Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015

doc 42 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 18/07/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015
 Môn : Tập đọc Ngày soạn : 15/11/2014
 Tiết : 37,38 Ngày dạy : 17/11/2014
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Chi, cô giáo). 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
-Hiểu nội dung bài: Lòng hiếu thảo của bạn học sinh đối với cha mẹ.
 3. Giáo dục: HS biết hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Thể hiện sự cảm thông -.Xác định giá trị -Tự nhận thức về bản thân- Tìm kiếm sự hỗ trợ.
III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
33’
1’
 32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “ Mẹ” và TLCH.
- HS1: Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
- HS2: Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài” Bông hoa Niềm Vui”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: Bệnh viện, vẻ đẹp, cánh cửa,khỏi bệnh, đẹp mê hồn,
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn đọc đúng các câu:
+ Những bông hoa  xanh/ lộng lẫy  buổi sáng.//
+ Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ/ đã dạy dỗ em  hiếu thảo.//
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
IV. Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm(nhóm cặp đôi).
 -Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
30’
4’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 4 HS đọc bài “Bông hoa Niềm Vui”
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:“Bông hoa Niềm Vui”.( T2).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc đoạn 1:
H: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
+ Gọi HS đọc đoạn 2 :
H: Vì sao Chi không dám tự hái bông hoa Niềm Vui?
+ Gọi HS đọc đoạn 3,4 :
H: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
- Gọi HS đọc toàn bài:
H: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
-Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai 
( người dẫn chuyện, Chi, cô giáo) thi đọc toàn truyện. 
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố – Dặn dò : 
- H: Câu chuyện này nói lên điều gì?
 H: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Dặn dò :Xem bài sau: “ Quà của bố”.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
-HS1:Đọc đoạn 1 .
-HS2:Đọc đoạn 2 .
-HS3:Đọc đoạn 3. 
-HS4:Đọc đoạn 4. 
- Lắng nghe.
-1HS đọc đoạn 1- Cả lớp đọc thầm.
+ Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố 
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm.
+ Theo nội quy của trường không ai được tự ngắt hoa trong vườn.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm.
+ “ Em hãy hái thêm hai bông nữa”.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm.
+ Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
- Phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên thi đọc toàn truyện.
- Lòng hiếu thảo của bạn học sinh đối với cha mẹ.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn :Toán: Ngày soạn : 15/11/2014
 Tiết : 61 Ngày dạy :17/11/2014
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 – 8
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, từ đó lập và học thuộc bảng cộng thức 14 trừ đi một số. 
 2.Kỹ năng: HS vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán đúng , thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :	- GV: Bảng phụ; bảng gài, que tính.
 - HS: Sách giáo khoa, que tính và bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
7’
7’
18’
2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập : Đặt tính và tính: 63 – 8 ; 93 - 35
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “14 trừ đi một số: 14 – 8”. - Ghi tên bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 14 - 8.
- GV nêu bài toán: Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính nữa. Hỏi còn lại mấy que tính?
 H: Muốn biết còn lại mấy que tính em làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS thực hiện trên que tính.
- H: Vậy: 14 - 8 = ?
- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính (GV ghi lên bảng như SGK).
vHoạt động2:Lập bảng trừ: 14 trừ đi một số.
- HS tìm kết quả. 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ.
-Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc. 
v Hoạt động 3: Thực hành.
BÀI 1: - Tính nhẩm: 
a. -Tổ chức cho 2 nhóm thi đua làm tiếp sức.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
b. – Gọi 2 HS lên bảng làm.
BÀI 2 :Tính:
H: Em thực hiện tính kết quả theo thứ tự nào?
- Gọi HS lên bảng làm 
- Nhận xét, ghi điểm. Lưu ý HS viết kết quả ở hiệu cho đúng. 
BÀI 3 : 
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính hiệu.
- Gọi 3 HS lên làm thi đua.
BÀI 4 : - Gọi HS đọc đề toán.
- Tóm tắt: Có: 14 quạt điện.
 Đã bán: 6 quạt điện.
 Còn lại:  quạt điện?
- Hướng dẫn HS giải và gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố 
- Gọi 1 HS đọc lại bảng trừ: 14 trừ đi một số.
V . Dặn dò : Xem trước bài sau: “ 34 - 8”
- Hát.
- 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+Phép trừ: 14 – 8.
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả là:6 que tính.
