Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

doc 28 trang Người đăng dothuong Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trò chơi: “ Trao bóng”
I.Mục tiêu: 
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện sức khỏe, rèn khả năng nhanh nhạy, khéo léo.
- GDHS ý thức tập thể.
II. Chuẩn bị: 2 quả bóng, 4 chậu, dây đeo có số thứ tự của người chơi, còi, ...
III. Lên lớp:
ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
GV phổ biến nội dung giờ sinh hoạt tập thể: Giờ sinh hoạt tập thể hôm nay các em được hướng dẫn chơi một trò chơi vui, khỏe. Trò chơi mang tên: “ Trao bóng”. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, bình tĩnh mới dành được chiến thắng.
Đối tượng chơi: Cả lớp.
GV HD cách chơi:
Chia đôi sân chơi thành 2 bên, đặt tên cho từng sân chơi là A và B.
Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về 2 phía đầu của sân. Người chơi của các đội đeo biển số thứ tự từ 1- 8. Những người đeo số từ 1-4 của mỗi đội đứng về sân A ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn. Những người đeo số từ 5-8 của mỗi đội đứng về sân B ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn.
Mỗi đội sẽ có 1 quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng.
Nghe lệnh xuất phát của trọng tài (VD: Mỗi đội 8 người):
+ Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng, bước(hoặc chạy) nhanh theo con đường đã được kẻ trong cự li quy định, tiến về sân B trao cho số 5.
+ Các số 5 chạy nhanh đặt bóng vào chậu cho số 2.
+ Số 2 đội bóng trao cho số 6.
+ Số 6 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 3.
+ Số 3 đội bóng trao cho số 7.
+ Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4.
Số 4 đội bóng trao cho số 8.
Như vậy đã hết 1 vòng chơi. Người bên sân A đã hoàn thành phần đội bóng và đã trở về vị trí sân A và trở thành người đội bóng ở vòng chơi thứ hai.
Đội nào hoàn thành trước đội đó được ghi điểm.
Lưu ý: Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi:
+ Người đội bóng không đi đúng đường vạch.
+ Bóng rơi khỏi chậu.
+ Trao bóng nhầm số thứ tự.
Nhận xét- Đánh giá:
Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đã ghi bàn thắng.
GVCN nhận xét.
Khen ngợi tinh thần tham gia trò chơi của các em.
Tuyên bố kết thúc cuộc chơi.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đọc thơ, làm thơ về “ Bạn bè”
I.Mục tiêu: 
- Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác, HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè.
- GDHS biết quan tâm tới bạn bè.
II. Chuẩn bị: Các bài thơ có ND về bạn bè, Giấy ô li, bút màu.
III. Lên lớp:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: Các bước tiến hành: 
a) GV phổ biến nội dung giờ sinh hoạt tập thể:
- ND: Sưu tầm hoặc tự sáng tác một bài thơ có nội dung về tình bạn, về tình cảm của mình đối với bạn trong lớp, trong trường, hay bạn cũ, về tấm gương đối xử tốt với bạn bè...
- Hình thức trình bày: Viết trên giấy HS, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí đẹp. Ghi ró tên tác giả.
- Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
- Thời gian nộp bài: Trước buổi sinh hoạt tới từ 1-2 ngày.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ.
- Chọn (cử ) người điều khiển chương trình.
b) Chuẩn bị của HS: 
- Sưu tầm các bài thơ.
- Sáng tác các bài thơ, ghi rõ họ tên, lớp hoặc năm học.
- Trình bày, trang trí bài thơ vào khổ giấy qui định.
- Mỗi tổ chọn 2-3 bạn đọc thơ trước lớp.
Tập các tiết mục văn nghệ.
 c) Đọc thơ:
- MC giới thiệu ý nghĩa và thông qua chương trình.
- Văn nghệ chào mừng.
- MC mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm, sáng tác. Sau khi đọc xong người đọc trao bài thơ cho GV.
- MC, GV và các khán giả có thể hỏi, trao đổi với tác giả, người đọc thơ về nội dung, ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ.
