Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

doc 177 trang Người đăng dothuong Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017
 Ngày soạn: 27/08/2016 
 Ngày dạy: 30/08/2016
Phần I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI - LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 
(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NĂM 1917)
CHƯƠNG I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XIX)
TIẾT 1: BÀI 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI.Sự phát triển và ý nghĩa của cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. 
2.Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, xong vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong sgk.
- Kỹ năng độc lập suy nghĩ.
II. Phương tiện dạy học:
Gv: sgk + tư liệu tham khảo,
	Lược đồ các cuộc CMTS Châu Âu TK XVI – XIX.
Hs: sgk 
III. Các hoạt đông dạy học:
	1.Tổ chức lớp:
	8A:	 8B:	 8C: 	8D:
	2. Kiểm tra : đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới.
GV: Giới thiệu bài mới: GV nhắc lại những kiến thức đã học ở lớp 7, dẫn dắt chuyển sang bài mới: “ Trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất của chủ nghĩa tư bản” Bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung chính 
 Hoạt động 1:
-HS. Đọc mục 1 sgk (trang 3-4)
Học sinh đọc thêm 
?. Nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
GV: Trong lòng xã hội phong kiến, bị chính quyền phong kiến kìm hãm, song không ngăn được sự phát triển của nó.
-Gv: Kết luận và chuyển
Hoạt động 2:
-GV. Nê-đéc- lan vùng đất nằm giữa Bỉ và Hà Lan hiện nay.Vị trí nằm ven bờ biển Bắc có điều kiện giao lưu buôn bán, phát triển công thương nghiệp. Chế độ PK Tây Ban Nha cản trở sự phát triển của Nê- đéc-lan.
? . Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đấu tranh nhân dân Nê-Đéc- Lan?
?. Nêu những sự kiện chính về diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan.
Gv : Nhận xét và kết luận .
?- Vì sao cách mạng Hà Lan được coi là cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
 -GV: Cách mạng Hà Lan, tính chất là cách mạng tư sản đầu tiên, diễn ra dưới hình thức phong trào giải phóng dân tộc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển Þ mở đầu thời cận đại.
Hoạt động 3:
-HS. Đọc sgk “ Từ năm 1551.Đông Ấn Độ” ? Các con số trong đoạn tư liệu cho em biết điều gì?
? Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh được thể hiện như thế nào?
?.Quý tộc mới chỉ những người như thế nào? Nêu vị trí và tính chất của tầng lớp này trong xã hội Anh trước cách mạng.
?.Vì sao nông dân phải rời bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?
?. Sự phát triển của CNTB ở Anh đã đưa đến hệ quả gì? Xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại những mâu thuẫn nào?
Học sinh đọc mục 2 sgk. 
Học sinh đọc thêm .
 Tóm tắt diễn biến chính của cách mạng.
 Hoạt động 4:
?.Cách mạng Anh đưa lại quyền lợi cho ai? Ai lãnh đạo CM? Lực lượng nào giữ vai trò quyết định trong cách mạng?
-GV. Yêu cầu HS đọc nhận xét của Mác.
? .Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác.
-GV: Cùng với CM Nê đéc lan, CMTS Anh tiếp tục khẳng định CNTB đã từng bước chiến thắng chế độ phong kiến.
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan Thế kỷ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
( Học sinh đọc thêm)
2. Cách mạng Hà Lan TK XVI.
* Nguyên nhân:
+ TK XVI ở Nê-Đéc- Lan nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. 
+ Sự thống trị của vương Quốc Tây Ban Nha ngăn cản sự phát triển đó Þ Nổi dậy đấu tranh. 
* Diễn biến
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan đẫ nổi dậy với đỉnh cao là năm 1566.
+ Năm 1581 các tỉnh miền Bắc thành lập nước cộng hoà Hà Lan - “Các tỉnh liên hiệp”.
+ Năm 1648 chính quyền Tây Ban Nha công nhận độc lập của Hà Lan. Cách mạng kết thúc - Hà Lan được giải phóng .
 * Ý nghĩa: Là cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển .
