Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên - Trường tiểu học Thành Tín

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2124Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên - Trường tiểu học Thành Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên - Trường tiểu học Thành Tín
Họ tên giáo viên:..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH PHƯỚC
Điểm
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TÍN
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
A/ PHẦN CÂU HỎI
I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là:
a)
Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học
b)
Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học
c)
Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học
d)
Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở
Câu 2:
Ở cấp tiểu học, thời lượng mỗi năm học ít nhất là bao nhiêu tuần?
a)
35 tuần
b)
34 tuần
c)
33 tuần
d)
32 tuần
Câu 3:
Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là:
a)
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết
b)
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết, nghe, nói
c)
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, nói
d)
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, viết
Câu 4:
Đọc các đoạn văn bản có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90 – 100 chữ cái/ phút, đó là mức độ cần đạt của khối lớp nào?
a)
Lớp 2
b)
Lớp 3
c)
Lớp 4
d)
Lớp 5
Câu 5:
Môn Toán ở cấp tiểu học có những mạch kiến thức nào?
a)
Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học 
b)
Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn 
c)
Số học; Giải toán có lời văn ; Yếu tố hình học 
d)
Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn 
Câu 6:
Dạy học môn Đạo đức nhằm chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức của học sinh. Vì vậy phương pháp dạy học cơ bản của môn Đạo đức là:
a)
Giáo viên thuyết giảng
b)
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động
c)
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự học
d)
Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, học sinh hoạt động để chiếm lĩnh nội dung bài học
Câu 7:
Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm?
a)
Kĩ năng lập kế hoạch và soạn bài. Kĩ năng tổ chức dạy học trên lớp
b)
Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
c)
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Kĩ năng lập, bảo quản, sử dụng hồ sơ giáo dục, giảng dạy
d)
Cả a,b,c
Câu 8:
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về:
a)
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
b)
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại giáo viên 
c)
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá giáo viên tiểu học 
d)
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học 
 Câu 9: Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 3 mức độ nhận thức của học sinh. Thầy (Cô) chọn kết quả đúng, xếp theo thứ tự từ mức 1 đến mức 3.
 A: Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;
 B: Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
 C: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. 
a.     A, B, C
b.     B, A, C
c.     C, A, B
Câu 10. Trách nhiệm của giáo viên không làm công tác chủ nhiệm (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) là:
    a. Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục.
 b. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
 c. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;     
 d.  Đủ 2 ý a,b
 e.  Cả 3 ý a,b,c
II/. PHẦN TỰ LUẬN
	Thầy cô nêu biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình tại đơn vị?
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
	Tình huống 1: Lớp bạn chủ nhiệm có một em nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh) và cắt kiểu không giống ai.  Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì ?
Tình huống 2: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5C khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
B/ PHẦN LÀM BÀI
I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
 Thầy (cô) hãy chọn ý đúng nhất ở từng câu của bộ đề đánh chéo vào câu tương ứng theo các ý sau:
Câu
Ý đúng
a
b
c
d
e
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 II/. PHẦN TỰ LUẬN
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
III/. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 1:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
Tình huống 2:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I/. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng đáp án được 0,5 điểm (điểm tối đa 10 câu 5 điểm).
Câu 1: Ý d: Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở
Câu 2: Ý a: 35 tuần
Câu 3: Ý b: Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết, nghe, nói 
Câu 4: Ý c: Lớp 4
Câu 5: Ý d: Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn
Câu 6: Ý d: Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, học sinh hoạt động để chiếm lĩnh nội dung bài học
Câu 7: Ý d: Cả a,b,c 
Câu 8: Ý d: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học.
Câu 9: Ý b: B, A, C.
Câu 10: Ý d: Đủ 2 ý a, b.
	II/ PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)
	Thầy cô nêu biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình tại đơn vị?
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy là: thường xuyên kiểm tra bài bằng nhiều hình thức làm sao mỗi học sinh đều được kiểm tra.
Có hướng dẫn cách làm bài kiểm tra, bài thi cho học sinh.
Đầu năm học khảo sát học sinh để biết học sinh mình thuộc diện nào mà có cách bồi dưỡng, phụ đạo phù hợp, trong đó quan tâm đặc biệt những em học sinh yếu kém có động viên khích lệ kịp thời những em có hoàn cảnh khó khăn, các em có nguy cơ bỏ học.
Tùy đặc thù của mỗi bài dạy mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp từng tiết, phù hợp đặc thù từng lớp.
Bám sát chuẩn kiến thức BGD đã quy định.
Tham dự đầy đủ các giờ thao giảng, hội giảng cấp trường cấp huyện để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Không ngừng đổi mới PPDH để gây hứng thú cho học sinh và áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Phải tập trung nghiên cứu trải đều các bài, không tập trung vào các bài dễ, các bài ít kiến thức mà dạy cho giáo viên dự, phải tập trung vào những bài khó dạy để có nhiều đóng góp hay mà học hỏi lẫn nhau. Mạnh dạn đăng kí thi giáo viên dạy giỏi để qua đó nâng cao tay nghề thêm.
Nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong đơn vị và các đơn vị bạn, thường xuyên đọc sách báo có liên quan nghiệp vụ giảng dạy của mình.
Hàng năm không ngừng đổi mới, bổ sung nội dung trong bài soạn của mình và nghiên cứu đầu tư nhiều cho mỗi tiết dạy. Mỗi bài dạy phải có đồ dùng dạy học trực quan, không dạy chay.
Tham gia hội thi đồ dùng dạy học cấp trường cấp huyện
	III. LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM (3điểm mỗi tình huống xử lý tối ưu được 1,5 điểm)
CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1: Nếu tôi là chủ nhiệm của em học sinh đó, thì sẽ nói chuyện nhẹ nhàng với cả lớp trong giờ sinh hoạt: “ Trong xã hội hiện nay, hầu hết ai cũng chạy theo xu hướng và muốn giống thần tượng của mình. Các em hiện đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì không nên nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh),  nên để màu tóc tự nhiên mà khi sinh ra đã có. Như vậy sẽ phù hợp với lứa tuổi của các em mà nhìn lớp ai cũng giống ai không có sự khác biệt, không phân chia giàu nghèo,.. Tạo nên một tập thể đoàn kết hòa đồng, luôn giúp dỡ lẫn nhau’’.
CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2:
	- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
	- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
	+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
	+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
	+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
	+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GVDG.doc