Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 1+2

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 1+2
Học vần
ổn định tổ chức
I / Mục đích yêu cầu 
- HS có thói quen thực hiện các nề nếp và nhiệm vụ của người học sinh ,thực hành ký hiệu trong giờ học, sử dụng bộ thực hành Tiếng việt 1 .
- HS nắm được các nề nếp học tập, nội quy học tập và nhiệm vụ của người học sinh.
- Có ý thức thực hiện tốt các nề nếp và nhiệm vụ của người học sinh.
II / Đồ dùng dạy học 
GV: Bộ đồ dùng dạy học Tiếng việt 
HS : Bộ thực hành Tiếng việt
III / Các hoạt động chủ yếu 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ :
GV: Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập của hs .
HS : Mở sách giáo khoa ,đồ dùng học tập .
GV: Phát bộ thực hành Tiếng việt 
2. Bài mới :
a , Hướng dẫn 1 số nề nếp trong giờ học :
GV: Ghi kí hiệu bảng U : ngồi ngay ngắn , V : vở, B : bảng, S :sách 
HS : Nêu lại từng yêu cầu kí hiệu, thực hành theo hướng dẫn của GV. 
GV : Đọc bảng nội quy của người HS. HD HS đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng,
Tiết 2
b , Hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng việt .
GV: Phát bộ thực hành Tiếng việt 
HS : Để bộ đồ dùng thực hành Tiếng việt 1 lên bàn .
GV: Giới thiệu cấu tạo , cách sử dụng bộ thực hành Tiếng việt 1.
HS : Quan sát, thực hành. 
Lớp giải lao
c , Bầu và giao nhiệm vụ cán sự lớp : 
GV: Cùng HS tham gia bầu chọn bao gồm các chức vụ : Lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập, lớp phó phụ trách lao động, lớp phó phụ trách văn nghệ, tổ trưởng, bàn trưởng, nhóm trưởng .
HS : Thực hành nêu lại nhiệm vụ của mình.
3. Củng cố :
GV: Chỉ các kí hiệu 
HS : Cả lớp thực hành 1-2 lần nêu cách thực hiện bộ thực hành Tiếng việt 1.Các cán sự lớp nêu lại nhiệm vụ của mình.Cả lớp đọc lại năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng,
4. Nhận xét dặn dò .
- GV: Nhận xét chung tiết học, 
- Dặn đọc lại năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
Học vần
Các nét cơ bản
I / Mục đích yêu cầu 
- Rèn hs đọc đúng ,viết đúng các nét cơ bản 
- Giới thiệu với học sinh nắm được 13 nét cơ bản 
 - Giáo dục hs vận dụng nhanh các nét vào các con chữ.
II / Đồ dùng dạy học 
- GV : Thước kẻ ,dây ngắn 
- HS : Bảng phấn 
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết 1
1 . Kiểm tra bài cũ 
GV: Kiểm tra đồ dùng học tập , SGK của HS. HS : Lấy bảng, phấn.
2 . Dạy bài mới 
a, Giới thiệu các nét cơ bản 13 nét 
GV: Ghi bảng lần lượt các nét. 
HS : Thực hành, quan sát nhận xét và đọc ghi nhớ tên 13 nét.
GV: Giới thiệu cấu tạo từng nét cơ bản bằng que tính , thước , đoạn dây ngắn để biểu diễn .
HS : Thực hành theo nhóm, tổ, cá nhân.
Lớp giải lao: Hát múa tập thể
b, Hướng dẫn thực hành viết bảng con .
GV: Đọc và viết bảng con 13 nét.
HS : Thực hành viết bảng con lần lượt 13 nét cơ bản.
 - GV hướng dẫn HS cách viết ( HS TB, Y)
 - HS K,G tự viết các nét cơ bản theo mẫu GV
Tiết 2
3. Luyện tập :
GV: Hướng dẫn viết vở lần lượt 13 nét cơ bản
HS : Viết lần lượt 13 nét cơ bản, viết mỗi nét 1 dòng. 
GV: Lưu ý HS độ cao, khoảng cách. 
- GV hướng dẫn HS Y viết ( HS KT đọc các nét và hướng dẫn HS viết)
4. Củng cố :
HS : Mở vở, viết mỗi nét 1 dòng, nêu lại tên các nét, cấu tạo các nét.
GV: Chấm một số bài 
5.Nhận xét dặn dò: 
 Dặn hs tập viết 13 nét cơ bản ở nhà.
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài1: E
I / Mục đích yêu cầu 
- Nhận biết được chữ và âm e .Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật. Học sinh đọc viết chữ e thành thạo.Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. 