II. Cách mạng tư sản Anh giữa TK XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Đầu thế kỉ XVII nền kinh tế tư bản phát triển mạnh ở Anh:
+ Nhiều công trường thủ công ra đời.
+ Nhiều trung tâm lớn công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành.
+ Số đông địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản =>quý tộc mới.
- Xã hội Anh tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hoà( Giữa tư sản, quí tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế ....) Þ bùng nổ cách mạng.
2. Tiến trình cách mạng.
 ( Học sinh đọc thêm)
3. Ý nghĩa lịch sử của cánh mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.
- Cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và đã giành được thắng lợi 
- Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn.
- Đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, nhưng quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng Þ CMTS không triệt để. 
4. Củng cố bài:
- GV khái quát nội dung bài học
- Lập bảng niên biểu sự kiện chính và kết quả các giai đoạn phát triển của cách mạng tư sản Anh.
5.Hướng dẫn HS về học bài 
- Học bài cũ và làm bài tập sgk .
- Đọc trước, soạn mục II ( Trả lời các câu hỏi ở các đề mục- màu xanh ).
- Tìm hiểu về Oa- sinh -tơn và Hợp chúng quốc Mỹ
	..
Ngày soạn: 20/08/2015
Ngày giảng: 30/08/2015
Tiết 2: Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
 - Tìm hiểu về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ)
2.Tư tưởng:
 - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, xong vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong sgk.
- Kỹ năng độc lập suy nghĩ.
II. Phương tiện dạy học:
GV: LĐ: Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Hợp chủng quốc Mĩ
( 1775-1783)
HS: Sgk-vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học :
	1.Tổ chức lớp:
 8A:	 8B:	 8C: 	
	2. Kiểm tra bài cũ : 
 Tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan ? 
 Nêu Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh?
3. Bài mới.
GV Giới thiệu bàì: 
	Tiết trước các em đã được tìm hiểuvề hai cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem các cuộc cách mạng này có gì giống và khác nhau?
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung chính 
Hoạt động1:
 GV: Treo lược đồ: 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ.Yêu cầu HS quan sát, 
?Xác định vị trí và đọc tên 13 thuộc địa. Gv: giới thiệu về tiềm năng thiên nhiên, quá trình xâm lược và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ
?. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập như thế nào?
HS. Đọc phần chữ nhỏ SGK
?. Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh?
Thực dân Anh cướp đoạt tài nguyên thuế ...
 Hoạt động 2:
 Gv gọi hs đọc mục 2 sgk.
? . Tóm tắt diễn biến của chiến tranh?
?. Lãnh đạo nhân dân các thuộc địa đấu tranh là ai? Em biết gì về nhân vật này?
( Quan sát H 4- sgk ) 
HS đọc TL SGK trang 8 về Tuyên ngôn.
?Theo em tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” được thể hiện ở những điểm nào?
 Hoạt động 3
?. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đem lại kết quả như thế nào?
Gv: Treo lược đồ 13 thuộc địa ...
GV xác định vị trí của hợp chủng quốc Mĩ. 
- HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK
?. Điểm nào thể hiện sự hạn chế của Hiến pháp 1787 ở Mỹ?
?. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ có ý nghĩa như thế nào?
? . Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ có phải là CMTS không? Tại sao?
Gv: kết luận.
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
- Từ đầu TK XVII đến TK XVIII, Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Kinh tế 13 thuộc địa phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm sự phát triển, tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước 
Þ Mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa và chính quốc Þ chiến tranh bùng nổ .
2. Diễn biến cuộc chiến tranh
 ( Học sinh đọc thêm ) .
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
* Kết quả
- 13 thuộc địa được giải phóng.
- Hợp chúng quốc Mỹ được thành lập.
- Năm 1787 Hiến pháp mới được ban hành. Quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống. 
* Ý nghĩa:
- Chiến tranh GĐL của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vì thực hiện được 2 nhiệm vụ:
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân.
+Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển.
- Tuy nhiên là cuộc CM không triệt để vì chỉ giai cấp chủ nô và tư sản được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
4. Củng cố bài
	GV: Khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh.
Nội dung so sánh
CMTS Anh
Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.