+ 6
- HS nêu cách đặt tính và tính. 
 14
 - 8 
 6
- Vài học sinh nhắc lại.
- Nối tiếp nhau nêu kquả từng phép tính.
-Cả lớp đọc
- Đọc thuộc lòng.
- Mỗi nhóm 4 HS, tiếp nối nhau mỗi em viết kết quả của 1 phép tính. 
- Lớp làm vào bảng con.
-1 HS nêu yêu cầu bài. 
 - Trừ từ phải sang trái.
-HS lên bảng - lớp làm vào phiếu B.Tập.
 14 14 14 14 14
- 6 - 9 - 7 - 5 - 8
 8 5 7 9 6
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
- Lớp làm vào bảng con.
Kq lần lượt là: a. 9 ; b.7 ; c. 3 
- 1, 2 HS đọc đề toán.
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
Giải:
Số quạt điện còn lại là:
14 – 6 = 8 (quạt điện)
 Đáp số: 8 quạt điện
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS đọc bảng trừ.
- Lắng nghe.
* RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG:	
 Môn : Đạo đức Ngày soạn :17/11/2014
 Tiết : 13 Ngày dạy : 18/11/2014 
 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết quan tâm giúp đỡ bạn – Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn – Quyền không bị phân biệt đối xử với trẻ em.
 2.Kỹ năng: HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
3.Thái độ: Giáo dục thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè 
III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa cho hoạt động 1.
 - HS: Vở bài tập đạo đức 
 IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1’
3’
1’
27’
3’
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Kể những việc làm thể hiện việc quan tâm, giúp đỡ bạn?
- Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn?
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài:Hôm nay các em sẽ học bài “Quan tâm, giúp đỡ bạn ( Tiết 2)”Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Cho HS quan sát tranh. Nội dung tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra toán. Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh: “ Nam ơi, cho tớ chép bài với!”.
- Yêu cầu HS đoán cách ứng xử của bạn Nam.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử trên:
H: Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam?
H: Nếu là Nam, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
H: Cách ứng xử nào phù hợp và chưa phù hợp? Vì sao?
- Hướng dẫn rút ra kết luận .
v Hoạt động 2: Tự liên hệ.
- Nêu yêu cầu: Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn hoặc những trường hợp em đã được quan tâm, giúp đỡ.
- Hướng dẫn kết luận.
v Hoạt động 3: Trò chơi: “ Hái hoa dân chủ”.
- Tổ chức cho HS hái hoa và TLCH:
H: Em sẽ làm gì khi em có một cuốn truyện hay mà bạn hỏi mượn?
H: Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng?
H: Em sẽ làm gì khi trong giờ học vẽ, bạn ngồi cạnh em quên mang hộp bút chì màu mà em lại có? 
H: Em sẽ làm gì khi trong tổ em có bạn bị ốm?
- Tổng kết, tuyên dương.
IV. Củng cố – Dặn dò:
H: Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn?
-Dặn: chuẩn bị bài:“Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp”.
-Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm thể hiện qua đóng vai
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Trả lời.
- Hái hoa kiến thức và TLCH.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn CHÍNH TẢ (Tập chép) Ngày soạn :15/11/2014
 Tiết : 25 Ngày dạy : 18/11/2014
BÔNG HOA NIỀM VUI.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn: “Em hãy hái  hiếu thảo” trong bài “ Bông hoa Niềm Vui”.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
24’
8’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : -GV đọc cho HS viết : lặng yên, tiếng nói, giấc ngủ, đưa võng.
GV nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:Bông hoa Niềm Vui 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Cô giáo cho phép Chi hái những bông hoa nữa cho ai? Vì Sao?
H: Những chữ nào trong bài được viết hoa?
b. Hướng dẫn viết đúng:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong bài.
- GV đọc cho HS viết : hãy hái, nửa trái tim, dạy dỗ, hiếu thảo, 
- GV nhận xét , uốn nắn.
c. Chép bài vào vở:
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho hs dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
* Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét
* Bài 3: 
a - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, tuyên dương . 
IV. Củng cố :
- Hướng dẫn HS sửa lỗi chính tả cơ bản.
V . Dặn dò :Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài 
- Xem trước bài chính tả “Quà của bố”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- 1, 2 HS đọc lại.
- -Cho mẹ và chị. Vì mẹ và bố đều dạy em thành cô bé hiếu thảo
-Chị , em
.
