Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20+21 - Năm học 2015-2016

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20+21 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20+21 - Năm học 2015-2016
Thứ .......... ngày ....  tháng ..... năm 2015
KHOA HỌC- T20
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
 	I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
	- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,....
 	II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ trong sgk tr- 42, 43.
	- 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước lọc, sữa, chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau, tấm kính, khay đựng nước, vải( bông, giấy thấm), đường muối, cát, 3 cái thìa.
	- Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
	III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Tình huống xuất phát:
 - GV hỏi HS. Trên tay thầy có một chiếc cốc. Vậy trong 
cốc chứa gì?
- Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với nước em nào
 biết gì về tính chất của nước? 
Bài học hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu điều đó.
- GV ghi mục bài lên bảng.
2. Ý kiến ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết của mình về tính 
chất của nước vào vở ghi chép khoa học.
- HS thảo luận nhóm ghi lại những hiểu biết về nước có những tính chất gì vào bảng nhóm.
- GV theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng đính kết quả rồi đọc kết quả của mình.
- Các nhóm quan sát để tìm ra điểm giống và khác nhau của nhóm mình với nhóm khác.
- GV gạch dưới các điểm giống nhau giữa các nhóm.
3. Đề xuất các câu hỏi (3 phút)
- Ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu
 hỏi phù hợp với nội dung bài học), dự kiến các câu hỏi có thể nhóm được như sau:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
4. Đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu:
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu.
H: Để chứng minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em
 cần phải làm gì ?
H: Theo em, phương án nào là tối ưu nhất ?
-GV hướng cho HS đến phương án: làm TN
* Các nhóm đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng ( nước trong suốt, không màu không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp
 mọi phía, nước thấm qua một số vật, thấm qua vật và hòa
 tan một số chất, )
* HS tiến hành làm TN:
- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành 
TN tại nhóm và rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm.
5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
GV: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị..
Tuy nhiên nước thấm qua vật này nhưng không thấm qua vật kia. Vậy, nước có thấm qua tất cả các vật được không?
- GV thực hiện làm thí nghiệm đổ nước vào bao bóng để HS khẳng định nước không thấm qua bao bóng.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu để khắc sâu kiến thức.
* Liên hệ thực tế: 
- Nước thấm qua một số vật. Vậy trong cuộc sống hàng ngày, người ta vận dụng tính chất này của nước để làm gì?
- Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì?
- Trong cuộc sống ngưòi ta còn vận dụng tính chất nước
 chảy từ trên cao xuống đẻ làm gì?
* Cho HS mở SGK trang 
H: Chúng ta đã được tìm hiểu nội dung của bài học nào 
trong SGK? (GV ghi bảng tên bài học)
H: Em biết thêm được tính chất gì của nước?
- HS nêu chứa nước
- HS ghi lại những hiểu biết của
 mình.
- HS thảo luận trong nhóm rồi ghi 
vào bảng nhóm kết quả đã thảo
 luận.
- HS đính kết quả lên bảng
- HS tìm các điểm giống và khác 
nhau.
- HS đặt các câu hỏi thắc mắc của
 mình.
- HS có thể đề xuất: Đọc SGK,
 xem phim,làm thí nghiệm, tìm kiếm
 thông tin trên mạng, tham khảo 
ý kiến người lớn,..
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
- Các nhóm đề xuất TN, sau đó
 tập hợp ý kiến của nhóm  vào bảng 
nhóm
- HS tiến hành làm TN
- Đại diện các nhóm lên trình bày
 (bằng cách tiến hành lại TN)
- Các nhóm khác có thể đặt câu
 hỏi cho nhóm bạn (Chẳng hạn: 
vật bị ướt, có phải vật đó đã thấm 
nước?,)
- HS trả lời theo ý riêng
- HS kết luận: Nước là một chất
 lỏng trong suốt, không màu,
 không mùi. thấm qua một số vật
 và hòa tan một số chất.
(Ghi kết luận vào vở TN)
- Sản xuất chậu, chai,làm bằng
 nhôm, nhựa, ..để chứa nước hay 
sản xuất áo mưa.
- HS để sản xuất điện.
- HS nêu: Bài: Nước có những
 tính chất gì?
- HS nêu:
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2015
Môn khoa học
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu đưpợc một số cách làm sạch nước
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết diệt hết các di khuẩn và các chất hòa tan trong nước.
2. Đồ dùng dạy học:
- Nước đục, một số chai nhựa trong, giấy lọc, ...
- Tranh minh họa dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Ổn định:
* KTBC:
* Bài mới: Một số cách ... nước
Thầy
Trò
HĐ1: Thực hành lọc nước. Tìm hiệu một số cách làm sạch nước.
1. Tình huống xuất phát:
- Trên tay thầy có gì?
- Theo em nước trong chai có phải là nước sạch không? Vì sao?
- Vậy làm cách nào để có nước sạch?
2. Ý kiến ban đầu học sinh:
- Yêu cầu: Suy nghĩ và ghi lại dự báo của mình vào vở nháp.
- Yêu cầu các em dự đoán điểm giống và khác nhau giữa các nhóm:
3. Đề xuất câu hỏi cá nhân:
4. Tiến hánh thí nghiệm:
Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm.
5. Kết luận:
Gắn kết quả thí nghiệm trên bảng lớp.
- Khi tiến hành lọc nước ta cần những vật liệu gì? Than bột có tác dụng gì? Cát sỏi có tác dụng gì?
- Làm sao để khử hết chất độc có trong nước?
- Thông thướng có mấy cách lọc nước?
- Kết luận:
- Ly nước.
- Không, nước chưa qua lắng lọc.
- Thực hiện lọc nước.
- GHi vào vở theo yêu cầu: Dùng bể đựng cát, sỏi, ... để lọc. Dùng bình lọc, dùng bông gòn lót ở phểu để lọc.
- Dùng bể đựng cát, sỏi, than để lọc được không? Có diệt được vi khuần hay không? Nước sau khi lọc uống được chưa? Vì sao? Vì sao khi lọc nước cần bỏ sỏi, cát vào? Chứng minh câu hỏi trên ta làm gì?
Các nhóm thực hành
- Ly, phểu, nước chưa qua lọc, ...khử m,ùi và khử màu của nước, loại bỏ các chất hòa tan trong nước.
- Khử trùng hoặc đun sôi.
- Có hai cách: Thủ công và công nghệ máy lọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_2021_nam_hoc_2015_2016.doc