Hình thức cách mạng
Là cuộc nội chiến
Cuộc CT giành độc lập.
Kết quả cách mạng
Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
Thiết lập chế độ cộng hòa.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà .
- Học sinh học bài và làm bài tập theo câu hỏi cuối bài
- Đọc, soạn bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794”- chữ in xanh ở các đề mục.
- Tìm hiểu vầ các nhà tư tưởng tư sản Pháp thế kỉ XVIII
 --------------------------------------------- 
 Tổ chuyên môn ký duyệt :24/08/2015
 Ngày soạn: 28/08/2015
 Ngày dạy: 31/08/2015
Tiết 3: Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP(1789-1794)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng .
- Diễn biến chính của cách mạng Pháp, việc chiếm ngục Ba-xti ( 14/7/1789) mở đầu cách mạng .
2. Tư tưởng
- Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản pháp 
3. Kỹ năng
- Kỹ năng lập niên biểu, bảng thống kê
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ thực tiễn.
II. Phương tiện và thiết bị dạy - học:
GV: sgk + Tư liệu tham khảo.
 Lược đồ các cuộc CMTS Châu Âu TK XVI – XIX.
HS: Vở ghi+ sgk .
Sơ đồ 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng.	
III. Các hoạt dộng dạy học:
	1. Ổn định tổ chức:
 8A:	 8B:	 8c:	
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
3. Bài mới:
GV: Giới thiệu bài:
Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước như chúng ta đã học. Cách mạng tiếp tục nổ ra trong đó ở nước Pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng tư sản nổ ra và phát triển ở pháp? Chúng ta cần tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
- HS đọc phần mục 1SGK
? Tình hình kinh tế nông nghiệp Pháp trước cách mạng ntn? 
GV: ( Lạc hậu - do sự bóc lột của phong kiến, địa chủ)
? Kinh tế công thương nghiệp ntn? 
? So với Anh, CNTB Pháp phát triển có gì khác ? 
GV: Giải thích về chính sách thuế, sự thiếu thống nhất trong đơn vị đo lường và tiền tệ, kìm hãm sự phát triển của công thương.
- Gọi 1 HS đọc mục 2
?. Tình hình chính trị, xã hội Pháp trước cách mạng có gì nổi bật?
GV: Yêu cầu HS quan sát H5 -sgk .
? Em có nhận xét gì về bức tranh tình cảnh nông dân P trước cách mạng ? Mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội bấy giờ ? 
GV: Giải thích khái niệm giai cấp, đẳng cấp.
?. Xã hội Pháp phân làm mấy đẳng cấp? Kể tên? 
- GV: Yêu cầu hs lên vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp. GV đưa ra sơ đô hoàn thiện.
? HS quan sát sơ đồ. Nêu vai trò, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội Pháp?
Gv: Chỉ ra những nguyên nhân đối lập và quan hệ giữa các đẳng cấp.
Tư sản
Nông dân
Các tầng lớp khác
Không có quyền gì Phải đóng thuế
Có mọi quyền
Không phải đóng thuế
Tăng lữ
Quý tộc
Đẳng cấp thứ 3
? Với đặc điểm xã hội như vậy dẫn đến mâu thuẫn gì ? 
GV: Kết luận và chuyển ý sang mục 3.
HS: Quan sát hình 6-7-8 SGK, đọc các nội dung ghi bên dưới.
? Dựa vào đoạn trích trên em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-tex-ki-ơ, Rutxô, Vôn te?
? Vai trò của cuộc đấu tranh tư tưởng đối với cách mạng Pháp?
 Hoạt động 2:
? Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?
?. Vì sao nhân dân đứng dậy đấu tranh?
+ Nợ nhà nước vay của tư sản không thể trả được vua tăng thuế.
+ Công nghiệp, thương nghiệp bị đình đốn Þ thất nghiệp tăng.
- Nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống phong kiến.
? Cách mạng Pháp đã bùng nổ do nguyên nhân nào ?
GV: Sử dụng hình 9 sgk yêu cầu HS tường thuật sự kiện 14-7-1789.
? Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Pa-ri trong cuộc tấn công, chiếm ngục Ba-xti? Việc đánh chiếm pháo đài, nhà tù Ba-xti có ý nghĩa ntn?
Gv: Nhận xét và kết luận.
I. Nước pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp: Giữa thế kỷ XVIII lạc hậu, công cụ thô sơ.
- Kinh tế công nghiệp: phát triển nhưng bị chế độ PK kìm hãm.
- Thương nghiệp: chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Chính trị: tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.
- Xã hội phong kiến nước Pháp chia thành 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ và quý tộc: có mọi quyền hành và không phải đóng thuế.
+ Đẳng cấp thứ 3: ( Tư sản, Nông dân và dân nghèo) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế.
Þ Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với 2 đẳng cấp trên ngày càng gay gắt .
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Đại diện trào lưu triết học Pháp Mông-tex-ki-ơ, Rutxô, Vôn te đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quan chủ chuyên chế .
Þ Thúc đẩy cách mạng Pháp bùng nổ.
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
- Do ăn chơi xa xỉ, vua phải vay và không có khả năng trả nợ, nên vua liên tiếp tăng thuế.
Þ Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ PK càng sâu sắc.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
- Ngày 5-5-1789, Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để tăng thuế nhưng đẳng cấp 3 kịch liệt phản đối và tự họp Hội đồng dân tộc Þ CM bùng nổ.
- Ngày 14-7-1789 quần chúng Pa-ri kéo đến tấn công và chiếm pháo đài- nhà ngục Ba-xti và giành thắng lợi Þ Mở đầu thắng lợi cách mạng Pháp.
 4. Củng cố bài:
 - Nguyên nhân bủng nổ cách mạng Pháp?
 - Cách mạng tư sản Pháp đã mở đầu và thắng lợi ra sao?
5 . Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: 
 - Học bài.
- Đọc, soạn mục III ( Câu hỏi các đề mục ) và Tìm hiểu về Rô-be-spi-e.
	.............................................................................
Ngày soạn: 05/09/2015
Ngày dạy: 07/09/2015
Tiết 4 - Bài 2:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP(1789-1794) (tiếp theo )
I . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được:
- Sự phát triển của cách mạng Pháp với nền chuyên chính dân chủ cách mạng gia-cô-banh và tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền .
- Ý nghĩa lịch sử và Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng.
2. Tư tưởng
- Nhận thức mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản Pháp .
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp (1789)
3. Kỹ năng
- Vẽ, sử dụng bản dồ, lập niên biểu, bảng thống kê
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ thực tiễn.
II . Phương tiện và thiết bị dạy - học:
GV: Tư liệu tham khảo và Bảng niên biểu các giai đoạn phát triển cách mạng Pháp
III . Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức:
8A:	 8B:	 8c:	
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình nước P trước cách mạng.
 - Nguyên nhân cách mạng P bùng nổ và Cách mạng tư sản pháp mở đầu thắng lợi như thế nào?
3 Bài mới: GV giới thiệu bài:
Thắng lợi cuộc tấn công, chiếm pháo đài Ba-xti ngày 14-7-1789 đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Vậy cách mạng sẽ tiếp tục phát triển ntn? Các em cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dunh chính 
Hoạt động 1:
?Thắng lợi ngày 14-7 đã đưa đến kết quả gì?
? Thực chất của chế độ quân chủ lập hiến là gì? (Hạn chế quyền vua và xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân)
? Sau khi nắm chính quyền Đại tư sản đã làm gì?
HS: Đọc chữ in nghiêng sgk.
? Tuyên ngôn và Hiến pháp 1791 phục vụ quyền lợi của ai là chủ yếu? Nêu mặt tích cực, hạn chế của nó.
? Những việc làm của phái lập hiến Vua Pháp đã có hành động gì? Hành động đó có gì giống với hành động của ông vua nào của nước ta mà em đã học ở lớp 7?
Vua Lê Chiêu Thống
? Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?
GV: Kết luận và chuyển ý :
 Hoạt động 2:
? Cuộc khởi nghĩa 10-8-1792 của quần chúng đưa ra kết quả gì? 