3. Nhận xét- Đánh giá:
- Bình chọn bài thơ hay nhất.
- Khen ngợi giọng đọc hay.
- Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Nghe kể chuyện gương học sinh nghèo vượt khó
I.Mục tiêu: 
- HS biết cảm thông với những khó khăn của những học sinh nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của những học sinh nghèo vượt khó.
- GDHS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Chuẩn bị: Các mẩu chuyện sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy- học
ổn địng tổ chức: (1 phút)
Bài mới: Các bước tiến hành.
- GV tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- GV giới thiệu từng em lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hình về - HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được.
- Sau mỗi lần HS kể GV cùng HS dưới lớp cùng trao đổi về nội dung chuyện:
+ Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
+ Từ câu chuyện đó cho em bài học gì?
+ Em đã và sẽ làm những việc gì để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những bạn HS nghèo vượt khó đó?
+ ở lớp hoặc ở trường ta có những tấm gương vượt khó nào? Các em đã làm gì để giúp đỡ bạn?
Xen kẽ các câu chuyện là các tiết mục văn nghệ.
Nhận xét- Đánh giá:
GV khen ngợi những HS sưu tầm được các mẩu chuyện hay, cảm động.
Nhắc nhở các em học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
Khuyến khích các em thu gom sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi, quần áođể giúp đỡ các bạn nghèo.
Chuẩn bị quà ủng hộ.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó
I.Mục tiêu: 
- HS hiểu: quyên góp ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- HS biết quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của mình.
- GDHS có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
II. Chuẩn bị: Các món quà: sách, vở, quần áo, tiền, 
III. Các hoạt động dạy- học
ổn địng tổ chức: (1 phút)
Bài mới: Các bước tiến hành.
Gv tuyên bố lí do.
Lần lượt từng cá nhân, hoặc đại diện từng tổ, từng nhóm HS lên trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó.
Phát biểu ý kiến của HS: có thể là kể về mình đã làm những gì để chuẩn bị món quà hôm nay hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào này.
GV cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS trong lớp đã quyên góp những món quà giúp đỡ các bạn HS nghèo vượt khó.
Dặn dò: Chuẩn bị các mẩu chuyện về đạo đức nhà giáo.
T11
Vòng tay bè bạn
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kể chuyện về thầy cô giáo em
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được công lao to lớn của thầy cô giáo đối với HS.
- Yêu trường yêu lớp, biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo và tình cảm với trường, với lớp.
- Rèn kĩ năng nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, 
II. Chuẩn bị: HS: Sách báo, tư liệu
GV: Tư liệu.
III. Các hoạt động dạy- học:
ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
GV nêu nội dung của tiết học.
Hình thức tổ chức: Kể chuyện theo cá nhân, hoặc nhóm: mỗi em một đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
Nội dung kể: Các câu chuyện về đạo đức người thầy; Về tình cảm thầy trò; Về tình cảm với trường, với lớp.
Tiến hành giao lưu:
+ Từng cá nhân lên kể những mẩu chuyện, tấm gương đã sưu tầm.
+ Xen kẽ các câu chuyện là các tiết mục văn nghệ.
+ Tìm hiểu về ý nghĩa của các mẩu chuyện vừa kể.
? Câu chuyện đó nói về nội dung gì? Qua nội dung đó giúp em hiểu điều gì?
+ Bình chọn tiết mục kể hấp dẫn nhất. 
Nhận xét- Dặn dò:
Nhận xét về sự chuẩn bị của HS
Nhận xét về thái độ, ý thức tham gia của HS
Dặn chuẩn bị bài viết về thầy cô giáo.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chúng em viết về thầy cô giáo 
I. Mục tiêu: 
- HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị: HS: Giấy A4, giấy viết, bút màu.
GV: Giấy A0, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
*GV nêu nội dung của tiết học: 
+ Viết về thầy giáo, cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy giáo, cô giáo.
+ Viết về kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò.
Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện.
*Hình thức thể hiện: Các em viết trên giấy A4 hoặc giấy HS dưới dạng 1 bài báo.
Trang trí bài báo cho đẹp
Mỗi tổ trình bày trên 1 tờ A0.
Thời gian nộp bài sau 2 tuần.
*Cử ban giám khảo chấm: Lớp trưởng, 2 lớp phó, 3 tổ trưởng.
* Giải thưởng: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, giải thưởng dành cho bài viết hay, giải thưởng dành cho bài báo trang trí đẹp nhất.
* Viết bài: 
- HS tiến hành viết bài.
- GV HD và góp ý thêm cho HS hoàn thành bài.
3. Nhận xét- Dặn dò:
- NHận xét giờ học.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hội vui học tập
I. Mục tiêu: 
- Góp phần củng cố cho HS các kiến thức kĩ năng đã học trong các môn học.
- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của học sinh.
- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho HS.
II. Chuẩn bị: HS: Ôn luyện các kiến thức đã học.
GV: Hệ thống câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
*GV nêu nội dung của tiết học: Thi các nội dung chương trình đã học.
* Họp ban cán sự lớp để phân công nhiệm vụ. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tập có thể như sau:
a. Hái hoa dân chủ
* Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
* Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng.
b. Thi hiểu biết kiến thức
- Mỗi đội cử 2-3 HS . Khi GV nêu câu hỏi, tình huống hay bài tập. Trong vòng 30 giây, đội nào giơ tay trước đội đó được trả lời.
Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng.
c. Trò chơi rung chuông vàng
 - Các HS tham gia chơi ngồi trước màn hình, mỗi em có 1 chiếc bảng con.
- Tất cả sẽ có khoảng 20-30 câu hỏi, mỗi câu hỏi sau khi đã chiếu lên màn hình tất cả HS suy nghĩ khoảng 15 giây và viết câu trả lời ra bảng con.
- Nếu em nào trả lời sai sẽ phải ra ngoài. Sau khoảng 10 câu hỏi em đó sẽ được cứu trợ để vào thi tiếp vòng 2. Luật chơi như vòng 1. Em nào còn ngồi lại ở vị trí đến câu hỏi cuối cùng sẽ thắng.
* Khi đã thống nhất xong hình thức thi, tiến hành cuộc thi.
- Lần lượt mời các cá nhân , đội thi lên thực hiện phần thi.
- Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi.
3. Ban giám khảo tổng kết, đánh giá xếp loại.
- Công bố cá nhân, đội dành chiến thắng
- Trao giải thưởng.
- Nhận xét cuộc thi.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau: Chuẩn bị tranh ảnh về môi trường.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ngày hội môi trường
I. Mục tiêu: 
- Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS.
- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng.
Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.
II. Chuẩn bị: HS: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, thông tin, tư liệu về môi trường.
GV: Hệ thống câu hỏi, tình huống, các bài hát, trò chơi về môi trường.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: 
a. Chương trình ca nhạc chào mừng.
b.Nội dung chính
- Mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.
- GV tuyên bố lí do, nội dung của buổi sinh hoạt.
- Cử ban giám khảo.
- GV nêu luật thi, nội dung thi.
+ Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.
+ Thi đố vui, ứng xử về bào vệ môi trường.
+ Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
Hình thức thi theo tổ.
Từng tổ tiến hành thể hiện các phần thi của tổ mình.
Ban giám khảo theo dõi.
Hết phần nào tổng hợp điểm luôn của phần đó.
Tổng kết và trao giải thưởng:
Ban giám khảo công bố kết quả.
GV nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị giờ sau: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các vị anh hùng dân tộc.
Biết ơn thày giáo, cô giáo
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, công dân tốt.
II. Chuẩn bị: HS: Chuẩn bị các thông tin, tư liệu về các anh hùng dân tộc.
GV: Các tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ, lược đò, câu đố, câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: 
- GV phổ biến chủ đề, nội dung, hình thức cuộc thi.
+ Luật chơi: Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm.
+ Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa 1 từ khóa, thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây.
+ Sau khi đọc câu hỏi đội nào giơ tay trước đội đó được trả lời.
+ Mỗi câu tả lời đúng được cộng 10 điểm.
