Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 02
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Hai
9/02
HĐNGLL
GD KNS
 ATGT
Em yêu tổ quốc Việt Nam (2 tiết)
Chủ đề 6: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc (1 tiết)
Chủ đề 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng (1 tiết)
Thứ 5 ngày 9 tháng 02 năm 2017
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 2: GIAO LƯU HÁT DÂN CA
I. Mục tiêu
- HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa phương mình và các địa phương khác trong cả nước.
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
II. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Các tập bài hát dân ca, các bài dân ca quen thuộc của địa phương, các bài dân ca được viết thêm lời mới.
IV. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV chủ nhiệm cần phổ biến cho HS nắm được:
+ Nội dung: Thi hát các bài dân ca, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mái trường
+ Hình thức thi, gồm 2 phần:
Phần 1: Hát đơn ca
Phần 2: Thi hát dân ca giữa các ban, nhóm.
- Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia.
- Cử người dẫn chương trình (MC) cho buổi giao lưu.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi xen kẽ giữa các tiết mục biểu diễn, tạo sự phong phú hấp dẫn. Chú ý lựa chọn các câu hỏi phụ dành cho cổ động viên.
- Cử Ban giám khảo để chấm điểm. Thánh phần Ban giám khảo gồm có từ 3 – 4 bạn, trong đó 1 người làm trưởng ban, 1 người làm thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, cón lại là thành viên BGK.
- Các giải thưởng:
+ Giải đồng đội: 1 giải nhất, 1 giài nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.
+ Giải cá nhân: Dành cho người hát dân ca hay nhất.
- Dự kiến đại biểu mời tham dự buổi giao lưu.
* Đối với HS:
- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Cán bộ lớp, các trưởng ban.
- Phân công trách nhiệm từng thành viên trong BTC phụ trách các mảng như: chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử MC, viết giấy mời đại biểu, định ngày thi.
- Các cá nhân, nhóm đăng kí thi và tiến hành tập luyện.
Bước 2: Tiến hành cuộc thi
* Phần mở đầu 
Người dẫn chương trình (MC):
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu khách mời.
- Giới thiệu nội dung, chương trình buổi giao lưu.
- Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi.
* Tiến hành cuộc thi
Phần 1: Thi hát đơn ca
- Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia biểu diễn.
- Mỗi cá nhân được lựa chọn một tiết mục dân ca.
- Ban giám khảo cho điểm, Thư kí tổng hợp và chọn ra một tiết mục cá nhân hát dân ca hay nhất để trao giải.
Phần 2: Giao lưu hát dân ca giữa các ban, nhóm
- MC yêu cầu đại diện các đội tiến hành bốc thăm để lựa chọn thứ tự thi.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi theo thứ tự đã bốc thăm.
- Ban giám khảo chấm điểm.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng
- BGK đánh giá nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các tổ lên nhận phần thưởng dành cho tập thể và giải dành cho cá nhân hát dân ca hay nhất. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
- MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC 
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
 ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 32. 
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm.
- Hướng dẫn HS tự làm việc cá nhân vào vở: Đọc các đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm, xem các bức tranh vẽ và điền các từ mô tả cảm xúc của cô bé bán diêm vào ô trống bên dưới mỗi bức tranh .
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: 
Tranh 1: Cô bé thật buồn và chán nản.
Tranh 2: Cô bé cảm thấy thật cô đơn và lạnh lẽo.
Tranh 3: Cô bé sung sướng ngồi bên lò sưởi.
Tranh 4: Cô bé vui mừng trước màn ăn thịnh soạn.
Tranh 5: Cô bé vui sướng trước cây thông rực rỡ.
Tranh 6: Niềm hạnh phúc hân hoan của hai bà cháu.
*HĐ3: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 35. 
- Yêu cầu 3 - 4 HS lần lượt đọc câu chuyện “Vết thương”.
- Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi ở vở bài tập trang 36.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng:
a) Ban đầu cậu bé có tính nết rất hay cáu giận, nổi nóng.
b) Người cha đã khuyên con mỗi lần nổi nóng hãy đóng một cái đinh vào hàng rào.
c) Cậu bé đã hết nổi nóng khi nghe và làm theo lời theo khuyên của người cha.
d) Theo em, cảm xúc tiêu cực ( buồn chán, giận dữ,) có thể làm buồn 
lòng, có thể gây vết thương lòng cho những người xung quanh.
