KẾ HOẠCH THÁNG 03 Thứ/ngày Môn học Chiều Hai 7/3 HĐNGLL GD KNS Yêu quý mẹ và cô giáo Chủ đề 7: Mục tiêu của tôi Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2016 Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI “MÁI ẤM GIA ĐÌNH” I. MỤC TIÊU - HS nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi “Mái ấm gia đình”. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình; biết cảm thông với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho HS + Tên trò chơi “Mái ấm gia đình”. + Cách chơi: - Tất cả đứng thành hình vòng tròn và điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 người làm thành một gia đình: người số 1 và số 2 là bố và mẹ, số 3 là con. Từng cặp bố và mẹ sẽ đứng đối diện nhau, nắm hai tay nhau và giơ lên cao làm thành một “mái nhà”, cho con đứng ở trong. - Quản trò đứng ở giữa vòng tròn cùng với 1 – 2 người “không có nhà” (do bị lẻ, không đủ nhóm 3 người để làm thành một gia đình). Bắt đầu chơi, Quản trò hô “Đổi nhà!”. Khi đó tất cả những “người con” phải chạy đổi sang một mái nhà khác. Ai chậm chân sẽ bị những người không có nhà chạy vào chiếm mất “nhà”. Khi đó người bị mất nhà sẽ lại phải đứng vào giữa vòng tròn và Quản trò lại tiếp tục hô “Đổi nhà” , Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. + Luật chơi: * Khi có hiệu lệnh “Đổi nhà” của Quản trò, tất cả những “người con” đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi nhà sẽ bị phạt. * Một mái nhà chỉ có một “người con”. Vì vậy, nếu nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi thật. - Thảo luận sau trò chơi: 1) Em nghĩ gì khi luôn có một “mái nhà”? 2) Em nghĩ gì khi bị mất “nhà”? 3) Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì? - GV kết luận: Được sống trong một mái ấm gia đình là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải yêu quí gia đình của mình, yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình mình. Đồng thời, chúng ta cũng cần cảm thông chia sẻ với những bạn nhỏ thiệt thòi không được sống cùng gia đình. HOẠT ĐỘNG 2: CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI I. MỤC TIÊU - HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3. - HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu. - Giấy mời cô giáo và các bạn gái. - Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp. - Lời chúc mừng các bạn gái. - Các bài thơ, bài hát, về phụ nữ, về ngày 8 – 3. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước khoảng 1 tuần, các HS nam trong lớp bàn kế hoạch (cùng với GVCN) và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các cá nhân, nhóm HS nam. - Trang trí lớp học: + Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu: “CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 – 3”. + Bàn GV được trải khăn, bày lọ hoa. + Bàn ghế được kê ngay ngắn, tốt nhất là hình chữ U. - Gửi giấy mời hoặc nói lời tham dự buổi lễ tới cô giáo và các bạn gái (nên mới trước 1 – 2 ngày; trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động). Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái - Trước khi buổi lễ bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo cùng các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự. - Mở đầu, một đại diện HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng ngày 8 – 3. - Lần lượt từng HS nam nói lên câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công, mỗi em sẽ tặng hoa/ quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ đông hơn số HS nam thì mỗi em Nam có thể tặng hoa/ quà cho 2 – 3 bạn gái). - Cô giáo và các HS nữ nói lời cảm ơn các bạn HS nam. - Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ. Các HS nam sẽ lên hát, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn tiểu phẩm về chủ đề ngày 8 – 3. Các HS nữ và cô giáo cũng sẽ tham gia các tiết mục với các HS nam. - Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát tập thể bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. HOẠT ĐỘNG 3: KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU I. MỤC TIÊU - HS biết được một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. - HS có thái độ tôn trọng phụ nữ và các bạn gái trong lớp, trong trường. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. - Tranh ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện: + Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao, + Hình thức kể: có thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh, băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng hoặc đóng vai minh họa; có thể kể cá nhân hoặc theo nhóm, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau. - Hướng dẫn HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Đồng thời, GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể. - HS sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu và chuẩn bị kể chuyện. Bước 2: Kể chuyện - Lần lượt từng cá nhân/ nhóm HS lên kể chuyện. - Sau mỗi câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi: + Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe kể? + Ngoài các thông tin vừa nghe, em còn biết điều gì về người phụ nữ đó? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì? - Lưu ý là sau mỗi câu chuyện, HS có thể trình bày thêm các bài thơ, bài hát về người phụ nữ trong câu chuyện vừa kể. Bước 3: Đánh giá HS cả lớp cùng bình chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất. ------------------------------------------------ Giáo dục kĩ năng sống CHỦ ĐỀ 7: MỤC TIÊU CỦA TÔI I. MỤC TIÊU - Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 38: Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước những yêu cầu cần thiết khi đặt mục tiêu. - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng. Đánh dấu + vào trước các ý: + Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, trả lời cho câu hỏi như: Ai? Sẽ thực hiện mục tiêu cái gì? Vào thời gian nào? Bằng cách nào? + Mục tiêu phải có tính khả thi. + xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu. + Xác định được những việc cần làm để thực hiện mục tiêu. + Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành. + Phải kiên định quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu đặt ra. *HĐ3: Bài tập thực hành Bài tập 2: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 39: Em hãy nhớ lại một thành công của em trong cuộc sống về một lĩnh vực nào đó và cho biết: a) Em đã làm gì để có được thành công đó ? b) Em mất bao lâu để có được thành công ? c) Em đã có những thuận lợi gì ? d) Những khó khăn nào em đã gặp phải ? Em đã vượt qua những khó khăn này bằng cách nào ? e) Em đã được sự giúp đỡ của ai ? bằng cách nào ? - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng. *HĐ4: Bài tập 3 Đặt mục tiêu - Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 39, 40: Em hãy thực hành đặt một mục tiêu cho mình ( có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn) theo các mục sau: 1) Mục tiêu của tôi là 2) Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này trong khoảng thời gian.. 3) Tôi muốn hoàn thành mục tiêu này vào ngày .tháng .năm 4) Những thuận lợi tôi đã có 5) Những khó khăn tôi có thể gặp phải .. 6) Những biện pháp tôi cần phải làm. 7) Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ tôi - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung thêm. - Rút ra ghi nhớ ở SGK trang 40, gọi HS đọc to trước lớp. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ? - Để mục tiêu đặt ra có khả thi em cần phải làm gì ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. -----------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: