Giáo án Liên kết và sự biến đổi liên kết ở hợp chất hữu cơ

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Liên kết và sự biến đổi liên kết ở hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Liên kết và sự biến đổi liên kết ở hợp chất hữu cơ
LIÊN KẾT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI LIÊN KẾT Ở HỢP CHẤT HỮU CƠ
Không sử dụng gạch nối, chỉ sử dụng dấu chấm để viết công thức Liuyt của các phân tử sau:
 a) H2O2, CH3Cl, N2H4, PCl3
 b) H2CO, HONO, HCN, C2H4.
2. a) Hãy lấy ví dụ về liên kết cho nhận giữa 2 nguyên tử trong một phân tử và giữa 2 phân tử với nhau.
 b) Hãy phân biệt liên kết cộng hóa trị cho nhận và liên kết ion.
3. Hãy dùng hình vẽ mô tả sự xen phủ trục và sự xen phủ bên của 2 orbitan p với nhau . Nhận xét về mức độ xen phủ trong mỗi trường hợp.
4. Hãy nêu những điểm khác nhau giữa liên kết xichma và liên kết pi ( sự hình thành, yếu tố đối xứng, năng lượng, số lượng, khả năng quay, độ phân cực hóa).
5. a) Phân biệt sự lai hóa obitan với sự xen phủ các obitan.
 b) Liên kết pi có thể hình thành từ obitan s và obitan p được không, vì sao?
6. Hãy so sánh các obitan lai hóa sp, sp2, sp3 với nhau và với các obitan s và p về:
 a) hình dạng.
 b) Năng lượng.
 c) Khả năng xen phủ.
7. Phân tử BeH2 có 2 liên kết cộng hóa trị Be- H tương đương.
 a) Hai liên kết đó có thể hình thành từ các obitan obitan ở trạng thái cơ bản của Be được không?
 b) Góc HBeH ở phân tử BeH2 bằng bao nhiên, vì sao?
8. a) Vì sao nguyên tử cacbon không sử dụng các obitan ở trạng thái cơ bản để tạo liên kết?
 b) Hãy kể các dạng thù hình của cácbon và cho biết trạng thái lai hóa và liên kết của cacbon ở mỗi dạng đó.
9. a) Vì sao trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử C, N, O thường sử dụng các obitan lai hóa để tạo liên kết xichma?
 b) Dự đoán giá trị góc hóa trị COH ở ancol, COC ở ete, CNH và CNC ở ankylamin.
10. Hãy cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử in nghiêng trong các tiểu phân sau:
 a) CH3-CH=CH2
 b) CH2= CH-C = CH
 c) CH3-CH=O
 d) CO2.
 e) SO2
11. Nêu trật tự và nguyên nhân biến đổi độ dài của các liên kết sau:
 a) C-C, C=C, C = C, C = N.
 b) = C-H, =C-H, -C-H.
12. a) Trình bày bản chất của liên kết hiđro. Thế nào là liên kết hiđro liên phân tử, liên kết hiđro nội phân tử. 
 b) Hãy nêu ảnh hưởng của liên kết hiđro liên phân tử và liên kết hiđro nội phân tử đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và tính tan của hợp chất, cho thí dụ minh họa.
13. a) Hãy biểu diễn liên kết hiđro ở metanol và phenol.
 b) Ở dung dịch phenol trong metanol có những loại liên kết hiđro nào? Loại nào bền nhất, kém bền nhất?
14. Dựa vào giá trị năng lượng liên kết trong các bảng tra cứu hãy tính:
a) AH0 của phản ứng monoflo hóa metan.
b) AH0 của phản ứng monoclo hóa metan.
Nhận xét kết quả tính được.
15. Dựa vào tính chất của liên kết hãy giải thích:
a) Vì sao ankan tương đối trơ về mặt hóa học?
b) Vì sao không thể flo hóa trực tiếp ankan trong điều kiện thường?
16. Điền từ lớn hoặc nhỏ vào các chỗ trống ở các câu sau:
- Độ dài liên kết càng lớn thì năng lượng liên kết càng ...
- Sự chênh lệch về độ âm điện càng lớn thì năng lượng của liên kết cộng hóa trị càng ...
17. Hãy giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các pentan đồng phân:
 Pentan iso pentan neopentan
 t0nc ( 0C) -130	 -160 -16,5
 t0s ( 0C) 36 28 9,5
18. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của axit benzoic, axit 
o- hiđroxi benzoic, axit p- hiđroxi benzoic và cho biết nguyên nhân.
19. a) Hãy nêu bản chất và đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng.
 b) Hãy sắp xếp các axit sau theo chiều tăng dần lực axit và giải thích:
CH3COOH, ClCH2COOH, FCH2COOH, BrCH2COOH.

Tài liệu đính kèm:

  • doclien ket va su bien doi lien ket.doc