+ Đội nào tìm được từ khóa sẽ được cộng 30 điểm, đội nào trả lời sai sẽ mất quyền chơi.
Các câu hỏi:
Theo em những người như thế nào được gọi là anh hùng dân tộc?
Hãy kể tên 5 vị anh hùng dân tộc mà em biết?
Em biết gì về các vị anh hùng dân tộc đó?
Ai người ra trận cưỡi voi đánh tan Tô Định lên ngôi vua bà?
Ai người đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng?
Ai là người đã hành quân thần tốc ra Bắc và đánh cho quân Thanh tan tác, đại bại vào mồng 5 tết năm Kỉ Dậu?
Ai là người đã viết bài “Bình Ngô đại cáo” nổi tiếng?
Ai là người đã 3 lần lãnh đạo quân sĩ đánh tan quân xâm lược Nguyên- Mông, bảo vệ đất nước?
+ HS tiến hành cuộc chơi.
+ Ban giám khảo nhận xét, tổng kết cuộc chơi, công bố kết quả.
3.Nhận xét giờ học
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị giờ sau: Viết thư cho chiến sĩ ở vùng biên giới, hải đảo.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Viết thư cho các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc.
- Rèn luyện kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em.
- Tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
II. Chuẩn bị: HS: Chuẩn bị các thông tin, tư liệu về các chiến sĩ đóng quân nơi biên giới, hải đảo.
GV: Các tư liệu, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ Tổ quốc của các chiến sí đóng quân nơi biên giới, hải đảo.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: 
- GV phổ biến chủ đề, nội dung buổi học:
+ ND: Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đóng quân nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu quý, lòng biết ơn đối với các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, hải đảo thiêng liêng của đất nước.
+ Hình thức: Mỗi em viết một bức thư có chủ đề trên.
HS tiến hành viết thư theo yêu cầu.
Yêu cầu : Chữ viết sạch đẹp, trinhg bày mạch lạc
+ Bài viết cho vào phong bì, ghi rõ họ tên, lớp, trường mình đang học.
+ Ngoài phong bì ghi rõ người gửi, ngươì nhận: Gửi các chiến sí nơi biên giới, hải đảo.
HS đọc thư của mình.
GV nhận xét về ND các bức thư.
Hát và đọc thơ về anh bộ đội.
3 Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị giờ sau: Thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 201
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng 
I. Mục tiêu:
- Giúp các em hiểu gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải, vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
- GD các em lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ VN anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho XH.
II. Chuẩn bị: HS: Chuẩn bị hoa, tặng phẩm, một số bài hát ca ngợi công lao của thương binh liệt sĩ và những người có công với CM.
GV: Liên hệ với chính quyền địa phương, thôn xóm, lập danh sách các gia đình trên. Chuẩn bị hoa, tặng phẩm
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: - Tập chung HS.
- GV phổ biến chủ đề, nội dung buổi sinh hoạt:
- Phân công HS đi theo các nhóm: Em nào sinh sống ở thôn nào sẽ thăm các gia đình chính sách của thôn đó.
- Nhiệm vụ cần làm khi thăm : 
+Trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách.
+ Giúp đõ gia đình bằng những việc làm cụ thể: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tưới rau, nhổ cỏ vườn, cho gà, lợn ăn
HS tiến hành công việc theo sự phân công.
GV theo dõi, giám sát.
3.Đánh giá- nhận xét:
- GV đánh giá các hoạt động của các em, tuyên dương những việc làm tốt.
- Rút kinh nghiệm, nhắc nhở những gì còn tồn tại.
- Dặn: Chuẩn bị tiểu phẩm về “ mồng một tết”
T1 ngày tết quaê em
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 201
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 tiêu phẩm “mồng một tết ”
I. Mục tiêu:
- Thông qua tiểu phẩm “ mồng một tết ” hs hiểu mồng một tết là ngày con cháu “ chúc thọ ” ông bà , đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người việt nam.