+ Viết hoa chữ đầu câu và tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Lớp làm vào bảng con:
yếu, kiến , khuyên.
- Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp: dối – rối; dạ – rạ.
- Lớp làm vào vở.
+ Cuộn chỉ bị rối. / Bố rất ghét nói dối.
 Mẹ lấy rạ đun bếp. / Bé Lan dạ một tiếng rõ to.
- Lắng nghe.
* RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn Toán: Ngày soạn : 15/11/2014
 Tiết : 62 Ngày dạy : 18/11/2014
34 - 8.
I. Mục tiêu:* Giảm tải: Không làm câu b bài tập 4
 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 - 8. Củng cố cách tìm số hạng và số bị trừ.
2.Kỹ năng: Rèn HS làm tính , giải toán đúng, nhanh, thành thạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, nhanh nhẹn, yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK + Bảng cài + que tính + bảng phụ.
 - HS: SGK,que tính , bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS lên bảng tính nhẩm: Bài 1 trang 6SGK.
-Gọi 1 HS đọc bảng trừ: 14 trừ di một số.
-Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học phép trừ có nhớ dạng 34 - 8. – GV ghi đề bài 
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 34 – 8.
- GV nêu bài toán: Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính . Hỏi còn lại mấy que tính?
 H: Muốn biết còn lại mấy que tính em làm phép tính gì?
-Yêu cầu HS thực hiện trên que tính.tìm kết quả.
H: Vậy: 34 – 8 = ?
- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính (GV ghi lên bảng như SGK).
v Hoạt động 2: Thực hành.
BÀI 1: 
H: Bài 1 yêu cầu gì?
H: Em thực hiện tính theo thứ tự nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét,ghi điểm.
BÀI 3: - Gọi HS đọc đề.
- Tóm tắt: 
Nhà Hà nuôi: 34 con gà.
Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà: 9 con gà.
Nhà Ly nuôi:  con gà?
- Hướng dẫn HS giải bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 4: Không làm câu b
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
H: Muốn tìm số hạng chưa biết em làm sao?
H: Muốn tìm số bị trừ em làm sao?
- Tổ chức cho 2 nhóm lên làm thi đua.
IV. Củng cố :
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính kết quả của phép trừ..
 V . Dặn dò :Xem trước bài sau: “ 54 - 18”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm- Lớp làm bảng con.
-1 HS đọc thuộc.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+Phép trừ: 34 - 8.
-Thao tác trên que tính và trả lời có 26 que tính.
+ 26 .
 34 * 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 
 - 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
 26 * 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Vài HS nhắc lại.
- Tính.
- Tính trừ từ phải sang trái .
- HS lên bảng - Lớp làm vào bảng con:
 a. 94 64 44 
 - 7 - 5 - 9 
 87 59 35 
 b. 72 53 74 
 - 9 - 8 - 6 
 63 45 68 
- 1,2 HS đọc đề toán.
-2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
 Giải:
Số con gà nhà Ly nuôi là:
34 – 9 = 25 ( con)
 Đáp số: 25 con gà
- Trả lời.
- 2 HS đại diện 3 nhóm lên làm thi đua.
Kết quả : a. x = 27 ;b. x = 50 .
- Nhắc lại.
RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn :Tự nhiên- Xã hội: Ngày soạn : 15/11/2014
 Tiết : 13 Ngày dạy : 18/11/2014
GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 NHÀ Ở
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết được những ích lợi và công việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
2.Kỹ năng: Thực hiện giữ gìn vệ sinh xung quanh khu nhà ở.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tốt việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở cùng các thành viên trong gia đình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường.
Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
Có trách nhiệm thực hiện việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy.
 - HS: SGK.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
 26’
 3’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
H: Hãy kể tên một số đồ dùng trong nhà của em?
H: Em đã bảo quản đồ dùng trong nhà của em như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay các em học bài 
“ Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở”.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1:Làm việc với SGK theo cặp.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
+ Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở?
+ Giữ môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn rút ra kết luận.
v Hoạt động 2: Đóng vai.
- Yêu cầu HS liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở:
+ Ở nhà các em đã làm gì để giữ mơi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
+ Nói về trình trạng vệ sinh ở đường làng, ngõ, xóm nơi em ở?
- Yêu cầu các nhóm tự nghĩ ra các tình huống để tập cách nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học được trong bài này.
- Cho HS đóng vai.
