làm vào bảng con.
 2
 + 3
 4
 9
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính. Lớp làm vào bảng con.
 12
 + 34
40
86
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính. Lớp làm vào bảng con. 
 15
 + 46
40
 8
98
- Vài HS nhắc lại cách tính.
- Từ trái sang phải.
- Lớp làm vào bảng con..
Kết quả: 
3 + 6 + 5 = 14 ; 7 + 3 + 8 = 18.
8 + 7 + 5 = 20 ; 6 + 6 + 6 + 6 = 24.
+ Cộng từ phải sang trái.
-Mỗi lần 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào bảng con.
Kết quả lần lượt: 68 ; 65 ; 60 ; 96.
- 4 nhóm làm xong đính bảng nhóm lên bảng.
Kết quả:
12kg + 12kg + 12kg = 36kg.
5l + 5l + 5l + 5l = 20l.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM
Đạo đức:
TRẢ LẠI CỦA RƠI ( Tiết 1 ).
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
 - Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
 2.Kỹ năng: HS trả lại của rơi khi nhặt được.
3.Thái độ: HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
 II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà).
Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
III. Chuẩn bị: - GV: Tranh tình huống hoạt động 2; bài hát “Bà còng”.
 - HS: Vở bài tập đạo đức ( nếu có).
 IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1 ‘
1’
1’
30’
2’
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách BT kì 2
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài:Hôm nay các em sẽ học bài “Trả lại của rơi ( Tiết 1)”. 
- Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
v Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh .
Giới thiệu tình huống: 
 Hai bạn nhỏ cùng đi học về, bỗng cả hai cùng nhìn thấy tờ 20 000 đồng rơi ở dưới đất 
 Theo em, hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được?
- HS nêu các giải pháp có thể xảy ra – GV ghi nhanh lên bảng.
- GV tóm tắt thành các giải pháp chính.
H: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống, em sẽ chọn cách giải quyết nào?. GV chia HS thành các nhóm có cùng lựa chọn, yêu cầu thảo luận về lí do lựa chọn giải pháp của mình.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- Hướng dẫn rút ra kết luận ( Như SGV).
v Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
 Hãy đánh dấu + vào trước những ý kiến mà em tán thành:
a. Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.
b. Trả lại của rơi là ngốc.
c. Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
d. Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết.
e. Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
- Yêu cầu HS trao đổi lết quả bài làm với bạn bên cạnh.
- Đọc lần lượt từng ý kiến. Sau mỗi ý kiến, HS bày tỏ thái độ đánh giá của mình đối với mỗi ý kiến, có giải thích rõ lí do.
- Hướng dẫn kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. Các ý kiến b, d, e là sai.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Cho HS nghe băng bài hát “Bà Còng”.
H: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát có ngoan không? Vì sao?(G)
-Dặn: tiết sau học bài “Trả lại của rơi (Tiết 2)”.
- Hát.
- Lắng nghe.
+ Tranh vẽ cảnh hai em cùng đi với nhau trên đường; cả hai cùng nhìn thấy tờ 20 000 đồng rơi ở dưới` đất.
- HS phán đoán các giải pháp có thể xảy ra: chia đôi, tìm cách trả lại cho người mất, 
- Thảo luận nhóm , cử đại diện các nhóm lêntrả lời.
- Làm bài cá nhân vào phiếu bài tập.
- Trao đổi kết quả bài làm với bạn bên cạnh.
- Bày tỏ thái độ bằng cách:
 + Giơ tấm bìa màu đỏ nếu tán thành.
 + Giơ tấm bìa màu xanh nếu không tán thành.
 + Giơ tấm bìa màu trắng nếu lưỡng lự hoặc không biết.
- Trả lời.
.
RUÙT KINH NGHIEÄM:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Toán Ngày soạn :4-1-2015
 Tiết :92 Ngày dạy : 6-1-2015 
PHÉP NHÂN.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
 2.Kỹ năng: HS biết đọc, viết và cách tính ( trình bày) của phép nhân.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Bảng phụ; tranh ảnh, mô hình các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
 32’
2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi2HS lên bảng làm bài tập 2 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Phép nhân”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
a. Yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn.
H: Tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Cho lấy 5 tấm bìa như thế.
H: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Gợi ý HS trả lời, chẳng hạn: Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng.
- Hướng dẫn HS nhận xét:Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng đều bằng nhau.
b. Giới thiệu: 2 + 2 + 2 + 2 +2 là tổng của 5 số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10.
- Nêu tiếp cách đọc phép nhân:
2 x 5 = 10 đọc là: “ Hai nhân năm bằng mười”. Và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân.
- Giúp HS nhận biết: Viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần.
Như vậy chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân.
vHoạt động2:Thực hành.
BÀI 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Làm mẫu câu a ( Như SGK).
Hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra.
- Câu b,c làm tương tự như câu a.
 Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2 : Viết phép nhân (theo mẫu).
- Hướng dẫn làm mẫu câu a :
4 + 4 + 4 + 4+ 4 = 20
4 x 5 = 20
- Tương tự câu b, c gọi 2 HS lên bảng 
- Nhận xét – Ghi điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Phép cộng có các số hạng bằng nhau, muốn tính tổng ta chuyển thành phép nhân.
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Thừa số - Tích”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lấy tấm bìa có 2 chấm tròn.
+ 2 chấm tròn.
