Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương 7, 8, 9

doc 40 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương 7, 8, 9
Chương 7
sắt và một số kim loại quan trọng
Bài: SắT
 i. Đồ DùNG DạY HọC 
(Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)
1. Hóa chất: 
+ chất rắn: bột Fe, đinh Fe, Fe 2O3
+ dung dịch: HCl, HNO3 loãng, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CuSO4.
+ lọ đựng đầy khí Cl2 hoặc O2 đã đậy nắp
2. Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn... 
3. Tranh ảnh (hoặc dùng trình chiếu Power Point): các loại quặng sắt
4. Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm Fe tác dụng với Cl2, O2 có thể cho học sinh xem các đoạn 
 phim về những thí nghiệm này.
 PHƯƠNG PHáP DạY HọC 
(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)
Nêu vấn đề – đàm thoại.
Học sinh thảo luận tổ nhóm.
Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi).
 THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG
NộI DUNG
CáC HOạT ĐộNG
I. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử Fe:1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.
- Nguyên tử sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d trở thành ion Fe3+
II. Tính chất vật lí
Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn (D =7,9 g/cm3), nóng chảy ở 1540oC. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Khác với kim loại khác, sắt có tính nhiễm từ. 
III. Tính chất hoá học
Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hoá yếu, sắt bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
Fe đ + 2e
Với chất oxi hoá mạnh, sắt bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
 	 Fe đ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hoá đến số oxi hoá +2 hoặc +3.
a) Tác dụng với lưu huỳnh
 Khi đun nóng, Fe khử S xuống số oxi hoá -2.
 + 
b) Tác dụng với oxi 
Khi đun nóng, Fe khử O2 đến số oxi hoá -2, còn Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +2 và +3.
3 + 2 Fe3O4
c) Tác dụng với Cl2 
Fe khử Cl2 đến số oxi hoá -1, còn Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
2. Tác dụng với axit
a) Với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl 
Fe khử ion H+ của các dung dịch axit H2SO4 loãng, dung dịch HCl thành H2, Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
 Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
b) Với dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch HNO3 
 a) với dung dịch H2SO4 đặc
với dung dịch H2SO4 đặc nguội 
Fe không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội (Fe bị thụ động với dung dịch H2SO4 đặc nguội – dung dịch H2SO4 đặc nguội thụ động hóa Fe)
với dung dịch H2SO4 đặc nóng
Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Trong phản ứng này, Fe khử xuống số oxi hoá thấp hơn còn Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
 b) với dung dịch HNO3
với dung dịch HNO3 đặc nguội 
Fe không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội (Fe bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc nguội – dung dịch HNO3 đặc nguội thụ động hóa Fe) 
với dung dịch HNO3 đặc nóng
Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Trong các phản ứng này, Fe khử xuống số oxi hoá thấp hơn còn Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
Fe + 6HNO3 đặc Fe(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O
với dung dịch HNO3 loãng
Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Trong các phản ứng này, Fe khử xuống số oxi hoá thấp hơn còn Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
3. Tác dụng với dung dịch muối
Fe có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hoá của kim loại. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
Thí dụ : 	
4. Tác dụng với nước
ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước, nhưng ở nhiệt độ cao sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO. 
IV. Trạng thái tự nhiên
Ÿ Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm).
Ÿ Trong thiên nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
Quặng sắt quan trọng là : quặng manhetit (Fe3O4), hiếm có trong tự nhiên), quặng hematit (Fe2O3), quặng xiđerit (FeCO3) ; quặng pirit (FeS2).
Ÿ Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
Ÿ Những thiên thạch từ khoảng không của vũ trụ rơi vào Trái Đất có chứa sắt tự do.
HOạT ĐộNG 1: 
I. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
_ HS ôn lại kiến thức:
 + Phân bố electron vào các phân lớp theo thứ tự năng lượng từ thấp đến cao.
 + Viết cấu hình electron nguyên tử.
 + LớP KHá GIỏI: viết cấu hình electron ion
ị viết cấu hình electron của nguyên tử Fe và ion Fe2+, Fe3+.
_LớP KHá GIỏI: dựa vào cấu hình electron nguyên tử Fe, xác định vị trí của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn.
HOạT ĐộNG 2:
II. Tính chất vật lí
_ HS đọc SGK.
HOạT ĐộNG 3:
III. Tính chất hoá học
_ HS đọc SGK và ghi nhớ: Fe là kim loại có tính khử trung bình.
1. Tác dụng với phi kim
_ HS viết PTHH của các PƯ Fe tác dụng với phi kim.
_ GV nhấn mạnh để khắc sâu kiến thức cho HS: sản phẩm của 3 phản ứng với 3 mức oxi hóa khác nhau của Fe: +2, , +3.
