Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Mỹ

doc 112 trang Người đăng dothuong Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Mỹ
Ngày soạn: 25/08/2016 
Ngày dạy: 30/8 /2016 
Phần mở đầu
Tiết 1- Bài 1
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
 I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: qua bài học sinh cần nắm
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập Lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại)
2. Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, phương pháp học tập ( cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự khoa học trong học tập bộ môn.
 II. Chuẩn bị .
	1. Giáo viên: Tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài.
	2. Học sinh: Tập quan sát kênh hình và giải thích.
 III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:	
 1: Ổn định tổ chức:
6A 	 6B 
6C 	 6D
	 2: Kiểm tra bài cũ: đồ dùng học tập
	 3: Nội dung bài mới: 
* Giới thiệu bài:
 Chương trình lịch sử lớp 6 THCS gồm 3 phần . Phần mở đầu giới thiệu các bài học chung sơ lược về môn lịch sử . Phần I giới thiệu lịch sử lớp 6 thế giới từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Phần II Lịch sử Việt Nam giới thiệu lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ đến thế kỷ X . Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể . Trước tiên các em phải hiểu lịch sử là gì? học lịch sử để làm gì ? 
* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 - GV: Yêu cầu HS quan sát mọi vật xung quanh : đất đá, cay cối, giống vật.
 ? Theo em con người, cây cỏ mọi vật xaung quanh ta có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không?
 - Đều sinh ra, lớn lên và biến đổi.
 - GV: Sinh vật, con người ... ta thấy hiện lên đều trải qua quá trình hình thành phát triển và biến đổi "đều có một quá khứ đó chính là lịch sử.
 ? Vậy lịch sử là gì? 
 - GV: Có rất nhiều loại lịch sử, đất đá, loài vật, cây cối lịch sử, mà các em sẽ được học từ nay về sau là: Lịch sử loài người.
 ? Lịch sử loài người là gì?
 - Là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
 ? Theo em lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người có gì khác nhau?
 - 1 con người thì chỉ có hoạt động riêng của mình, xã hội loài người thì liên quan đến tất cả ( nhiều người, nhiều nước, nhiều mốc thời gian khác nhau ).
 ? Lịch sử được coi là bộ môn gì?
 - GVKQ chuyển ý:
 - GV cho HS quan sát kênh hình 1.
 ? Em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào?
 ? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
 - Xưa và nay khác nhau ( Nhiều hay ít tuỳ từng địa phương khác nhau).
 ? Theo em chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao có những thay đổi đó? Học lịch sử để làm gì?
 - GV: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như ta nhận thấy. Vậy chúng ta cần tìm hiểu và biết quí trọng.
 ? Chúng ta cần biết lịch sử để làm gì? Nhiệm vụ vủa mỗi chúng ta là gì?
 - Quí trọng, biết ơn những con ngừi đã làm nên cuộc sống ngày nay, phải học lịch sử và biết về lịch sử, học lịch sử là cần thiết.
 - GV: Thời gian trôi qua những dấu tích của con người vẫn được giữ lại ở nhiều dạng khác nhau cuộc sống của ông bà... đều trải qua những thay đổi theo thời gian và vĩnh viễn qua đi.
 ? Tại sao em biết được những thay đổi đó.
 - Nhờ những câu chuyện, những lời miêu tả truyền từ đời này sang đời khác ở nhiều dạng khác nhau?
 ? Vậy sử gọi là gì? 
 ? Hãy kể tên một vài câu truyện truyền miệng nói về lịch sử dân tộc.
 - Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Con Rồng – cháu Tiên.
 - GV: Cho học sinh quan sát hình 1-2 SGK.
? Theo em có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại?
Có hai loại: Bia đá, lớp học ở trường làng.
 ? Bia đá thuộc loại gì? ( Hiện vật )
 ? Vì sao em biết? 
 - Bia tiến sĩ , nhận biết nhờ chữ khắc trên bia?
 ? H 1,2 giúp em hiểu thêm thêm về điều gì?
 - Người xưa đã để lại nhiều chứng tích giúp cho viẹc giữ lại lịch sử để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể chúng ta có thể tìm lại được.
 ? Kể tên một số tác phảm lịch sử chữ viết tiêu biểu?
 - Thời Lí: Sử kí của Đỗ Thiện.
 - Thời Trần: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu.
 -Thời Lê: Đại Việt sử kí toàn thư của các sử gia.
