Giáo án Hướng nghiệp lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Long

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 807Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hướng nghiệp lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Long
Ngày soạn: 24/12/2011
Ngày TC: 28/12/2011
Chủ đề 1
Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức; Học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
2. Kĩ năng; Học sinh nêu đươc dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệpTHCS
3. Thái độ; Học sinh bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học
II. Chuẩn bị;
1. Giáo viên
-Đọc trước tài liệu về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông
2. Học sinh;
- Chuẩn bị trước các tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện về những người có thành tích cao trong lao động và học tập
III. Nội dung cơ bản của chủ đề
 Học sinh hiểu ba nguyên tắc chọn nghề,hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập, tu dưỡng để có thể đạt được các yêu cầu của việc chọn nghề theo ba nguyên tắc
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1;Khởi động
Em ước mơ sau này sã làm nghề gì?
 GV giảng; Mỗi người đều có một dự định cho mình về nghề nghiệp trong tương lai. Làm thế nào để chọn được nghề phù hợp? Nghề có vai trò gì với bản thân? ->Bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết những thắc mắc đó
Hoạt động 2; Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề
 GV cho học sinh đọc đoạn “Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề” sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để tìm ra; 
-Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi được thể hiện như thế nào?
-Trong chọn nghề có cần bổ sung thêm câu hỏi nào nữa không?
 Sau thời gian 10’ GV cho học sinh trình bày kết quả. Khi học sinh trình bày xong, giáo viên bổ xung và tóm tắt các ý chính và cho học sinh ghi lại ba nguyên tắc chọn nghề. Sau đó đặt câu hỏi;
 ?Hãy tìm ra các ví dụ chứng minh; Khi chọn nghề ta không nên bỏ qua ba nguyên tắc đó ?
?Nếu vi phạm một trong ba nguyên tắc chọn nghề cá nhân đố có th làm tốt được nghề đã chọn không?
 GV kể ra một số mẩu chuyện để minh hoạ cho ba nguyên tắc bắt buộc đó.
GVchốt lại; Nhiều khi không hứng thú với nghề,nhưng do giác ngộ được ý nghĩa va tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn có thể làm tốt công việc (có ví dụ chứng minh)
? Theo em để chọn được nghề phù hợp cho tương lai,ngay từ bây giờ ta cần định hướng những gì?
 GV nhấn mạnh phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3; Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
 GV nêu lên 4 ý nghĩa ;
-Ý nghĩa kinh tế
-Ý nghĩa xã hội
-Ý nghĩa giáo dục
-Ý nghĩa chính trị
 Yêu cầu các nhóm thảo luận về các ý nghĩa trên
 Sau thời gian 8’ GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV bổ sung và nhấn mạnh những nội dung cần thiết, đánh giá phần thảo luận của mỗi nhóm
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
 GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau;
? Em thích nghề gì?
? Nghề nào phù hợp với khả năng của em?
? Hiện nay ở quê ta có những nghề nào cần nhân lực?
8’
15’
13’
5’
Hát tập thể
-Một vài học sinh nêu lên ước mơ của mình
- Nghe
-Ghi đầu bài
-Đọc và thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm
-Ghi lại ba nguyên tắc chọn nghề
-Tìm ví dụ chứng minh
-Nghe
-4-5 học sinh nêu lên dự định cho bản thân.
 Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học ( Trình bày kết quả sau 8’)
Trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra
Dặn dò: GV nhắc học sinh chuẩn bị cho bài sau; Tìm hiểu một số nghề phổ biến thuộc các lĩnh vực kinh tế ở địa phương và sự phát triển chung của đất nước .
Ngày soạn: 05/3/2012
Ngày giảng: 08/3/2012 - 9A
Chủ đề 2
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ,XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số thông tin cơ bản về phương hướng
Kĩ năng: Học sinh kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vựckinh tế ở địa phương
Thái độ: Học sinh quan tâm hơn đếncác lĩnh vực lao động và nghề nghiệp ở địa phương.
Chuẩn bị; 
Giáo viên 
-Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương .
- Tài liệu Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX-NXB chính trị quốc gia - Phần chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.
2. Học sinh:
-Tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương 
III. Nội dung trọng tâm của chủ đề:
Giúp học sinh nắm bắt được hướng PTKT-XH của địa phương từ huyện đến tỉnh sau đó là phương hướng chung của đất nước .