_ Nếu có điều kiện:
 + GV làm thí nghiệm.
 + hoặc hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
 + hoặc cho HS xem phim.
2. Tác dụng với axit
_ GV giới thiệu lại dàn bài rồi yêu cầu HS trình bày tính chất và viết PTHH của các PƯ (Dàn bài này các em đã học kỹ trong bài Al).
_ HS làm TN
3. Tác dụng với dung dịch muối
_ HS làm TN: ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4.
 + HS viết PTPT, PT ion rút gọn của PƯ.
4. Tác dụng với nước
_ GV giới thiệu luôn 2 PƯ:
 + GV nhấn mạnh: Fe không khử được H2O ở nhiệt độ thường.
HOạT ĐộNG 4:
III. Trạng thái tự nhiên
_ HS đọc SGK.
_ GV cho HS xem tranh ảnh hoặc hình ảnh trình chiếu trên power point: các loại quặng Fe.
HOạT ĐộNG 5: LUYệN TậP Và CủNG Cố
1. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ ?
	A. [Ar]3d6	B. [Ar]3d5	C. [Ar]3d4	D. [Ar]3d3	
2.	Cho 2,52 g một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 g muối sunfat. Kim loại đó là 
	A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Al.
3.	Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là 
	A. Zn.	B. Fe.	C. Al.	D. Ni.
Bài : MộT Số HợP CHấT CủA SắT
 I. Đồ DùNG DạY HọC 
(Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)
1. Hóa chất: 
+ chất rắn: FeO, Fe 2O3, đinh Fe, vụn Cu 
+ dung dịch: HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, FeCl3, NaOH
+ lọ đựng đầy khí Cl2 đã đậy nắp
2. Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn... 
 II. PHƯƠNG PHáP DạY HọC 
(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)
Nêu vấn đề – đàm thoại.
Học sinh thảo luận tổ nhóm.
Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi).
 III. THIếT Kế CáC HOạT ĐộNG
NộI DUNG
CáC HOạT ĐộNG
I. Hợp chất sắt (II)
Trong các phản ứng hoá học, ion Fe2+ có khả năng nhường 1 electron để trở thành ion Fe3+ :
Fe2+ đ Fe3+ + e
Như vậy, tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
1. Sắt (II) oxit
Ÿ Sắt (II) oxit (FeO) là chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên; FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt(III):
Ion Fe2+ khử của HNO3 thành 
Phương trình ion rút gọn như sau:
Ÿ Sắt (II) oxit có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt (III) oxit ở 500oC :
Fe2O3 + CO 2FeO + CO2
2. Sắt(II) hiđroxit
Ÿ Sắt (II) hiđroxit (Fe(OH)2) nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ (do tác dụng với oxi và hơi nước)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O đ 4Fe(OH)3
Ÿ Fe(OH)2 rất dễ bị oxi hoá bởi O2 của không khí thành Fe(OH)3, nên để điều chế Fe(OH)2 cần làm như sau 
- Cạo sạch gỉ đinh sắt rồi cho tác dụng với dung dịch HCl để điều chế dung dịch FeCl2: 
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
- Đun sôi dung dịch NaOH để đẩy hết khí O2 hoà tan. Để nguội dung dịch NaOH rồi đổ từ từ vào dung dịch FeCl2 vừa điều chế được ở trên sẽ thu được Fe(OH)2 
FeCl2 + 2NaOHđFe(OH)2¯ +2NaCl
3. Muối sắt (II)
Ÿ Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ : FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O.
Ÿ Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá thành muối sắt (III) bởi các chất oxi hoá.
Thí dụ :	
Muối sắt (II) được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng:
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
FeO + H2SO4 loãng đ FeSO4 + H2O
Chú ý: Dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).
II. Hợp chất sắt (III)
Trong các phản ứng hoá học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe :
Fe3+ + 1e đ Fe2+
Fe3+ + 3e đ Fe
Như vậy, tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
1. Sắt (III) oxit
Ÿ Sắt (III) oxit (Fe2O3) là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
Ÿ Sắt (III) oxit là oxit bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh.
Thí dụ :	Fe2O3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O
ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H2 khử thành Fe. 
Ÿ Sắt (III) oxit có thể điều chế bằng phản ứng phân huỷ Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao :
Ÿ Sắt (III) oxit có trong thiên nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.
2. Sắt(III) hiđroxit
Ÿ Sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3) là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt (III) 
2Fe(OH)3+3H2SO4đFe2(SO4)3+6H2O
Ÿ Sắt(III) hiđroxit được điều chế bằng cách cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối sắt (III).