- > Để dựng lại lịch sử phải có bằng chứng cụ thể đó là tư liệu như ông cha ta thường nói" Nói có sách mách có chứng” tức là phải có tư liệu lịch sử mới đảm bảo được sự tin cậy của lịch sử.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc.
-Biết được tổ tiên, ông cha ta đã sống và làm việc như thế nào?
- Học lịch sử để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng .
- Tư liệu hiện vật
- Tư liệu chữ viết
-> Tư liệu là nguồn gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
	4. Củng cố 
	* Củng cố: GV: Lịch sử là một môn khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta đều phải học và biết lịch sử. Để xây dựng lại lịch sử có 3 loại: Tư liệu truyền mịêng, hiện vật và chữ viết.
	5. Dặn dò
	- Học sinh nắm được nội dung của bài, trả lời các cõu hỏi SGK.
	- Bài tập: Giải thích câu danh ngôn: “ Lich sử là thầy dạy của cuộc sống”
	- Chuẩn bị bài 2. Cách tính niên đại.
CHỈNH LÍ BỔ SUNG 
PHẦN DUYỆT GIÁO ÁN 
Ngày soạn: 01/9/2016
Ngày dạy: 06/9/2016
Tiết 2- Bài 2
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: 
- Cách tính thời gian trong lịch sử: Chủ yếu biết cách tính năm trước Công nguyên và sau Công nguyên. Khoảng cách từ năm xảy ra sự kiện đến năm đang học.
	2. Kĩ năng: 
- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm
	3. Thái độ: 
- Giúp HS biết quí trọng và tiết kiệm thời gian.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức và tính chính xác , tác phong khoa học của mọi công việc.
II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên : 
- Tranh ảnh SGK , lịch treo tường, sơ đồ thời gian.
	2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
	1. Ổn định 
	 6A 6B 
	 6C 6D 
2. Kiểm tra bài cũ 
? Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta cần học lịch sử?
3. Nội dung bài mới: 
* Giới thiệu bài:
 Như chúng ta đã biết lịch sử là những gì đã xẩy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian có trước, có sau . Theo đà phát triển của nhận thức và do nhu cầu bức thiết của cuộc sống con người đã tìm ra cách tính thời gian trong lịch sử . Vậy muốn biết tại sao phải xác định thời gian, người xưa đã tính thời gian như thế nào thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
 * Dạy và học bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản
 - Hoc sinh đọc mục 1 - đoạn 1 /SGK.
 ? Cho biết lí do tại sao phải xác định thời gian?
 - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2? SGK.
? Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không?
 - Không -> Không phải các bia tiến sĩ được lập cùng một năm có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên người được dựng bia trước, người được dựng bia sau khá lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính thời gian và ghi thời gian, việc tính thời gian rất quan trọng nó giúp chúng ta hiểu được nhiều điều.
- Đọc đoạn cuối “ Từ xưa -> Từ đây” 
? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra được cách tính thời gian?
 - Từ xưa con người đã tìm cách ghi lại lịch sử " Mối quan hệ mặt trời, Mặt trăng, Trái đất.
 [KL: Việc xác định thời gian là cần thiết, là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
 - HS đọc phần 2 /SGK
? Dựa vào đâu mà người ta làm ra lịch?
 - Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng năm, giờ phút.
 - GV giải thích cụ thể bằng lịch treo tường.
 - Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng, song nhìn chung có 2 cách tính.
 -GV giải thích cách sáng tạo ra lịch của người phương Đông và người phương Tây.
? Thế nào gọi là âm lịch? Tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Hiện nay chúng ta có sử dụng âm lịch không?
? Thế nào gọi là dương lịch?
 - Do nghiên cứu ghi nhớ và xác định thời gian từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch. Có hai loại âm lịch và dương lịch.
 - Đọc đoạn 1 mục 3 /SGK 
? Khi nào nghiên cứu thống nhất cách tính thời gian trên thế giới được đặt ra?
 - Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nghiên cứu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra được gọi là công lịch?
? Thế nào là công lịch?
 - GV: Công lịch lấy năm tác giả truyền chúa Giê su là năm TCN
 - Bằng tính toán khoa học, chính xác người ta tính được một năm có 365 ngày và 6 giờ.
 ? Nếu ta chia số đó cho 12 tháng thì số ngày cộng lại là bao nhiêu? Thừa bao nhiêu? Phải làm thế nào?
 - Bốn năm có một năm nhuận – thêm một ngày cho thứ 2 theo công lịch.
