Giáo án Hóa học - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Tiết 13: 
Bài 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
HS biết tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất hoá học riêng của bazơ tan (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và với dd muối), tính chất hoá học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).
2. Kĩ năng: 
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của bazơ.
- Nhận biết môi trường dd bazơ bằng chỉ thị màu như quỳ tím, phenolphtalein.
- Bài toán tính khối lượng, nồng độ dd.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài.
	* Trọng tâm: Tính chất hóa học của bazơ.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thí nghiệm kiểm chứng.
Phương phám vấn đáp, gợi mở.
Phương pháp quan sát, nhận biết.
Phương pháp thảo luận nhóm.
IV. CHUẨN BỊ
 GV: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
 - Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, dd BaCl2, Cu(OH)2, phenolphtalein, quỳ tím.
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ. 
2. HS: Xem trước nội dung bài mới.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): GV kiểm tra sĩ số lớp. 
2. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
-GV: Chúng ta đã làm quen với khái niệm bazơ ở lớp 8. Vậy em hãy nhắc lại bazơ gồm có những thành phần hóa học gì? Có mấy loại bazơ? Hãy dự đoán các tính chất hóa học của bazơ?
- HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm – OH.
+ Bazơ gồm 2 loại: bazơ tan (dung dịch bazơ - kiềm) và bazơ không tan.
+ Tính chất hóa học có thể có của bazo: dd bazo làm đổi màu chất chỉ thị; dd bazo tác dụng với oxit axit; dd bazo tác dụng với axit; bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
- GV: Để kiểm chứng lại các dự đoán mà chúng ta đã nêu, chúng ta cùng tiến tiến hành thí nghiệm 1: Tác dụng của dd bazo với chất chỉ thị.
Hoạt động 1: Tác dụng của dd bazo với chất chỉ thị
- GV: Các em hãy liệt kê các hóa chất cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm tác dụng của dd bazơ với chất chỉ thị màu?
-HS: Liệt kê hóa chất, trình bày cách tiến hành. Thí nghiệm.
-GV: Lưu ý cho HS các thao tác, các chú ý khi tiến hành, quan sát thí nghiệm ( màu sắc các chất trước và sau phản ứng)
- GV: Phát cho HS phiếu học tập dự đoán kết quả thí nghiệm, yêu cầu HS làm thí nghiệm, ghi lại nhận xét.
-HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, ghi lại hiện tượng thí nghiệm.
-GV: Yêu cầu HS trình bày các hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm.
-HS: Trình bày kết quả theo phiếu học tập
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
-GV: Qua thí nghiệm các em vừa kiểm chứng, chúng ta có kết luận gì về tính chất của bazơ với chất chỉ thị?
-HS: Các dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị.
+ Quỳ tím hoá xanh.
+ Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
-GV: Đây là cách để nhận biết dung dịch bazo.
- Các dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị.
+ Quỳ tím hoá xanh.
+ Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
Hoạt động 2: dd bazo tác dụng với oxit axit
- GV: Nhớ lại kiến thức đã học trong bài 1, các em hãy nhắc lại sản phẩm khi cho bazơ tác dụng với oxit axit? 
-HS: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh ?
- HS:
 Ca(OH)2 + CO2	 CaCO3 + H2O 
- GV: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại?
Giải thích: Vôi là Canxi hidroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào dd trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2	 CaCO3 + H2O 
Dung dịch kiềm tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ca(OH)2 + cO2	 CaCO3 	+ H2O 
Hoạt động 3: dd bazo tác dụng với dd axit
- GV: Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì? 
Yêu cầu HS chọn chất và viết PTHH khi cho dd bazo tác dụng với dd axit.
- GV: Nhấn mạnh: Bazơ tan và Bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
- GV: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và 1 số côn trùng khác) có axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vôi là chất bazo nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. 
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
KOH + HCl KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 	+ H2O
Hoạt động 4: Bazo không tan bị nhiệt phân hủy
-GV: Hãy liệt kê các hóa chất cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
HS: Dựa vào bài làm đã chuẩn bị ở nhà và sách giáo khoa nêu các hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Vì Cu(OH )2 không có sẵn trong phòng thí nghiệm nên ta phải dùng dung dịch muối CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH để tạo Cu(OH)2.
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm, lưu ý cho HS cần chú ý quan sát những hiện tượng gì để ghi nhận xét vào phiếu học tập.
- HS: Hoạt động nhóm để làm thí nghiệm, ghi lại hiện tượng và rút ra nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm ý kiến (nếu có)
-HS: Cu(OH)2 ban đầu có màu xanh lam, sau khi bị nung nóng bị phân hủy thành chất rắn có màu đen, và có hơi nước thoát ra.
- GV: Giới thiệu cho HS chất rắn đó là CuO, yêu cầu -- HS viết PTHH của phản ứng.
-GV: Cho HS tự rút ra kết luận về tính chất của bazơ không tan.
-HS: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ và nước.
- GV:Mở rộng thêm: Ngoài ra dung dịch bazơ còn tác dụng với dung dịch muối, chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất này ở bài 9.
Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ và nước.
Cu(OH)2 t0 CuO + H2O
Màu xanh Màu đen 
 Củng cố: 
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của bazo.
 Bài tập:
 1. Cho các chất sau: MgO; Fe(OH)3; NaOH,Na2O, H2SO4, , NaOH, Fe2O3, CuO, Cu(OH)2, CaO, Ca(OH)2, KOH, Fe(OH)3.
a) Em hãy tìm và phân loại các bazơ trong số các chất cho sau đây: 
b)Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với: dd H2SO4 loãng; Khí CO2; Chất nào bị nhiệt phân huỷ? Viết phương trình hóa học xảy ra.
2. Hướng dẫn bt giải trong sgk ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4 . Dặn dò về nhà (3’):
- Em hãy về nhà tìm hiểu trên sách, báo, trên Internet xem NaOH có vai trò quan trọng như thế nào mà người ta xếp vào bazo quan trọng.
- HS về nhà học bài.
- Làm các bài tập 2,3,5 SGK/ 25.
- Xem trước bài mới Bài 8: “ Một số bazơ quan trọng”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Bai_tinh_chat_hoa_hoc_cua_bazo.doc