Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy, cô giáo - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy, cô giáo - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy, cô giáo - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 11
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Năm
3/11
HĐNGLL
GD KNS
 ATGT
Biết ơn thầy, cô giáo (2 tiết)
Chủ đề 3: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (1 tiết)
Chủ đề 3: Thực hành đi xe đạp (1 tiết)
Thứ 5 ngày 3 tháng 11 năm 2016
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
- HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
II. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Giấy viết HS, giấy A4, giấy A0
- Các loại bút vẽ, màu vẽ
IV. Các bước tiến hành
HOẠT ĐỘNG 1: CHÚNG EM VIẾT VỀ CÁC THẦY CÔ GIÁO
Bước 1: Chuẩn bị
a) Nội dung:
+ Viết về thầy cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy cô giáo.
+ Viết về những kỉ niệm sâu sắc tình thầy trò.
+ Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện.
b) Hình thức thi và trình bày:
+ Cả lớp tham gia dự thi một tờ báo.
+ Mỗi bài viết trên giấy HS hoặc giấy khổ A4, trình bày sản phẩm trên giấy khổ A0
+ Viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí bài báo đẹp.
+ Các lớp tham gia cử đại diện trình bày ý tưởng tờ báo của mình.
c) Thời gian nộp báo sau khoảng 2 tuần, tính từ thời điểm phổ biến yêu cầu.
Bước 2: Viết báo
- HS các lớp viết báo và gửi bài cho Tiểu ban báo tường của lớp mình.
- Các tiểu ban lựa chọn, biên tập, trình bày và trang trí tờ báo của lớp mình.
Bước 3: trưng bày báo tường của các lớp
- Tờ báo sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm của lớp, đàm bảo an toàn, thuận tiện.
HOẠT ĐỘNG 2: HỘI VUI HỌC TẬP
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GVCN thông báo cho HS trong lớp về nội dung thi (giới hạn nội dung, chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) và kế hoạch tổ chức hội vui học tập.
- Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tập. Có thể có các hình thức sau:
1) Hái hoa dân chủ (dành cho qui mô lớp).
a/ Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp có thể tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
b/ Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi.
Sau khi HS trả lời câu hỏi, MC sẽ trực tiếp công bố đáp án mỗi câu hỏi, tình huống.
Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập
- Tổ chức văn nghệ đầu giờ.
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình và thể thức Hội thi.
- Thực hiện các phần thi:
+ MC lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi của mình.
+ Tổ chức xen kẽ giữa các phần thi là các trò chơi và các hoạt động văn nghệ.
+ Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi nhằm tạo không khí thi đua gay cấn, hồi hộp giữa các cá nhân và các đội thi.
Bước 3: Tổng kết và trao giải
- Ban giám khảo tổng kết, đánh giá, xếp loại và quyết định các cá nhân và đội đạt giải thưởng.
- MC công bố các cá nhân, đội đạt giải và mời các đại biểu lên trao giải thưởng cho các cá nhân và các đội thi.
- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.
------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (T1)
 I. Mục tiêu	
 - Biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả thông qua các bài tập 1.
 - HS hiểu được biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề trong cuộc 
sống hằng ngày thể hiện là lịch sự, văn minh. 
 - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm.
II. Hoạt động dạy – học
 *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
 *HĐ2: Làm bài tập1: Trò chơi Cờ ca rô người
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1trang 19.
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
 - Tổ chức cho HS chơi theo nhóm 10 người.
 * HĐ 3 : Thảo luận nhóm
 - Yêu cầu HS thảo luạn theo nhóm và trả lời câu hỏi:
 a) trong trò chơi vừa rồi em đã đi nước cờ của mình như thế nào?
 b) Em đã suy nghĩ như thế nào để ngăn được bước tiến của đội bạn và giành chiến thắng cho đội nhà ?
 c) Quyết định của em trong trò chơi vừa rồi đã giúp gì cho các bạn khác trong nhóm?
 - Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế.)
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
 - Muốn ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả em nên làm gì ?
 - Biết cách quyết định và giải quyết vấn đề mang lại cho em lợi ích gì ?
 - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
------------------------------------------------
An toàn gia thông
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu .
	- Học sinh biết xe đạp là phương tiện giao thông thường dễ đi ,nhưng phải bảo đảm an toàn .
	+ HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể đi xe ra đường phố .
	+ Biết được nhưng qui định của luật giao thông đường bộ ....
	 - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe .
	- Có ý thức chỉ đi xe của cỡ nhỏ của trẻ em ,không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết .
III. Chuẩn bị
	- GV: Hai chiếc xe đạp nhỏ, Sơ đồ 1 ngã tư có vòng xuyến, một số hình ảnh đúng và sai
	- HS : Sách vở
III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu
1. Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
*Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
a- Mục tiêu: Giúp học sinh xác định đươc thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn
HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường
b- Cách tiến hành
+ Ở lớp ta có nhưng ai đã biết đi xe đạp ?
+ Các em có thích được đi học bằng xe đạp không ?
- GV đưa ra hình ảnh 1 số chiếc xe đạp
+Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe đạp ntn?
* Kết luận : Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ ,xe đạp phải còn tốt ,phải có đủ các bộ phận đặc biệt là phanh và đèn .
*Hoạt động 2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường 
a-Mục tiêu : HS biết những qui định đối với người khi đi xe đạp trên đường
- Có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ
b- Cách tiến hành .
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ phân tích hướng đi đúngvà sai
+ Chỉ trong tranh những hành vi nào sai ?
+ GV cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp không an toàn ?
+ Theo em để đi xe đạp an toàn người đi xe đạp phải đi ntn ?
*Kết luận : Nhắc lại qui định đối với người đi xe đạp
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông 
a-Mục tiêu : Củng cố những kiến thức của học sinh về cách đi đường an toàn
- Thực hành và xử lícác tình huống đi xe dạp
b- Cách tiến hành
- Dùng sơ đồ treo bảng và gọi học sinh xử lí các tình huống
- Khi phải vượt xe đỗ trên đường
- Khi phải đi qua vòng xuyến .
- Khi đi từ trong ngõ ...
IV. Củng cố :
+ Khi đi xe đạp ra đường thì phải thực hiện ntn?
* Liên hệ:
V. Tổng kết - Dặn dò
- Hàng ngày khi đi xe đạp trên đường các em phải....
- Về học bài và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường ... Chuẩn bị bài: Lựa chọn đường đi an toàn
- NX tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 11.doc