- Hs có ý thức gìn gĩư và phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
II. Chuẩn bị:
 GV: ND kịch bản
HS: kịch bản “ mồng một tết ”, tranh ảnh quang cảnh ngày tết, 
ảnh chụp ngày mồng một tết con cháu chúc tết ông bà , cha mẹ cua gia đình hs
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: - Tập chung HS.
- GV phổ biến chủ đề, nội dung buổi sinh hoạt:
- Trình diễn tiểu phẩm: Đội đã được chọn để thể hiện nội dung tiểu phẩm lên diễn xuất thể hiện nội dung tiểu phẩm.
- Lớp chú ý theo dõi nội dung tiểu phẩm để trao đổi về ND và ý nghĩa của tiểu phẩm.
- Thảo luận lớp
Sau khi tiểu phẩm kết thúc, gv tổ chức cho hs thảo luận theo các câu hỏi sau:
-Chiều mùng một tết cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?
-Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?
- Gia đình em thường làm gì vào ngày mùng một tết?
- Qua tiểu phẩm trên em rút ra điều gì?
* Gv kết luận:tết nguyên đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm của mọi người với nhau. Cô tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu mừng năm mới.
3.Đánh giá- nhận xét:
- GV đánh giá các hoạt động của các em, tuyên dương những việc làm tốt.
- Rút kinh nghiệm, nhắc nhở những gì còn tồn tại.
- Dặn: Chuẩn bị tiểu phẩm về “ gặp mặt đầu xuân”
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Gặp mặt đầu xuân
I. Mục tiêu:
- HS biết tổ chức họp mặt đầu xuân vào buổi học đầu tiên sau những ngày nghỉ tết.
- Hs có ý thức gìn gĩư và phát huy truyền thống tốt đẹp đó .
II. Chuẩn bị:
 GV: ND quà liên hoan đầu xuân.
 HS: quà, bài hát. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: 
- GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học.
- GV tuyên bố lí do buổi gặp mặt đầu xuân.
 - GV chủ nhiệm lên chúc năm mới cả lớp và tặng quà cho cả lớp.
- Đại diện cán bộ lớp lên chúc tết cô giáo và các bạn trong cả lớp.
- Lớp liên hoan bánh kẹo do GV và HS mang đến lớp.
- Trong quá trình liên hoan, HS kể cho các bạn nghe về những ngày tết của gia đình mình và hát những bài hát chúc mừng năm mới.
- GV giới thiệu chú lợn nhựa, ý nghĩa của việc “ mở hàng” cho chú lợn nhựa.
- Cả lớp lên cho chú lợn “ ăn” rồi cùng hát bài “Con heo đất”
- GV cảm ơn những tấm lòng hảo tâm giúp các bạn nghèo.
3. Tuyên bố kết thúc cuộc gặp mặt đầu xuân.
- Dặn dò: Chuẩn bị cây để trưng bày trong “ Hội hoa xuân” được tổ chức vào tiết học tuần sau.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hội hoa xuân
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây không những đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm đẹp cho mỗi gia đình, cho đất nước.
- Hs có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trong trường và ở nhà .
II. Chuẩn bị:
 GV: tranh , ảnh chợ hoa tết, hội hoa xuân.
 HS: sản phẩm cây hoa. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: 
- GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Để hưởng ứng phong trào “ Tết trồng cây”, lớp tổ chức “ Hội hoa xuân” để trưng bày những cây hoa các em đã chăm sóc. Cây đó có thể của cá nhân hay một nhóm.
- Mỗi tổ có một trang sưu tầm tranh ảnh chợ hoa tết, hội hoa xuân.
- Địa điểm: ngoài sân trường.
- GV công bố thời gian dành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm theo tổ.
- Các tổ trưng bày và trang trí cây của tổ mình. Mỗi cây đều ghi rõ tên cây gì? của ai? Tổ nào?
- GV và ban giám khảo tham quan các góc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến tổ nào, đại diện tổ đó giới thiệu các sản phẩm của tổ mình.
- Đoàn tham quan chọn sản phẩm đẹp nhất trưng bày lên góc chun

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_4_ca_nam.doc