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về phương hướng chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở huyện ta.
- Giáo viên trình bày tóm tắt phương hướng thông qua bản báo cáo và kế hoạch PTKT-XH của UBND huyện năm 2010-2015. Yêu cầu học sinh thảo luận về chỉ tiêu, giải pháp thực hiện ? ở xã ta ngành nghề nào có thế mạnh phát triển? Vì sao?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu thế nào là công nghiệp hóa.
-Gv giải thích: CNH là chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp 
- Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận vào các câu hỏi sau:
? Những yếu tố nào gây cản trở nhiều đến quá trình công nghiệp hoá ở nước ta?
? Để theo kịp đà phát triển chung của thế giới Việt Nam ta đã có những biện pháp nào?
 Yêu cầu học sinh trình bày kết quả sau 5’
GV nhận xét và chốt lại;
-Các yếu tố gây cản trở đến quá trình CNH ; Do hậu quả chiến tranh, đất nước không có nền công nghiệp truyền thống
-Để theo kịp đà phát triển chung của thế giới, đất nước ta đã xác định:
+ Đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào tri thức,
+ Giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế.
+ Tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
+ Đầu tư khoa học và công nghệ mới
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu bốn lĩnh vực công nghệ trọng điểm.
 Giáo viên giới thiệu qua bốn lĩnh vực công nghệ trọng điểm của đất nước :
-Công nghệ thông tin
-Công nghệ sinh học
-Công nghệ vật liệu mới
-Công nghệ tự động hoá
 Tập trung phát triển công nghệ trọng điểm vì: Tạo điều kiện “Đi tắt đón đầu” để theo kịp đà phát triển chung của thế giới.
 GV nhấn mạnh và cho học sinh ghi lại phần ghi nhớ.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
 GV đặt câu hỏi: Vì sao ta cần nắm được phát triển KT_XH của địa phương?
 Sau phần trả lời của HS ,GV nhận xét và nhắc các em tìm hiểu trước thông tin về một số nghề ở địa phương (Để phụcvụ cho bài sau)
15’
18’
7’
5’
-Nghe, thảo luận về phương hướng PTKT-XH của địa phuơng
 - Thảo luận nhóm theo các câu hỏi của giáo viên (Trình bày kết quả sau 5’) và góp ý lẫn nhau
-Nghe
-Nghe, hiểu
*Chép vào vở phần ghi nhớ
-Trả lời theo suy nghĩ riêng
- Ghi nhớ- Thực hiện
 Ngày soạn :03/03/2012
 Ngày giảng:08/03/2012- 9A
Chủ đề 3
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển ,biến đổi của một số nghề
- Biết cách tìm hiểu thông tin về nghề.
- Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng. phong phú của thế giới nghề nghiệp
- Có ý thức tìm hiểu thông tin nghề
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu có liên quan
- Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm, đưa ra một số nghề và yêu cầu học sinh phân loại các nghề theo yêu cầu của nghề với người lao động
- Chuẩn bị các câu hỏi về cơ sở khoa học của việc chọn nghề
III. Trọng tâm chủ đề:
1.Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp
2.Cơ sở phân loại nghề ( Chú ý tới phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động) 
IV. Tiến trình tổ chức chủ đề
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp
 Gv chia nhóm , phát phiếu học tập hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phíêu : viết tên 10 nghề mà em biết ? 
 Sau thời gian 10 phút giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả 
=>Kết luận : Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau về đối tượng lao động, nội dung lao động Người ta chia các hoạt động lao động sản xuất ra thành các nghề khác nhau
 Ví dụ: Nghề qua đào tạo và nghề không qua đào tạo,
? Theo em hệ thống nghề nghiệp của một quốc gia có thay đổi hay không ? Vì sao?
Hoạt động 2: Phân loại nghề
 GV đưa ra hai hình thức phân loại nghề:
1. Phân loại nghề theo hình thức lao động
2. Phân loại nghề theo đào tạo và không qua đào tạo.
 Yêu cầu bốn nhóm chọn các nghề đã liệt kê ở phần 1 sắp xếp lại theo hai cách trên.
 GV nhận xét và bổ sung sau phần trình bày của các nhóm
Hoạt động 3: Những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề.
1.Những dấu hiệu cơ bản của nghề.