- HS nắm được cách đọc, viết âm e 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích đi học.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Chữ mẫu e , sợi dây ngắn minh hoạ nét chữ e
 Bộ tranh luyện nói
HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng việt 1.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ. 
GV: Đọc các nét cơ bản.
HS : Cả lớp viết bảng con
GV: Kiểm tra đồ dùng học tập, SGK của HS
HS : Lấy đồ dùng thực hành tiếng việt 1 và SGK tiếng việt 1 để lên bàn.
2.Dạy bài mới .
 a , Hướng dẫn nhận diện chữ e
GV: treo tranh vẽ bé, mẹ, xe, ve.
HS : Quan sát tranh nêu nội dung từng bức tranh ( các đối tượng )
HS K,G Tự nhận xét giống nhau giữa các tiếng trên: có âm e.
GV: Giới thiệu âm e được viết bằng chữ cái e, chữ cái e gồm một nét thắt. 
GV: Dùng đoạn dây biểu diễn.
HS : Nhắc lại, một học sinh thực hành.( HS K,G )
GV: Phát âm mẫu hướng dẫn cách phát âm.
HS : Cài chữ e vào bảng cài ( cả lớp) - GV giúp HS KT nhận diện chữ 
 Luyện phát âm cá nhân, nhóm, tổ.
Lớp giải lao
b, Hướng dẫn viết bảng con
GV: Treo chữ mẫu
HS : Viết trên không.
GV: Hướng dẫn cách đọc, cách viết.
HS : Luyện viết bảng con. 
c , Củng cố: Nêu tên bài học, nêu chữ cái ghi âm e. 
Tiết 2
3. Luyện tập củng cố 
a, Luyện đọc :
HS : Luyện đọc bảng: cá nhân tổ, luyện đọc SGK
 Quan sát tranh vẽ trang 4 đọc e
Lớp giải lao
b, Luyện viết :
 Hướng dẫn học sinh viết và tập viết 
GV: Hướng dẫn viết chữ e .
HS : Mở vở tập viết : tập tô ,tập viết chữ e theo dòng
c, Luyện nói :
GV: Treo tranh luyện nói 
HS : Quan sát tranh thảo luận nhóm đôi sau đó nêu nội dung từng bức tranh. 
 Nêu tất cả đều có hoạt động học. ( Các đối tượng )
 - Nói 2- 3 câu về các bức tranh trong SGK ( HS TB)
 - Nói 4- 5 câu về các bức tranh trong SGK ( HS K,G )
GV Kết luận : 
Học là cần thiết và rất vui , ai ai cũng phải học và học hành chăm chỉ .
 Hướng dẫn liên hệ thực tế. 
HS : Nêu được có thích học không, học như thế nào ? ( Các đối tượng )
 Nêu tên những bạn học đều.
4. Nhận xét dặn dò . 
 Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau : b 
Soạn : 7/9/2008
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2008
Học vần
Bài 2 : B
I / Mục đích yêu cầu 
- Nhận biết được chữ và âm b .Đọc viết chữ b, be .Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
- HS nắm được cách đọc, viết âm b
- Giáo dục HS ưa thích các hoạt động học tập.
II / Đồ dùng học tập 
GV: Một sợi dây ngắn , mẫu chữ b
HS : Bộ đồ dùng thực hành tiếng việt 1
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ 
GV: Kiểm tra đọc bảng con 
HS : Đọc e, bé, me, xe, ve
GV: Đọc và viết bảng con.
HS : Viết bảng con : e
 Nhận xét bài của bạn. 
2. Bài mới 
a , Hướng dẫn nhận diện chữ b
GV: Giới thiệu âm b và chữ cái bê
HS : Nhắc lại.
GV: Hỏi : Chữ cái bê ghi bằng mấy nét ? ( HS K,G)
HS : Nét sổ và nét cong hở phải
GV: Lấy sợi dây biểu diễn chữ b 
HS : 1 em thực hành.
GV: Hướng dẫn phát âm b 
HS : Ghép bảng cài chữ b( cả lớp)
GV: Giới thiệu tiếng be 
 Giảng : Be là tiếng kêu của loài vật : Dê 
HS : Phân tích đánh vần cá nhân, tổ.
 Tìm tiếng có âm b: ba, bà, bố ( các đối tượng)
Lớp giải lao
b, Luyện viết chữ b
GV: Giới thiệu 4 kiểu chữ b
HS : Nêu các nét của âm b viết thường ( HS K,G)
GV: Hướng dẫn cách viết, đánh dấu các điểm chuẩn, viết mẫu.