- Hướng dẫn rút ra kết luận.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- H: Nêu ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở?
- Dặn xem bài :Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Làm việc theo cặp.
+ Không có chỗ cho sâu, bọ,  sinh sống, tránh khí độc và mùi hôi 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp làm việc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Các nhóm làm việc: Tự nghĩ ra tình huống và cách ứng xử tình huống đó.
- Đóng vai tình huống nhóm bạn đưa ra.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG:	
Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI: Chiến sĩ tí hon
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu bài hát "chiến sĩ tý hon".
- Biết cách thực hiện cách gõ đệm theo nhịp,phách, tiết tấu lời ca.
- Biết tác giả bài hát 
II/ Chuẩn bị :
1, Giáo viên : 
- Đàn hát thuần thục các bài "chiến sĩ tý hon".
- Đàn organ , bảng phụ , băng đĩa nhạc, tranh minh hoạ, thanh gõ phách ...
2, Học sinh:
- Sách GK , vở ghi , thanh gõ phách .
III/ Phương pháp giảng dạy :
- Gợi ý , phát vấn , hướng dẫn....
IV/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
28’
2’
1, Ổn định lớp : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn .
2, Kiểm tra bài cũ : Em hãy hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát 
3, Bài mới :
 Giảng bài mới.
* Nội dung: Học bài hát"Chiến sĩ tý hon".
 * Hoạt động1: Dạy hát bài "Chiến sĩ tý hon".Theo bài Cùng nhau đi hồng binh, nhạc: Đinh Nhu, lời mới Việt Anh.
 - Bài hát này được sáng tác trong thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon, vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng
 - Hát mẫu bài bài"Chiến sĩ tý hon".
 - GV chia câu và hướng dẫn hs đọc lời ca, sau mỗi câu cần lấy hơi.
 - Luyện thanh theo mẫu "la"
 - Đàn giai điệu câu 1
 - Yêu cầu hs hát 2-3 lần- GV đánh nốt nhạc. Lưu ý cuối câu ngân dài 1,5 phách.
 - Nhận xét	
 - Hướng dẫn những chỗ hát chưa chính xác. 
 - Đàn giai điệu câu 2
 - Yêu cầu hs hát 2-3 lần- GV đánh nốt nhạc
 (Hướng dẫn những chỗ hát chưa chính xác). Cuối câu ngân dài 1,5 phách.
 - Nhận xét.
 - Ghép từ câu 1 sang câu 2. sau mỗi câu chú ý lấy hơi
 - Câu 3,4 thực hiện tương tự.
 - Ghép toàn bài ( sửa sai nếu có). Sau mỗi câu chú ý lấy hơi.
 - Ghép toàn bài trên nền nhạc đệm
 - Nhận xét
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 - Chú ý đối với bài hát này gõ đệm theo nhịp 3 là 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ
 - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x
 - nhận xét.
 - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x 
 - nhận xét
 - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x 
 - nhận xét.
4 Củng cố bài học:
 - Hôm nay các em học hát kết hợp gõ đệm gì?
 - Bài hát này nhạc và lời của ai?
 - Về nhà ôn lại bài hát đó.
 *Nhận xét: - Ưu điểm 
 - Nhược điểm
-Lắng nghe và ghi bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Đọc lời ca
- Luyện thanh
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Cả lớp hát, dãy bàn thực hiện
- Cá nhân hát 
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Cả lớp hát theo hướng dẫn của GV
- Từng bàn hát . Cá nhân hát
- Nhận xét
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV. Cá nhân thực hiện
- Thực hiện tương tự
- Cả lớp hát toàn bài
- Dãy bàn hát.Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Cả lớp thực hiện. Nhóm thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
- Lớp thực hiện. Dãy bàn thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
- Lớp thực hiện. Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Gõ đệm theophách, nhịp, tiết tấu
- Nhạc: Đinh Nhu - Lời mới: Việt Anh
- Lắng nghe và ghi nhớ 
Thể dục: Bài 25: ÔN TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN” ,
 “ NHÓM BA, NHÓM BẢY”.
.AMục tiêu: 
 -Ôn 2 trò chơi “ bỏ khăn” và “ nhóm ba, nhóm bảy”.Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B.Địa điểm, phương tiện
 Trên sân trường, còi.
C.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Phần bài-Nội dung
SL
TG
Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thuật
 BPTC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2014_2015.doc