? Thế nào được coi là một nghề? 
=>GV kết luận: Công việc được coi là một nghề phải có bốn yếu tố sau:
- Đối tượng lao động 
- Mục đích lao động
- Công cụ lao động
- Điều kiện lao động
 Yêu cầu học sinh mô tả 1-2 nghề theo bốn yếu tố trên
2. Bản mô tả nghề:
? Khi tìm hiểu và lựa chọn một nghề người lao động cần nắm bắt được những thông tin gì?
 Sau câu trả lời của học sinh GV bổ sung và kết luận : Để giúp người lao động hiểu rõ về nghề mà mình lựa chọn, nhà tư vấn thường trình bày các thông tin qua bản mô tả nghề:
- Tên nghề
- Nội dung và tính chất lao động của nghề - Những điều kiện cần thiêt để tham gia lao động
- Những chống chỉ định y học
- Quyền lợi và diều kiện đảm bảo cho người lao động
- Nơi đào tạo nghề
- Những nơi tuyển dụng lao động
Hoạt động 4: Đánh giá kêt quả học tập của học sinh
 GV tổng kết cách phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác của học sinh về vấn đề này qua đó giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân
12’
18’
10’
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của nghề 
Thảo lụân , tìm tên 10 nghề mà em biết .
- Trình bày : đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi và bổ sung những nghề không trùng.
- Nghe
- Có vì phải phụ thuộc vào kế hoạch phát triển KTXH và yêu cầu về nguồn nhân lực của từng giai đoạn lịch sử
-Thảo luận nhóm: Sắp xếp các nghề theo hai hình thức do GV đưa ra ( Trình bày kết quả sau 5’)
- Nghe
- 2-3 học sinh trả lời theo cách hiểu của mình
- Mô tả nghề theo bốn yếu tố của nghề
- Trả lời theo suy nghĩ
- Nghe- hiểu
- Nghe, rút kinh nghiệm
 Ngày soạn:04/3/2012
 Ngày giảng:08/3/2012-9A
Chủ đề 4: 
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết một số thông tin cơ bản về một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một số nghề cụ thể.
-Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho lựa chọn nghề trong tương lai
II. Chuẩn bị:
-GV đọc kĩ các bản mô tả nghề
-Chọn một số nghề gần gũi với địa phương để đưa vào chủ đề
-Tìm các ví dụ minh hoạ cho chủ đề
III.Trọng tâm chủ đề:
-Nội dung cơ bản của bản mô tả nghề
-Cách tìm hiểu thông tin về một nghề nào đó( dựa theo nội dung bản mô tả nghề)
IV.Tiến trình tổ chức chủ đề
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt
 Yêu cầu học sinh đọc bài nghề làm vườn ( SGV trang 33-34 )
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề sau:
+ Vị trí vai trò của sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam
+ Liên hệ lĩnh vực nghề nghiệp này ở địa phương. Nghề nghiệp nào đang phát triển?
 Sau 10 phút giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
 Sau phần trình bày của các nhóm, GV bổ sung và nhấn mạnh các ý chính:
-Là nước có khí hậu và địa hình thuận lợi Việt Nam rất thích hợp cho các loại cây trồng phát triển. Hơn nữalà một nước đang phát triển, đông dân, việc khai thác tài nguyên và tận dụng những gì sẵn có, hạn chế nhập khẩu lương thực lầ hết sức cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển 
-Sự phát triển nghề trồng trọt ở địa phương.
Hoạt động 2:HDHS tìm hiểu một số nghề ở địa phương
? Em hãy kể một số nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phưong?
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Mô tả một nghề mà em biết theo các mục sau: 
+ Tên nghề
+ Đặc điểm hoạt động của nghề
+ Các yêu cầu của nghề với người lao động
+ Triển vọng phát triển của nghề
 Sau thời gian 10’GV chỉ định năm học sinh trình bày phần trả lời của mình
 Yêu cầu cả lớp nghe và góp ý cho các phần trình bày, tiếp đó giáo viên nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 GV đặt câu hỏi:
? Để hiểu về một nghề chúng ta nên chú ý những thông tin nào?
 Trên cơ sở các câu trả lời của hoc sinh, giáo viên tổng kết lại các mục trong bản mô tả nghề.