Thí dụ :	FeCl3 + 3NaOH đ Fe(OH)3¯+ 3NaCl
3. Muối sắt (III)
Ÿ Đa số muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ : FeCl3.6H2O ; Fe2(SO4)3.9H2O
Ÿ Các muối sắt (III) có tính oxi hoá, dễ bị khử thành muối sắt (II).
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch muối sắt (III) có màu vàng (màu của ion Fe3+ trong dung dịch), sau một thời gian ta thấy dung dịch chuyển dần sang màu xanh nhạt (màu của ion Fe2+ trong dung dịch).
Cho bột đồng vào dung dịch muối sắt (III), ta thấy màu xanh xuất hiện (màu của ion Cu2+ trong dung dịch).
Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
HOạT ĐộNG 1: TíNH CHấT HóA HọC CủA HợP CHấT SắT (II)
_ HS ôn nhanh lại khái niệm: chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
_ Từ cấu hình electron của ion Fe2+, GV dẫn dắt HS đi đến nhận định và khắc sâu kiến thức: tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
1. Sắt (II) oxit
_ HS đọc SGK.
_ HS viết PTHH của các PƯ.
2. Sắt(II) hiđroxit
_ HS làm TN:
 a) làm sạch gỉ đinh Fe:
 * cạo
 * hoặc ngâm trong dung dịch HNO3 đặc (thật nhanh) rồi rửa sạch bằng H2O thật kỹ.
 b) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl để điều chế dung dịch FeCl2.
 c) Đun sôi dung dịch NaOH để đẩy hết khí O2 hoà tan. Để nguội dung dịch.
 d) Rót từ từ dung dịch NaOH ở (c) vào dung dịch FeCl2 ở (b) sẽ thu được Fe(OH)2.
3. Muối sắt (II)
_ HS đọc SGK.
_ GV nhấn mạnh để HS khắc sâu kiến thức:
 a) Cách điều chế muối sắt (II).
 b) Đặc điểm của dung dịch muối sắt (II).
 c) hợp chất sắt (II) hợp chất sắt (III).
HOạT ĐộNG 2: TíNH CHấT HóA HọC CủA HợP CHấT SắT (III)
_ Từ cấu hình electron của ion Fe3+, HS nêu tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III).
1. Sắt (III) oxit
_ HS đọc SGK.
_ HS viết PTHH của các PƯ.
_ HS làm thí nghiệm
3. Muối sắt (III)
_ HS làm thí nghiệm: ngâm đinh Fe hoặc vụn Cu trong dung dịch muối sắt (III).
(do thí nghiệm cần thời gian mới quan sát rõ hiện tượng vì vậy có thể hướng dẫn HS làm TN từ đầu hoặc giữa tiết học).
HOạT ĐộNG 3: LUYệN TậP: SO SáNH CáC OXIT SắT
_ GV vẽ bảng để trống. Phần chữ màu đỏ: ghi sẵn - Phần chữ màu xanh: để trống
_ HS: 	+ hoặc xem mẫu vật
	+ hoặc làm thí nghiệm
	+ hoặc đọc SGK
 rồi điền các kiến thức vào bảng.
FeO
Fe2O3
Trạng thái, màu sắc
_ chất rắn.
_ màu đen
_ chất rắn.
_ màu nâu đỏ
Tính tan trong nước
Không tan
Không tan
Tính chất hóa học đặc trưng
Tính khử
Tính oxi hoá
Trong dung dịch axit
_ tan
_ tạo muối sắt (II)
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
1) dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl
2) dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
HOạT ĐộNG 4: LUYệN TậP: SO SáNH CáC HIDROXIT SắT
_ GV vẽ bảng để trống. Phần chữ màu đỏ: ghi sẵn - Phần chữ màu xanh: để trống
_ HS: 	+ hoặc xem mẫu vật
	+ hoặc làm thí nghiệm
	+ hoặc đọc SGK
	rồi điền các kiến thức vào bảng.
Fe(OH)2
Fe(OH)3
Trạng thái, màu sắc
_ chất rắn.
_ màu trắng hơi xanh.
_ chất rắn.
_ màu nâu đỏ
Tính tan trong nước
Không tan
Không tan
Tính chất hóa học đặc trưng
Tính khử
Tính oxi hoá
Trong dung dịch axit
_ tan
_ tạo muối sắt (II)
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
1) dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl
2) dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
_ tan
_ tạo muối sắt (III)
HOạT ĐộNG 5: MÔ Tả HIệN TƯợNG THí NGHIệM
_ HS: 	+ quan sát thí nghiệm.
