Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chuyên đề polime

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1818Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chuyên đề polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chuyên đề polime
Đơn vị: THCS và THPT Hoà Bình (huyện Tam Nông)
CHUYÊN ĐỀ POLIME
NHẬN BIẾT:
Câu 1: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. Stiren. 	B. Isopren. 	C. Propen. 	D. Toluen.
Câu 2: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
	A. Propan.	B. Propen.	C. Etan.	D. Toluen.
Câu 3: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được gọi là phản ứng
A. Trao đổi. 	B. Nhiệt phân. 	C. Trùng hợp. 	D. Trùng ngưng.
Câu 4: Monome được dùng để điều chế polietilen là
	A. CH2=CH-CH3. 	B. CH2=CH2.	C. CH≡CH. 	D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 5: Poli(vinylclorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
	A. CH3-CH2Cl 	B. CH2=CHCl.	C. CH≡CCl. 	D. CH2Cl-CH2Cl
Câu 6: Nilon–6,6 là một loại
A. Tơ axetat. 	B. Tơ poliamit. 	C. Polieste. 	D. Tơ visco.
Câu 7: Polime dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. 	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 8: Chỉ ra đâu không phải là polime?
 	A. Amilozơ B. Xemlulozơ C. Thủy tinh hữu cơ D. Lipit
Câu 9: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:
 	A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Sợi
Câu 10: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là :
 A. Glyxin. 	 B. Axit terephtaric. 	C. Axit axetic. 	D. Etylen glycol.
Câu 11: Cho công thức:
Giá trị n trong công thức này không thể gọi là:
A. Hệ số polime hóa	B. Độ polime hóa
C. Hệ số trùng hợp	D. Hệ số trùng ngưng
Câu 12: Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin ?
	A. Axit axetic.	B. Axit oxalic.
	C. Axit stearic.	D. Axit ađipic.
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là
	A. Nhựa bakelit.	B. Nhựa PVC.
	C. Chất dẻo.	D. Thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 14: Điền từ thích hợp vào trỗ trống trong định nghĩa về vật liệu composit: "Vật liệu composit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ... (1)... thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà ...(2)...
	A. (1) hai; (2) không tan vào nhau	B. (1) hai; (2) tan vào nhau
	C. (1) ba; (2) không tan vào nhau	D. (1) ba; (2) tan vào nhau
Câu 15: Nilon – 6,6 là một loại:
A. Tơ axetat. B. Tơ poliamit. C. Polieste. D. Tơ visco.
HIỂU:
Câu 16: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 	B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 	D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 17: Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
	A. HCHO trong môi trường bazơ.	B. CH3CHO trong môi trường axit.
	C. HCHO trong môi trường axit.	D. HCOOH trong môi trường axit. 
Câu 18: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. Tơ tằm. 	B. Tơ capron. 	C. Tơ nilon-6,6. 	D. Tơ visco.
Câu 19: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là
	A. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6
	B. Polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6
	C. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6
	D. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6.
Câu 20: Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Isopren. B. Metyl metacrylat. C. Caprolactam. D. Axit .
Câu 21: Trong các Polime sau: tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, tơ nilon 6 – 6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
 A. Sợi bông, len, tơ axetat, tơ visco B. Tơ tằm, sợi bông, nilon 6-6
 C. Sợi bông, len, nilon 6-6 D. Tơ visdo, nilon 6-6, tơ axetat
Câu 22: Phản ứng trùng hợp là phản ứng:
A. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) giống nhau thành một phân tử lớn (Polime)
B. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) giống nhau thành một phân tử lớn (Polime) và giải phóng phân tử nhỏ 
C. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monome) thành một phân tử lớn (Polime) và giải phóng phân tử nhỏ 
D. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monome) giống nhau hoặc gần giống nhau thành một phân tử lớn (Polime) 
Câu 22: Chất nào sau đây tạo phản ứng trùng ngưng ?
 A. Acol etylic và hexametylendiamin B. Axit- amino enantoic
 C. Axit stearic và etylenglicol D. Axit oleic và glixerol
Câu 23: Tơ sợi axetat được sản xuất từ: 
 A. Visco B. Vinyl axetat C. Axeton D. Este của xenlulozơ và axit axetic
Câu 24: Tơ visco là thuộc loại: 
 A. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc thực vật B. Tơ tổng hợp