*HĐ4: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 36: Viết một lá thư cho người bạn của em, kể về một lần em có cảm xúc tích cực (VD: vui vẻ, hạnh phúc,) hoặc một lần em có cảm xúc tiêu cực (VD: buồn chán, giận dữ) và cho biết em đã làm gì từ mỗi lần đó?
- Hướng dẫn cho HS tự ciiets thư vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình
- Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm chọn, tuyên dương những bạn viết hay.
*HĐ5: Bài tập thực hành
Bài tập 4: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 4 trang 36: Hãy hỏi người lớn trong gia đình về những việc họ đã làm để thư giãn khi gặp điều gì khó khăn hoặc giận dữ. Em hãy ghi chép lại những thông tin đó và chia sẻ với các bạn trong nhóm. 
- Hướng dẫn cho HS tự viết vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình
- Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp tuyên dương những bạn biết đưa ra những cách thư giãn hay khi gặp khó khăn hay giận dữ.
Bài tập 5: Thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân theo những lời khuyên .
- GV tổ chức cho HS thực hành theo cặp đôi cùng bàn.
- Đại diện các cặp thực hành trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, tuyên dương những nhóm HS thực hành tốt.
*HĐ 6: Củng cố, dặn dò: 
- Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
------------------------------------------------
An toàn gia thông
CHỦ ĐỀ 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
 I. Mục tiêu.
 - HS biết các nhà ga ,bến tàu ,bến xe...là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ đậu để đón khách .
 + HS biết cách lên xuống tàu xe ,ca nô,... một cách an toàn .
 + HS biết các qui định khi ngồi ô tô con ,xe khách ,tàu ...
 - Có kỹ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng như xếp hàng khi lên xuống...
 - Có ý thức thực hiện đúng các qui định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn .
 II. Nội dung:
 1. Các loại phương tiện GTCC
 - Đi trong các thành phố ;xe buýt ,tắc xi ...
 - Đi dường dài :Ô tô khách ,tàu ,ca nô...
 2. Những qui định .
 - Lên xuống tàu xe ...
 - Khi lên xuống phải xếp hàng trật tự .
 - Ngồi trên ô tô con phải thắt dây an toàn
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2 Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu nhà ga bến tàu bến xe 
+ Trong lớp ta ai đã được bố mẹ cho đi chơi xa đi bằng xe khách ?
+ Người ta gọi những nơi bán vé ô tô tàu gọi là gì ?
GV: Ở những nơi để bán vé và khách chờ nên xe là bến xe .Nhưng muốn đi xe buýt ta phải đến bến xe buýt để mua vé chờ giờ tàu ,xe khởi hành mới đi.
*Hoạt động 2: Lên xuống tàu xe .
+ Khi xe để phía bên nào của đường ?
+ Khi lên tàu xe ta lên ntn?
+ Ngồi vào xe ngồi ntn?
+ Đi tàu cần tìm đúng toa và số ghế ghi trong vé
GV HD: - Khi lên xuống xe cần chú ý .
+ Chỉ lên xuống khi xe dừng hẳn
+Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn xô đảy
+ Phải bám chác vào tay vịn .
+ Xuống xe không được chạy ngang đường .
*Hoạt động 3: Ngồi tren tàu xe 
+ Khi lên xe ta thấy có những gì ?
+ Có được thò đầu và tay ra ngoài không ?
GV: Khi ngồi trên xe phải tuân theo qui định chung .Không đùa nghịch , không thò đầu ra ngoài ,tay ra ngoài vì rất nguy hiểm , không ném các đồ vật ra ngoài cửa sổ ...
IV. Củng cố 
- GV nhắc lại các thái độ ,những qui định khi lên xuống xe và ngồi trong xe
V. Tổng kết - Dặn dò:
* Tổng kết
Các nhà ga ,bến tàu ,bến xe...là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ đậu để đón khách .........
* Dặn dò:
- VN nhớ quan sát xem các tranh ảnh có liên quan đến bài học. Xem và ghi nhớ các bài đã học.
- Nhận xét tiết học
******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 2.doc