Gv: Sử dụng H10 để giảng về tình hình nước Pháp.
GV: yêu cầu HS đọc sgk - chữ in nghiêng .
? Khi lên nắm quyền phái Gi-rông-đanh đã làm những việc gì ? 
GV: Mùa xuân 1793 Anh cùng phong kiến Châu Âu tấn công Pháp.
? Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” nhân dân đã làm gì ? 
GV: Kết luận và chuyển ý.
 Hoạt động 3:
GV: Sau khi phái Gi-rông-đanh bị đành đổ, chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.
? . Đứng đầu phái Gia-cô-banh là ai? Ông là người như thế nào?
GV: yêu cầu Hs quan sát H11 sgk -Gv: kể một vài nét về tiểu sử của ông.
?.Chính quyền cách mạng đã thi hành những chính sách gì, phục vụ quyền lợi của ai? 
? Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh?
GV: Rô- be-spie và các bạn chiến đấu lại bị bắt và bị xử tử.
 Hoạt động 4:
Gv: cho HS thảo luận theo bàn: 
Thảo luận câu hỏi: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII có ý nghĩa lịch sử ntn?
HS: Đọc tư liệu (sgk trang 17). 
? Dựa vào đoạn trích, nhận xét về cuộc cách mạng Mỹ và Pháp trong thế kỉ XVIII?
? Mặt hạn chế của cuộc cách mạng Pháp là gì?
III/ Sự phát triển của cách mạng 
1. Chế độ quân chủ lập hiến 
(từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792)
- Cách mạng thắng lợi ở Pa-ri Þ phái lập hiến lên nắm quyền và họ làm được 2 việc lớn.
+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8-1789) nêu cao khẩu hiệu “Tự do- Bình đẳng -Bác ái ”.
+ Ban hành Hiến pháp ( 7/1791) xác lập chế độ quân chủ lập hiến ( bảo vệ quyền lợi tư sản.)
- Vua không được nắm quyền nên đã cầu cứu bên ngoài để giành lại quyền.
- Tháng 8/1792 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.
- Ngày 10-8-1792 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của phái lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.
2.Bước đầu của nền cộng hoà(từ 21-9-1792 đến 2-6-1793)
- Chính quyền chuyển sang tay TS CTN ( Gi-rông-đanh) 
- Ngày 21-9-1792 nền cộng hoà đầu tiên được thiết lập.
- Ngày 21-1-1793 Lu-i XVI bị xử tử.
- Mùa Xuân 1793, quân Anh cùng phong kiến Châu Âu tấn công Pháp Þ Phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực.
- Ngày 2-6-1793 nhân dân Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie đã khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
3.Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794)
- Chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô- be-spie đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ: 
+ Chính trị: Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản CM.
 + Kinh tế: Giải quyết những yêu cầu của nhân dân, xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân với PK, chia ruộng đất cho nông dân; quy định giá các mặt hàng 
+ Quân đội: Ban bố lệnh tổng động viên 
- Được nhân dân ủng hộ, chính quyền cách mạng đánh bại liên minh chống Pháp (26-6-1794)
- Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính và lên nắm quyền Þ cách mạng kết thúc.
4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Lật đổ chế độ phong kiến.
- Đưa tư sản lên nắm quyền.
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa CM phát triển tới đỉnh cao.
- Hạn chế: chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ GCTS được hưởng lợi. 
4. Củng cố bài:
- Ý nghĩa và hạn chế của cách mạng tư sản Pháp?
- Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng Pháp?
5. Hướng dẫn HS học tập ở nhà: 
 - Học bài cũ và làm bài tập 1,3,4 theo câu hỏi sgk. 
- Đọc, soạn bài 3: “CNTB được xác lập trên phạm vi toàn thế giới”( câu hỏi ở các đề mục ).
- Tìm hiểu về Giêm-oát và mày hơi nước.
 --------------------------------------------------------
Ngày soạn: 31/8/2013
Ngày dạy: 4/9/2013
TIẾT 5- BÀI 3 : CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP
 TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Một số phát minh lớn về kỹ thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Lich_su_8.doc