	+ hoặc đọc SGK.
	+ hoặc xem phim thí nghiệm.
rồi ghi nhớ hiện tượng của các phản ứng học trong chương trình.
_ GV điều chỉnh khi cần thiết.
Thí nghiệm 1: Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng:
	Fe + 6HNO3 đ Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
	_ Fe tan.
	_ Khí màu nâu đỏ thoát ra.
	_ Dung dịch chuyển sang màu vàng nâu (đặc: nâu đỏ)
Thí nghiệm 2: Ngâm đinh Fe sạch trong dung dịch CuSO4 trong một thời gian.
	Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu
	_ Lúc đầu đinh sắt có màu trắng hơi xám.
	_ Khi lấy đinh sắt ra: trên bề mặt đinh (phần ngập trong dung dịch CuSO4) có kim loại đồng màu đỏ bám.
	_ Màu xanh của dung dịch nhạt dần
Thí nghiệm 3:	* Rót dung dịch NaOH (đã đẩy hết khí O2 hoà tan) vào dung dịch FeCl2: xuất 
	hiện kết tủa keo màu trắng hơi xanh.
	FeCl2 + 2NaOH đ Fe(OH)2¯ + 2NaCl
	+ muốn nhanh: lấy đũa thủy tinh khuấy kết tủa trắng xanh.
 + hoặc để kết tủa trắng xanh trong không khí một thời gian
ị kết tủa keo trắng xanh chuyển thành kết tủa keo nâu đỏ
	4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O đ 4Fe(OH)3 
Thí nghiệm 4: Ngâm đinh sắt (sạch) trong dung dịch muối sắt (III): thí dụ dung dịch FeCl3. 
	Fe + 2FeCl3 đ 3FeCl2 
	_ Lúc đầu dung dịch FeCl3 có màu vàng nâu (đặc: nâu đỏ)
	_ Sau một thời gian:
	+ Đinh Fe tan dần.
	+ Màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần, dung dịch chuyển dần sang màu xanh nhạt.
Thí nghiệm 5: Cho bột Cu vào dung dịch muối sắt (III): thí dụ dung dịch FeCl3.
	Cu + 2FeCl3 đ CuCl2 + 2FeCl2.
màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn, dung dịch chuyển sang màu xanh. 
Bài : CROM Và HợP CHấT CủA CROM
 Ă Biết vị trí của crom trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử và tính chất của crom.
 Ă Biết một số hợp chất của crom.
NộI DUNG
CáC HOạT ĐộNG
I. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Crom (Cr) ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron của nguyên tử Cr: 
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1, viết gọn là [Ar]3d5 4s1.
Nguyên tử Cr có cấu hình electron bất thường như trên do 1 electron ở phân lớp 4s chuyển sang phân lớp 3d để có cấu hình bán bão hoà bền hơn.
II. Tính chất vật lí
Crom là kim loại màu trắng xám, có khối lượng riêng lớn (D = 7,2 g/cm3), nóng chảy ở 1890oC. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
III. Tính chất hoá học
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
Trong các phản ứng hoá học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hoá từ +1 đến +6 (thường gặp +2, +3 và +6).
1. Tác dụng với phi kim
ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,...
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + 3S Cr2S3
2. Tác dụng với nước
Crom có độ hoạt động hoá học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Chính vì vậy, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.
3. Tác dụng với axit
Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl và H2SO4. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo ra muối crom (II) khi không có không khí.
Cr + 2HCl đ CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 đ CrSO4 + H2
Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hoá giống như nhôm và sắt.
IV. Hợp chất của crom
1. Hợp chất crom (III)
a) Crom (III) oxit
Ÿ Crom (III) oxit (Cr2O3) là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.
Ÿ Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh.
b) Crom (III) hiđroxit
Ÿ Crom(III) hiđroxit (Cr(OH)3) là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.
Ÿ Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit mạnh và dung dịch kiềm mạnh.
Cr(OH)3 + NaOH đ NaCrO2 + 2H2O 
Cr(OH)3 + 3HCl đ CrCl3 + 3H2O
2. Hợp chất crom (VI)
a) Crom (VI) oxit
- Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ thẫm.
- CrO3 là một oxit axit : 
 CrO3 + H2O đ H2CrO4
 axit cromic
2CrO3 + H2O đ H2Cr2O7
 axit đicromic
- CrO3 có tính oxi hoá mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
b) Muối crom (VI)
ã Khác với những axit cromic và đicromic, các muối cromat và đicromat là những hợp chất rất bền.
+ Muối cromat, như natri cromat (Na2CrO4) và kali cromat (K2CrO4) là muối của axit cromic, chúng có màu vàng của ion cromat ().