 - Một năm có 12 tháng = 365 ngày
 - 100 năm = 1 thế kỷ
 - 1000 năm = 1 thiên niên kỉ
 * Cách tính thời gian theo công lịch.
1. Tại sao phải xác định thời gian.
+ Lí do: Lịch sử loài người gồm nhiều sự kiện xẩy ra vào nhiều thời gian khác nhau .
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.
- Cách tính thời gian là nguyên tắc của môn học lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào quan sát người xưa tính được thời gian mọc, lặn di chuyển của mặt trời, mặt trăng làm ra lịch.
- Có hai loại lịch
+ Âm lịch: Theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất.
+ Dương lịch: Theo sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời .
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
- Dương lịch được hoàn chỉnh -> gọi là công lịch.
 4. Củng cố -Dặn dò 
 * Củng cố: Bài tập 1: Khoanh tròn vàochữ cái đầu dòng em cho là đúng.
 Người xưa tính thời gian dựa vào:
 A. Quan sát và tính.
 B . Tư liệu hiện vật.
 C . Mối quan hệ giữa mặt trăng, mặt trời trái đất.
 D . Tư liệu truyền miệng.
 * Bài tập 1: Triệu Đà xâm lược nước ta năm 179 TCN sự kiện này xảy ra cách ngày nay bao nhiêu năm?
 2008 + 179= 2187 năm.
 * Bài tập 2: Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng nghĩa là cách ngày nay bao nhiêu năm?
 2008 – 40 năm = 1968 năm.
 * Dặn dò - ra bài tập về nhà.
 - Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 trong SGK.
 - Chuẩn bị bài: Xã hội nguyên thuỷ.
CHỈNH LÍ BỔ SUNG PHẦN DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày soạn: 6/09/2016 
Ngày dạy : 13/09/2016 
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Tiết 3 -Bài 3
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Sự xuất hiện con người trên trái đất: thời điểm, động lực...
- Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn
- Vì sao xã hội nguyên thỷ tan rã: Sản xuất phát triển, nảy sinh của cải thừa; sự xuất hiện giai cấp; nhà nước ra đời.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
- Chỉ những địa điểm trên bản đồ và nhận xét theo hình vẽ trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Hình thành ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tài liệu giảng dạy phần lịch sử thế giới cổ đại
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh hiện vật về cách lao động đồ trang sức.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 	
1. ổn định 1’
6A 6B 6C 6D
2. Kiểm tra bài cũ 5’
 ? Người xưa đã tính thời gian như thế nào? âm lịch, dương lịch?.
3. Nội dung bài mới: 34’ * Giới thiệu bài mới:
 Lịch sử loài người cho chúng ta biết những việc diễn ra trong cuộc sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến của người tối cổ thành người hiện đại đã diễn ra như thế nào ? Đời sống vật chất và tổ chức xã hội ra sao? Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
	* Dạy và học bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản
 - Đọc từ đầu -> khoảng 3-> 4 triệu năm
 ? Theo em con người có nguồn gốc từ đâu?
 - GV: Vượn cổ là loài vượn hình dáng người (Vượn nhân hình), vượn nhân hình là quá trình tiến hoá từ động vật bậc cao.
 ? Trải qua quá trình nào thì vượn cổ chuyển thành người tối cổ?
 - Người tối cổ cách đây bao nhiêu năm?
 ? Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?
 - Đông Phi, Gia-va, gần Bắc Kinh.
 - GV: Cho HS quan sát kênh hình 3(bên trái, người tối cổ)
 ? Em có nhận xét gì về cơ thể người tối cổ ?
 - Mặc dù vẫn còn dấu tích của người vượn, trán thấp và bợt ra ra phía sau, mày nổi cao, thể tích sọ não lớn ( 1.100cm3) .
 - GV: Giải thích kênh hình 3,4 SGK
 ? Qua quan sát hình 3,4 cho biết tổ chức xã hội của bầy người nguyên thuỷ? họ sống ở đâu?
 - Hang động, dưới mái đá
 ? Cuộc sống của họ chủ yếu nhờ vào đâu?
 ? Bầy người tiến bộ hơn so với bầy động vật ở chỗ nào?
 ? Nguyên nhân do đâu mà người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn?
 ? Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào thời gian nào?
 ? Dấu tích của người tinh khôn tìm thấy ở đâu?
 - GV cho HS quan sát kênh hình 5 bên phải.