15’
15’
5’
HĐ1:Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt:
-Nghe - hiểu 
-Thảo luận nhóm: Giải quyết các yêu cầu của giáo viên đưa ra( Hai nhóm chung một câu hỏi)
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại nghe và nhận xét.
-Nghe và so sánh kết quả thảo luận giữa các nhóm => Khắc sâu kiến thức
HĐ2: Tìm hiểu một số nghề ở dịa phương
-Các nghề dịch vụ : May mặc, cắt tóc, sửa chữa, bán hàng tạp hoá,
-Làm việc cá nhân: Mô tả một nghề theo sự hiểu biết của mình.
-Trình bày kết quả, lớp nghe và góp ý
HĐ3: Củng cố.
-Trả lời câu hỏi theo nội dung bài học.
 Ngày soạn:
 Ngày gảng:
Chủ đề 5
THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm thị trường lao động- Việc làm và thấy được những lĩnh vực lao động thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
- Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng để di vào lao động nghề nghiệp.
II.Chuẩn bị:
- Sưu tầm thông tin về một số nghề đang phát triển mạnh.
- Thông tin về thị trường lao động của địa phương qua sách báo hay chính sách kinh tế của chính quyền địa phương
III.Trọng tâm chủ đề
- Những việc làm có xu hướng phát triển trong thị trường lao độngcông nghiệp, nông ngiệp và dịch vụ(Nhấn mạnh thị trường lao động dịch vụ và nông nghiệp)
IV.Tiến trình tổ chức chủ đề
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:HDHS xây dựng khái niệm việc làm và nghề nghiệp
?Hãy kể tên những công việc thường ngày của một người nông dân?
?Người nông dân làm những công việc đó nhằm mục đích gì?
=>Em hiểu thế nào là việc làm?
? Qua khái niệm trên em hiểu thế nào là một nghề?
*Thực trạng việc làm ở nước ta:
 Gv hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi: Có thực ở nước ta có quá nhiều việc làm? Vì sao ở một số địa phươngcó việc làm mà không có nhân lực?
 Yêu cầu học sinh trình bày kết quả sau 8 phút.
 Sau phần trình bày của học sinh GV nhấn mạnh phần kiến thức cần đạt => Đó cũng là lí do làm mất cân bằng thị trường lao động.
?Hãy cho biết ý nghĩa, chủ chương “Mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học vấn, tự tạo ra việc làm”?
Hoạt động 2:HDHS tìm hiểu thị trường lao động.
 GV giới thiệu: Thị trường lao động là nơi thể hiện quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh trong lĩnh vực lao động.
? Vì sao người lao động phải nắm vững nhu cầu của thị trường lao động?
?Vì sao việc chọn nghề phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động?
-GV giải thích: Thị trường lao động luôn thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển (Đưa ra một số ví dụ để minh hoạ)
? Để đáp ứng được sự thay đổi của thị trường lao động , người lao động phải làm gì?
Hoạt đọng 3:HDHS tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh 
 GV chia lớp làm ba nhóm. Mỗi nhóm thảo luận về một lĩnh vực: Nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp
 Sau phần trình bày của học sinh, giáo viên nêu tóm tắt các nghề có thể phát triển trong từng lĩnh vực ( tham khảo các trang 54,55,56 – SGV Giáo dục hướng ngiệp 9)
? Để huẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp em phải trang bị cho mình những gì?
=> Kết luận: Để nắm vững thị trường lao động ở một lĩnh vực nào đó ta phải hiểu rõ những nghề ở lĩnh vực đó -> Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả địa phương để nhận thấy xu hướng phát triển của nghề. Từ đó lựa chọn hướng đi cho bản thân.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả hoạt động
 GV nhận xét về mức độ hiểu bài của học sinh
20’
10’
12’
3’
HĐ1: Xây dựng khái niệm việc làm và nghề ngiệp
-Kể tên các công việc của người nông dân
=>Tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống.
*Khái niệm: Việc làm là công việc cần đến một lao động thực hiện trong một thời gian và không gian xác định, được coi là việc làm. Thông qua việc làm người lao động có được khoản thu nhập đáp ứngnhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
=> Nghề là tập hợp những công việc mang tính chất đặc trưng,lặp đi, lặp lại, đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết nhất định về chuyên mônvà kí năng thực hành tương ứng.
*Thảo luận về thực trạng nghề nghiệp ở nước ta.