 C. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc động vật D. Tơ nhân tạo
Câu 25: Chất nào sau đây không là polime?
 A. Tinh bột B. Thủy tinh hữu cơ C. Isopren D. Xenlulozơ triaxetat
Câu 26: Polime nào sau đây có dạng phân nhánh?
 A. Poli(vnylclorua) B. Amilopectin C. Polietylen D. Poli(metylmetacrylat)
Câu 27: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hidro?
 A. Poli propen B. Cao su buna C. Polivyl clorua D. Nilon 6-6
Câu 28: Polime nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,?
 A. Cao su thiên nhiên B. Polivinyl clorua C. Polietylen D. Thủy tinh hữu cơ
Câu 29: Cho các polime: cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su clopren, tơ nilon, teflon. Có bao nhiêu polime thiên nhiên? 
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 30: Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp?
 A. Teflon B. Tơ capron C. Tơ tằm D. Tơ nilon
Câu 31: Cho các polime: poli(vinylclorua), xenlulozơ, amilozơ, amilopectin. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạch thẳng
 A. 1 B. 2 C. 3 D.4 
Câu 32: Để tiết kiệm polime, đồng thời để tăng thêm một số đặc tính cho chất dẻo, người ta cho vào chất dẻo thành phần 
 A. Chất hóa dẻo B. Chất độn C. Chất phụ gia D. Polime thiên nhiên
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng?
 A. Tơ tăm, bông, cao su, tinh bột là polime thiên nhiên
 B. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 là tơ tổng hợp
 C. Chất dẻo là những vật liệu bi biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và giữ nguyên sự biến dạng ấy khi thôi tác dụng
 D. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 bị phân hủy cả trong môi trương axit và bazơ
Câu 34: Loại cao su nào duới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna	B. Cao su buna-N
C. Cao su isopren.	D. Cao su clopren
Câu 35: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
 A. (1), (3), (6).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (5).
VẬN DỤNG THẤP:
Câu 36: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là 
 A. 12.000 	B. 13.000 	C. 15.000 	D. 17.000 
Câu 37: Một polime X được xác định có phân tử khối là 78125 đvc với hệ số trùng hợp để tạo polime này là 1250. X là 
 A. PVC B. PP C. PE D. Teflon
Câu 38: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
	A. 2,55 	B. 2,8 	C. 2,52 	D.3,6
Câu 39: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ . Vậy, polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau ?
	A. Poli(vinyl clorua).	B. Polietilen.
	C. Tinh bột.	D. Protein.
Câu 40:Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
Công thức cấu tạo của E là
A. CH2 = C(CH3)COOC2H5. B. CH2 = C(CH3)COOCH3.
C. CH2 = C(CH3)OOCC2H5. D. CH3COOC(CH3) = CH2. 
Câu 41: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 42: Cho sơ đồ sau: CH4 ® X ® Y ® Z ® cao su buna. Tên gọi của X , Y , Z trong sơ đồ trên lần lượt là 
A. Axetilen, etanol, butađien.	B. Anđehit axetic, etanol, butađien. 
	C. Axetilen, vinylaxetilen, butađien.	D. Etilen, vinylaxetilen, butađien.
Câu 43: Đun nóng vinyl axetat với kiềm ở điều kiện thích hợp, ta thu được sản phẩm trong đó có:
	A. Ancol vinylic.	B. Ancol etylic. 
	C. Anđehit axetic.	D. Axeton.
Câu 44: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
	A. 2 	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 45: Trùng hợp etilen thu được PE nếu đốt toàn bộ m etilen vào đó sẽ thu được 4400g CO2, hệ số polime hoá là: 
 A. 50	 B. 100	 C. 60	 D. 40
VẬN DỤNG CAO:
Câu 46: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế PVC phải cần một thể tích metan là
A. 3500 m3 C. 3584 m3
B. 3560 m3 D. 5500 m3
Câu 47: Trùng ngưng axit –aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là	
	A. 71,19.	B. 79,1.	C. 91,7.	D. 90,4.
Câu 48: Nếu đốt cháy hết m gam poli etilen cần dùng 6720 lít O2 (đktc). Giá trị của m và hệ số polime hóa là
 A. 2,8kg và 100 B. 5,6kg và 50 C. 8,4kg và 50 D. 4,2kg và 200
Câu 49: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O đều là dẫn xuất của benzen có tính chất tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thỏa mãn tính chất trên là
	A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 50: Cao su tổng hợp lần đầu tiên được điều chế bằng phương pháp Lebedev theo sơ đồ: ancol etylic → buta–1,3–đien → cao su buna. Hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%, muốn thu được 540 kg cao su buna thì khối lượng ancol etylic cần dùng là
	A. 920 kg.	B. 1150 kg.	C. 736 kg.	D. 684,8 kg.

Tài liệu đính kèm:

  • docPOLIME-HÒA BÌNH.doc