 ? Quan sáy hình 5 em thấy người tinh khôn khác với người tối cổ như thế nào?
 - Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể gần khác ngày nay. Xương cốt nhỏ hơn người tối cổ... cơ thể gọn và linh hoạt.
 - Gọi HS đọc phần 2
 ? Cho biết tổ chức xã hội của người tinh khôn?
 - Gồm những người cùng chung một huyết thống.
 - GV: Trong nội bộ thị tộc người ta không phân biệt đâu là người anh đâu là người tôi . Nói cách khác trong thị tộc không có sở hữu tư nhân nhưng có sở hữu của thị tộc mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực riêng.
 ? Đời sống của thị tộc đã cao hơn đầy đủ hơn so với người tối cổ ở điểm nào?
 - Họ đã biết làm nhà chòi để ở
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình 6, SGK -> bắt đầu chú ý -> đời sống tinh thần.
 - Theo dõi đoạn 1 mục 3
 ? Đến khi nào con người phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động.
 - GV: Việc tìm ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn, trước kia con người chỉ biết được thứ nguyên liệu duy nhất làm công cụ đá, được cải tiến không ngừng , không thể đem lại năng xuất lao động cao.
 - Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra đồng nguyên chất rất mền đúc được nhiều công cụ.
 - Đến khoảng 1000 năm TCN người ta phát hiện tới đồ sắt làm ra nhiều công cụ sắc bén hơn so với đồng.
 - Kim loại được phát hiện , con người dùng kim loại để chế tạo công cụ lao động , đồ dùng, đồ trang sức bằng đồng.
 - GV giới thiệu hình 7 SGK
 ? Người nguyên thuỷ đã dùng kim loại gì?
 - Rìu,cuốc,liềm, giáo, mũi tên, kiếm, dao găm.
 ? Từ những loại công cụ trên em cho biết lúc đó có những nghành kinh tế nào?
 - Nông nghiệp, thủ công nghiệp
 ? Công nghiệp bằng kim loại ra đời có tác dụng như thế nào?
 Do có công cụ mới một người có khả năng lao động giỏi lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt.
 ? Khi xã hội phân hoá thành người giầu, người nghèo thì chế độ làm chung ăn chung ở thời kỳ công xã thị tộc còn tồn tại không? - Bị phá vỡ
 - KL: Nguồn gốc loài người Vượn cổ, người tối cổ , người tinh khôn
 - Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ chia làm 2 giai đoạn - Thời kỳ bầy người
 - Thời kỳ tan rã 
 - Về tổ chức xã hội có 3 hình thức : Bầy người , công xã thị tộcvà xã hội có giai cấp và nhà nước .
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Vượn cổ : Khoảng 5->15 triệu năm
- Vượn cổ: Quá trình tìm kiếm thức ăn -> người cổ.
- Họ sống theo từng bầy vài chục người
- Sống chủ yếu nhờ vào hái lượm săn bắt.
- Họ biết chế tạo công cụ lao động bằng đá 
- Biết dùng lửa
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Nhờ lao động sản xuất người tối cổ dần dần thành người tinh khôn
( Khoảng 4 vạn năm trước đây )
- Sống theo từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình , có quan hệ họ hàng gần gũi nhau gọi là thị tộc.
- Họ đã biết trồng trọt chăn nuôi và làm đồ gốm, đồ trang sức.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã 
- Khoảng 4000 năm TCN con người đã phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ.
- Sản xuất phát triển, của cải dư thưà hội phân hoá những kẻ giầu người nghèo.
- Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã nhường cho xã hội có giai cấp.
 4. Củng cố - Dặn dò: 5’ 
	* Củng cố nội dung bài học
	* Bài tập1: So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn về đặc điểm cơ thể và tổ chức xã hội.
 Người tối cổ
 Người tinh khôn
Cơ thể
- Đứng thẳng
- Đôi tay tự do
- Trán thấp, hơi bợt ra đằng sau
- Hộp sọ lớn hơn vượn
- U lông mày nổi cao
- Hàm bạnh ra nhô về phía trước 
- Trên người còn có một lớp lông mỏng.