+ 10 chấm tròn.
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10.
- Thực hành đọc, viết phép nhân: 2 x 5 = 10.
- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân ( Theo mẫu).
- 4 được lấy 2 lần, tức là: 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau: 4 x 2 = 8.
- Lớp làm vào bảng con.
Kết quả: 
b. 5 + 5 + 5 = 15.
 5 x 3 = 15.
c. 3 + 3 + 3 + 3 = 12.
 3 x 4 = 12.
- Theo dõi.
- Lớp làm vào bảng con:
Kết quả:
b. 9 + 9 + 9 = 27.
 9 x 3 = 27.
b. 10 + 10 +10 +10 + 10 = 50.
 10 x 5 = 50
-HS nhắc lại
- Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn :Chính tả: (Tập chép). Ngày soạn :4-1-2015
 Tiết : 37 Ngày dạy :6-1-2015
CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS nghe viết chính xác một đoạn trích trong “Cruyện bốn mùa”. Biết viết hoa đúng các tên riêng.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, chịu khó, học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết chính tả một đoạn của bài:“Chuyện bốn mùa”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Đoạn viết này là lời của ai trong chuyện bốn mùa?
H: Bà Đất nói gì?
b. Hướng dẫn nhận xét:
H: Đoạn chép có những tên riêng nào?
H: Những tên riêng ấy phải viết như thế nào? 
c. Hướng dẫn viết đúng:
- Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
- GV đọc cho HS viết một số từ khó viết.
d. Chép bài vào vở :
 Yêu cầu HS nhìn bài trên bảng chép vào vở.
e. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2: 
– Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
a - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi gọi đại diện các nhóm lên trả lời.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Hướng dẫn HS khắc phục một số lỗi chính tả cơ bản.
- Dặn:+ Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài 
 +Xem trước bài chính tả nghe viết: “Thư Trung thu ”.
- Hát.
- Lắng nghe.
- 1,2 HS đọc lại.
+ Người em.
- Trả lời.
+ Trả lời.
+ Trả lời.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Nhìn bảng chép bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Lớp làm vào vở:
+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra.
 Bão táp mưa sa gần tới.
+ Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều.
 - Tìm các chữ bắt đầu bằng l, n, chữ có dấu hỏi, chữ có dấu ngã.
- Làm việc theo nhóm
- Lớp làm vào vở.
- 4 em đạidiện 4 nhóm lên đính bài làm lên bảng.
+ Chữ bắt đầu bằng l: là, lộc, lại, làm,
+ Chữ bắt đầu bằng n: năm, nàng, nào,
+ Chữ có dấu hỏi: nảy, của, bưởi, vẻ,
+ Chữ có dấu ngã: cỗ, đã, mỏi. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. 
 Môn :TN&XH Ngày soan :4-1-2015
 Tiết : 19 Ngày dạy : 6-1-2015 
 ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I . Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS biết :
 - Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
 - Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
 2.Kỹ năng: Nhận biết một số biển báo giao thông đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.
 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
 II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng kiên định: Từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.
Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập..
 III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy; 12 biển báo như SGK.
 - HS: SGK.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
3’
1’
27’
 3’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập môn.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay các em học bài 
“ Đường giao thông”.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1:Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông.
Bước 1: Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Đính 5 tranh lên bảng.
- Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không
- Yêu cầu HS gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 2: Gọi HS nhận xét kết quả làm việc của các bạn.
- Hướng dẫn rút ra kết luận (Như SGV).
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình ở trang 40, 41 SGK và TLCH với các bạn.
Bước 2: Gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
Bước 3:GV và HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình ở SGK, em còn biết những phương tiện giao thông nào khác?
+ Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông có ở địa phương em?
- Hướng dẫn rút ra kết luận.( Như SGV).
v Hoạt động 3: Trò chơi “ Biển báo nói gì?”.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hướng dẫn HS quan sát 6 biển báo được giới thiệu ở SGK. Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em đặt câu hỏi phân biệt các loại biển báo.
Bước 2:Gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
- Đối với biển báo “ Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” có thể hướng dẫn HS cách ứng xử khi gặp biển báo này.
- Hướng dẫn liên hệ 
+ Trên đường đi học, em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy?
+ Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
Bước 3:
 - Chia nhóm, mỗi nhóm 12 HS, phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa, mỗi em sẽ được 1 tấm bìa.
- Khi GV hô “ Biển báo nói gì?”, HS có tấm bìa vẽ biển báo và HS có tấm bìa viết chữ tìm đến nhau. Cặp nào tìm đến nhau nhanh nhất là cặp đó được khen.
- Chốt lại kết luận ( Như SGV).
IV. Củng cố – Dặn dò :
 - Hỏi lại nội dung bài học
- Dặn dò: Xem trước bài sau: “ An toàn khi đi các phương tiện giao thông”.
 - Hát
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
- Làm việc theo cặp.
- Quan sát hình vẽ. HS có thể dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời lẫn nhau đồng thời có thể đặt ra các câu hỏi để hỏi nhau.VD:
+ Bạn hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
+ Theo bạn, loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt?
- 1 số HS trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Làm việc theo cặp: Đặt câu hỏi phân biệt các loại biển báo:
+ Biển báo này có hình gì, màu gì?
+ Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
+ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
..
- Trả lời.
- Trả lời.
- Các nhóm tiến hành chơi thi đua.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2014_2015.doc