-Trình bày kết quả:
 Kiến thức cần đạt:
+Việc làm ở nước ta đang là một vấn đề bức xúc vì;
 Dân số tăng nhanh.
 Hệ thống nghành nghề chưa phát triển.
 Nhiều thanh niên chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động, chạy theo các kì thi đại học.
 Việc lựa chọn việc làmcủa người lao động giữa nông thôn và thành thị không đồng đều.
-Vì trong thời kì công nhiệp hoá, hiện đại hoá thị trường lao động luôn đòi hỏi những người có trình độ học vấn cao để có thể bắt kịp những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, hơn nữa người lao động luôn phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong thị trường lao động cho bản thân là hết sức cần thiết
HĐ 2: Tìm hiểu thị trường lao động.
-Nghe
-Nắm vững thị trường lao động sẽ giúp người lao động định hướng, chuẩn bị cho mình những gì cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động, từ đó tìm được công việc phù hợp.
-Theo nguyên tắc thứ ba thì: Ta không nên chọn những nghề mà xã hội không yêu cầu và theo quy luật: “Có cầu thì mới có cung”. Do vậy ta cần căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động
- Nghe
- Mỗi người cần nắm vững một ngề và biết làm nhiều nghề.
HĐ3: Tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh doanh
 Thảo luận nhóm: Chỉ ra nhu cầu phát triển của các thị trường lao động: CN, NN, DV
 Sau 5’ các nhóm trình bày kết quả, góp ý lẫn nhau.
-6-7 HS nêu lên ý kiến của riêng mình:
+ Trau dồi tri thức
+ Luôn quan tâm đến sự phát triển chung của xã hội và sự biến đổi của thị trường lao động
+ Xác định rõ năng lực bản thân, định hướng cho mình một nghề phù hợp, tập trung học tốt các môn học liên quan đến nghề đó
-Nghe và khắc sâu.
HĐ4: Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:19/4/2011
Ngày TC: 21/4/2011
Chủ đề 6
TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Tự xác định được điểm mạnh, điểm yếu của năng lực học tập và lao động của bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có thể kế thừa, từ đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích, để quyết định việc lưaj chọn.
- Hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề
- Bước đầu đánh giá được năng lực bản thân và phân tích được truyền thống nghề nghiệp của gia đình.
- Có thái độ tin tưởng vào bản thân trong việc rèn luyện dể đạt được sự phù hợp với nghề định chọn.
 II. Chuẩn bị:
 GV nghiên cứu trước các trắc nghiệm để có thể hướng dẫn học sinh tự đối chiếu để kiểm tra năng lực bản thân
Trọng tâm chủ đề
 Học sinh hiểu rõ khái niệm năng lực và những yếu tố cần thiết trong việc tạo ra sự phù hợp nghề.
VI. Tiến trình tổ chức chủ đề
Hoạt động của Giáo viên
TG
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái niệm năng lực và năng lực nghề nghiệp
- Yêu cầu học sinh tìm các ví dụ về người có năng lực trong LĐSX .
 Từ các ví dụ trên giáo viên hỏi:
? Thế nào là năng lực?
? Con người ai cũng có năng lực. Đúng hay sai? Cho ví dụ?
? Một người có thể có nhiều năng lực. đúng hay sai? Cho ví dụ?
? Năng lực có sẵn ở mỗi người hay không? Vì sao?
? Năng lực và tài năng có gì khác nhau?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu sự phù hợp nghề
- GV giải thích: Để nhận biết được sự phù hợp nghề người lao động phải trải qua việc giám định lao động; Người ta xét tương quan giữa những đặc điểm nhân cách con người với những yêu cầu của nghề. Nếu tương quan này thể hiện rõ thì coi là sự phù hợp cao, còn thể hiện không nhiều thì là cự phù hợp bình thường, trong trường hợp không thấy sự tương quan, thì kết luận là không có sự phù hợp.
*GV hướng dẫn HS thực hiện bài trắc nghiệm: Tìm hiểu hứng thú môn học qua đó giúp học sinh nhận biết được phần nào về năng lực bản thân.
 Sau phần trắc nghiệm GV hỏi:
? Theo em ta có thể tự tạo ra được sự phù hợp nghề hay không?
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình
? Em hiểu thế nào là nghề truyền thống?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_GD_huong_nghiep_9.doc