+ Muối đicromat, như natri đicromat (Na2Cr2O7) và kali đicromat (K2Cr2O7) là muối của axit đicromic, chúng có màu da cam của ion đicromat ().
ã Trong dung dịch của ion (màu da cam) luôn luôn có cả ion (màu vàng) ở trạng thái cân bằng với nhau : 
 + H2O € 2 + 2H+
Vì có cân bằng trên nên khi thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng), muối cromat biến thành đicromat (màu da cam). Ngược lại khi thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này biến thành cromat.
ã Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối crom(VI) bị khử thành muối crom(III). Thí dụ : 
HOạT ĐộNG 1:
I. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
 _ HS viết cấu hình electron nguyên tử Cr
 + Sẽ có 2 tình huống:
 * HS không nhớ kiến thức viết: 3d4 4s2.
 * HS nắm vững kiến thức viết: 3d5 4s1.
 GV yêu cầu HS cùng giải quyết vấn đề xác định cấu hình electron nào đúng, nào sai từ đó sẽ khắc sâu kiến thức: nguyên tắc phân bố electron vào các phân lớp ngoài cùng của các nguyên tố d.
 _ Lớp khá giỏi: từ cấu hình electron nguyên tử Cr, xác định vị trí nguyên tố Cr trong bảng tuần hoàn mà không cần dùng bảng.
HOạT ĐộNG 2:
II. Tính chất vật lí
 _ HS đọc SGK rồi ghi nhớ 3 tính chất của kim loại Cr: trắng xám, nặng, cứng nhất trong các kim loại.
HOạT ĐộNG 3:
III. Tính chất hoá học
 _ HS đọc SGK và ghi nhớ.
1. Tác dụng với phi kim
 _ GV dẫn dắt HS so sánh với 3 phản ứng của Fe.
 + ở sản phẩm: Fe có mức oxi hóa +2, +8/3, +3.
 + ở sản phẩm: Cr có mức oxi hóa +3.
2. Tác dụng với nước
 _ HS đọc SGK.
 _HS trả lời câu hỏi: Vì sao Cr được dùng mạ lên sắt thép để chống gỉ cho sắt thép?
3. Tác dụng với axit
 _ HS đọc SGK rồi viết PTHH của các PƯ.
 _ GV: Em hãy cho biết nhóm các kim loại bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, dung dịch HNO3 đặc nguội.
 + Al, Fe, Cr.
* Thông tin cho GV:
 Cho Cr tác dụng với dung dịch HCl ngay trong không khí. Ngâm một thanh Cr trong dung dịch muối thu được: dung dịch đó chính là dung dịch CrCl2. Tương tự Fe, ở Cr cũng có phản ứng:
 Cr + 2Cr 3+ đ 3Cr 2+ 
HOạT ĐộNG 4:
IV. Hợp chất của crom
1. Hợp chất crom (III)
a) Crom (III) oxit
 _ HS đọc SGK và chỉ cần ghi nhớ Cr2O3 là oxit lưỡng tính.
 _ GV không nên cho HS viết PTHH của các PƯ này vì điều kiện là dung dịch đặc, nhiệt độ cao (4000C trở lên)
(Khác với Al2O3 tan được trong dung dịch axit mạnh loãng, dung dịch bazơ mạnh loãng)
b) Crom (III) hiđroxit
 _ HS làm các TN, nhận xét hiện tượng, viết PTHH của các PƯ:
 + Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch Cr 3+:
 Cr 3+ + 3OH- đ Cr(OH)3 
 lục xám
 + ống nghiệm 1: tiếp tục nhỏ dung dịch NaOH cho đến dư
 Cr(OH)3+NaOHđNaCrO2+ 2H2O
 natri cromit
 + ống nghiệm 2: nhỏ dung dịch HCl cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn.
 Cr(OH)3 + 3HCl đ CrCl3 + 3H2O
 Rút ra tính chất hóa học đặc trưng của Cr(OH)3: tính lưỡng tính.
 _ HS: + viết PTHH của các PƯ.
 + Xác định vai trò của muối Cr 3+: tính oxi hóa, tính khử.
HOạT ĐộNG 5:
2. Hợp chất crom (VI)
a) Crom (VI) oxit
 _ HS đọc SGK và ghi nhớ CrO3 là 1 oxit axit, có tính oxi hóa mạnh.
 _ GV nhấn mạnh:
 + CrO3 + H2O ị hỗn hợp 2 axit.
 + Phát vấn và diễn giải (nếu cần): “chất chỉ tồn tại trong dung dịch”
* Nêu lại c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_7_8_9.doc