- Đứng thẳng
- Đôi tay khéo léo hơn
- Trán cao, mặt phẳng
Hộp sọ và thể tích não phát triển hơn
- Xương cốt nhỏ hơn
- Cơ thể nhỏ và linh hoạt hơn
- Trên người không còn lớp lông mỏng
T/c xã hội
 Bầy người
 Công xã thị tộc
	* Bài tập 2: Khoanh tròn vào chữ cỏi trước câu trả lời em cho là đúng:
	Công xã thị tộc tan rã là do:
	A. Sản xuất phát triển C. Xã hội có phân hoá giầu nghèo
	B. Xã hội xuất hiện tư hữu D. Cả 3 ý trên
	* Dặn dò 	- Học nắm nội dung của bài , theo sơ đồ
	- Chuẩn bị bài: Các quốc gia cổ đại phương Đông.
Chỉnh lí bổ sung 
Phần duyệt giáo án 
Ngày soạn: 14/09/2016 
Ngày dạy : 20/09/2016
Tiết 4. Bài 4:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: 
- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương đông ( Thời điểm, địa điểm)
- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
	2. Kỹ năng: 
- Xác định vị trí của các quốc gia trên bản đồ.
	3. Thái độ:
 - Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về các quốc gia cổ đại Phương Đông.
II. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên: Lược đồ các quốc gia cổ đại phương đông
	2. Học sinh: Chuẩn bị bản đồ câm về các quốc gia cổ đại phương Đông.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 	
	1. ổn định:
6A 6B 6C 6D
	2. Kiểm tra bài cũ:5’ ? Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
	3. Nội dung bài mới:34’
 * Giới thiệu bài mới:
 Ngay sau khi công xã nguyên thuỷ dần dần tan rã , trong thời kỳ cổ đại con người đã tập hợp thành các quốc gia đã chia thành 2 khu vực Phương Đông và Phương Tây. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm những nước nào? xuất hiện từ bao giờ , có những đặc điểm gì về kinh tế, xã hội, chính trị.
	* Dạy và học bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản
 - GV: Treo lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Đông
 - GV giải thích phần chú thích, chỉ ranh giới giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông.
 ? Nhìn trên lược đồ em hãy cho biết các quốc gia cổ đại Phương Đông bao gồm những nước nào?
 - Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, TQ.
 ? Các quốc gia này xuất hiện vào thời gian nào?
 ? Trên lược đồ em có nhận xét gì về vị trí các con sông lớn này?
 - Ai cập, sông Nin, Lưỡng Hà, Sông Ti-gơ-rơ, ấn Độ, sông Hằng, sông ấn, TQ, Sông Trường Giang và Hoàng Hà.
 ? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời và nằm trên lưu vực các con sông lớn ?
 - Đó là những vùng đất mầu mỡ , phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm.
 ? Em thấy người cổ đại ở các quốc gia này họ đã làm gì để đảm bảo cuộc sống cho mình.
 - Trồng trọt , chăn nuôi.
 ? Để đảm bảo thuận lợi cho nền kinh tế nông 
nghiệp phát triển các quốc gia cổ đại phương Đông đã chú ý đến công việc gì?
 - Làm thuỷ lợi.
 ? Em hiểu làm thuỷ lợi bao gồm những công việc gì?
 - Đào kênh, đắp đê, hồ chứa nước để dẫn nước tưới tiêu....để thấy rõ hơn và hiểu rõ hơn về quang cảnh lao động của người thời cổ phương Đông như thế nào các em quan sát hình 8/11.
 ? Hãy mô tả bức tranh khắc trên tường đá 1 lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN.
 - Bức tranh miêu tả cảnh lao động nông nghiệp của người nông dân Ai Cập.
 - Hàng dưới từ trái sang phải là cảnh gặt lúa và gánh lúa về.
 - Hàng trên từ phải sang trái là cảnh đập lúa và cảnh nông dân nộp thuế cho quý tộc.
 ? Em có nhận xét gì về cảnh khắc trong hình ảnh.
 - Cảnh làm ruộng với không khí tấp nập, khẩn trương.
 - Đến đây ta đã tìm hiểu được rằng các quốc gia được ra đời ở những đâu, thời gian hình thành của các quốc gia đến đây là những quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người?
 ? Căn cứ vào đặc điểm trên của các quốc gia cổ đại phương Đông hãy tìm xem Việt Nam có những nột gì tương đồng với các quốc gia nào?
- Nhà nước Văn Lang ( Việt Cổ ) ra đời từ rất sớm ở những vùng trung tâm kinh tế cũng nằm ở khu vực các con sông: Sông Hồng, sông Cả, sông Mã. Các di chỉ khảo cổ.
 - GV: Khi kinh tế phát triển, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội bắt đầu phân chia kẻ giàu ngư

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_LS_6_chuan.doc