Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 4: Hòa bình hữu nghị - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2163Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 4: Hòa bình hữu nghị - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 4: Hòa bình hữu nghị - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 03
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Hai
7/3
HĐNGLL
Hòa bình hữu nghị
Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2016
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1: VIẾT THƯ KẾT BẠN VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I. MỤC TIÊU
- HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn.
- Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giấy, bút, phong bì thư, tem thư.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Internet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước.
Bước 2: Viết thư
- GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn bạn bè ở khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
- Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- Hướng dẫn HS cách viết thư:
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp.
+ Có thể viết thư cho một hoặc cho nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau.
+ Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình; hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt,
+ Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân HS, nhóm, lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam.
- HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp.
- Có thể đọc thử một bức thư cho cả lớp cùng nghe.
- Hướng dẫn HS gửi thư qua đường bưu điện hoặc Email. Lưu ý HS trên phong bì thư gửi bưu điện cần ghi rõ người gửi và người nhận thư. Địa chỉ gửi thư qua Email cũng cần viết thật chính xác.
- GV kết luận: Việc làm của các em hôm nay có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước, con người Việt Nam chúng ta. Thầy (cô) tin rằng các bạn thiếu nhi quốc tế sẽ rất vui mừng, phấn khởi khi nhận được những bức thư này của các em và sẽ viết thư trả lời các em. Chúc các em sớm nahn65 được thư trả lời của các bạn thiếu nhi quốc tế.
HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
- Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới.
- Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một bản đồ thế giới khổ lớn, trên đó tên các quốc gia và thủ đô của cac quốc gia đó bị che khuất.
- Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia.
- Phần thưởng dành cho người chơi có số điểm cao nhất.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS.
- Mỗi tổ/ lớp cử ra một đội chơi gồm 3 HS. Mỗi lượt chơi chỉ nên gồm 3 – 4 đội chơi.
- Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham khảo về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới.
Bước 2: Tiến hành chơi
- MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. Trên mỗi chiếc thăm đã có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút chuẩn bị phải:
+ Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới (gắn tên quốc gia trên bản đồ) – 10 điểm.
+ Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó – 10 điểm.
+ Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia đó – 10 điểm.
+ Kể được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó – 10 điểm.
- Các đội chơi thảo luận chuẩn bị.
- Lần lượt từng đội chơi trình bày, Ban giám khảo cho điểm từng đội chơi.
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng
- Công bố kết quả cuộc chơi.
- Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng số điểm cao nhất.
HOẠT ĐỘNG 3: NHỮNG CÁNH CHIM HÒA BÌNH HỮU NGHỊ 
I. MỤC TIÊU
HS biết yêu hòa bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một số quả bóng bay các màu.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/ dây để làm diều.
- Giấy, bút dạ để viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị.
- Bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị.
- Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị:
+ 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều (mua hoặc tự làm).
Lưu ý: Bóng bay và diều phải đủ lớn để có thể mang được các băng giấy có ghi các thông điệp hòa bình hữu nghị.
+ Viết thông điệp về hòa bình, hữu nghị lên một băng giấy dài và đính vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình.
Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn của các em đối với hòa bình, hữu nghị.
Bước 2: Gửi thông điệp hòa bình qua bóng bay hoặc diều
Có thể tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng như: quảng trường, sân nhà văn hóa, vườn hoa, công viên, Cần tránh tổ chức ở những nơi có nhiều cây to hoặc dây điện vì bóng và diều có thể bị mắc lại.
- Mở đầu, GV hoặc một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi các thông điệp hòa bình, hữu nghị tới tất cả mọi người.
- Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hòa bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em.
- Sau đó tất cả lớp sẽ cùng hô to 1, 2, 3 và đồng loạt thả bóng/ diều. Trong khi các thông điệp hòa bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa đứng vỗ tay, vừa cùng nhau hát vang bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”.
- Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hòa bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao. Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ hòa bình trên Trái Đất.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ CHIẾN THẮNG 30 - 4
I. MỤC TIÊU
- HS có hiểu biết về chiến thắng 30 – 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- HS biết tự hào về lòng dũng cảm, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp hoặc khối lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tranh, ảnh, tài liệu, bài báo  về chiến thắng 30 – 4.
- Phần thưởng cho các cá nhân/ nhóm có tổng số điểm cao nhất.
- Câu hỏi và đáp án.
- Cây hoa và các bông hoa cắt bằng giấy màu, trên mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. 
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khoảng 2 tuần, GV phổ biến trước cho HS nắm được về cuộc thi:
+ Nội dung thi: Tìm hiểu về chiến thắng 30 – 4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+ Hình thức: Thi hái hoa dân chủ hoặc trò chơi “Rung chuông vàng”.
- HS chuẩn bị đọc các tài liệu có liên quan đến chủ đề cuộc thi.
Bước 2: Tiến hành thi
- Lớp được kê theo hình chữ U. Ở giữa có đặt một cây xanh. Trên các cành cây có cài những bông hoa bằng giấy màu, mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi.
- Lần lượt các HS xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn được tính 10 điểm.
Lưu ý: Nếu sử dụng hình thức Rung chuông vàng, hãy tham khảo cách tổ chức ở hoạt động 3, tháng.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Công bố HS có tổng số điểm cao nhất và trao giải thưởng.
- GV nhận xét chung và nhắc nhở HS hãy học tập theo gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trong chiến thắng 30 – 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 4.doc