HS : Viết trên không Viết bảng con
 Nêu tên bài, nêu chữ cái ghi âm.
Tiết 2
3. Luyện tập 
a, Luyện đọc 
GV: Hướng dẫn HS đọc bảng lớp.
HS : Đọc cá nhân, nhóm tổ
GV: Hướng dẫn HS luyện đọc SGK
HS : Đọc cá nhân, nhóm, tổ.( HS TB,Y) đọc nhiều
Lớp giải lao
b, Luyện viết 
GV: Hướng dẫn hs tập tô, tập viết b, be 
c, Luyện nói : Hướng dẫn luyện nói theo chủ đề: việc học tập, các hoạt động học tập của từng cá nhân. 
GV: Treo tranh và hỏi : 
HS : Quan sát tranh, nêu nội dung hoạt động học tập, vui chơi của các loài khác nhau ( các đối tượng )
 Thảo luận, trả lời miệng 
 - Nói 4- 5 câu về các bức tranh trong SGK ( HS K,G )
GV: Kết luận : Về các hoạt động học tập của HS 
4. Củng cố 
HS : Nêu tên bài học
 Tự liên hệ về hoạt động học tập của mình.
5. nhận xét dặn dò 
Dặn học bài, chuẩn bị bài sau: dấu /
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài 3: Dấu sắc
I / Mục đích yêu cầu 
- Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc. Đọc được: bé. Viết được dấu sắc luyện nói theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau của trẻ em, rèn kĩ năng nói lưu loát .Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK 
- HS nắm được cách đọc, viết về dấu sắc và thanh sắc
- Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các hoạt động của mình ở trường
II/ Đồ dùng dạy học .
GV: Phấn màu, tranh luyện nói
HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt 1 
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ 
Bài 2 : b 
HS : Viết bảng con: b, be
 Đọc bài SGK
2. Dạy bài mới 
a, Nhận diện dấu thanh sắc ( ´ )
GV: Giới thiệu bài ghi dấu sắc- ghi bằng phấn màu, là nét sổ nghiêng phải
HS : Đọc, cài bảng dấu sắc ( ´ ) ( cả lớp)
GV: Treo tranh vẽ bé, cá, chó .
HS K,G Quan sát nhận xét các tiếng đều có dấu sắc ( ´ )
b, ghép chữ và phát âm 
GV: Hướng dẫn ghép chữ bé.
 Hướng dẫn phát âm : bé 
HS : Ghép chữ be thêm dấu sắc ( ´ )
 Đọc nêu vị trí dấu sắc : Nằm trên âm chính của vần.( HS K,G)
 Luyện phát âm ( HS TB,Y)
Lớp giải lao
c, Luyện viết dấu sắc, chữ bé
GV: Hướng dẫn hs viết trên không, bảng con
HS : Viết 2 lượt, Nêu lại vị trí dấu sắc ( ´ ) ( các đối tượng )
Dấu sắc nằm trên âm chính của vần
GV: Giúp HS nhận xét, sửa.
Tiết2
3. Luyện tập 
a, Luyện đọc 
GV: Hướng dẫn HS luyện đọc .
HS : Luyện đọc bảng lớp, SGK:
 Luyện đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS TB,Y luyện đọc nhiều
b, Luyện viết 
GV: Viết mẫu bảng lớp: bé 
 Hướng dẫn quy trình viết: bé 
HS : Cả lớp viết bảng con
GV: Hướng dẫn tập tô : bé ( Chú ý đến các em viết chậm)
HS : Tập tô vở tập viết: bé
GV: Nhắc nhở tư thế ngồi viết 
Lớp giải lao
c, Luyện nói 
GV: Hướng dẫn HS nhận xét nội dung tranh vẽ các hoạt động của HS
HS : Thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi của GV.
 Nhận xét các hoạt động: Học tập, vui chơi, lao động .
- HS K,G luyện nói nội dung các bức tranh trong SGK
4. Củng cố : 
HS : Nêu tên bài học
 Đọc bài 1 lần
GV: Viết : Bé bá cổ bà .
HS : Tìm tiếng có dấu sắc .
HS hát bài hát Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, màu trắng như mây, cháu yêu bà cháu nắm bàn tay,khi cháu vâng lời cháu thấy bà vui.
Tìm tiếng có dấu sắc.
5. Dặn dò: 
GV: Dặn học bài chuẩn bị bài sau : Dấu hỏi ( ’ ), dấu nặng ( ã )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_bai_12.doc