Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chương 4 : Polime và vật liệu polime - Trường THPT Kiến Văn

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2112Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chương 4 : Polime và vật liệu polime - Trường THPT Kiến Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa 12: Ôn tập học kì I - Chương 4 : Polime và vật liệu polime - Trường THPT Kiến Văn
Trường THPT Kiến Văn
CHƯƠNG 4 : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Mức độ biết (15 câu)
Câu 1: Tơ nilon - 6,6 được điều chế từ cặp chất nào dưới đây?
	A. Hexametylen điamin và axit adipic	B. Pentametylenđiamin và axit adipic
	C. Heptametylen điamin và axit adipic	D. Hexametilenđiamin và axit caproic
Câu 2: Loại tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?
	A. Tơ nilon, capron	 	B. Len, tơ tằm, bông	C. Nilon – 6,6	D. Tơ visco
Câu 3: Trùng hợp hợp chất nào sau đây thu được vinyl axetat (PVA)?
	A. CH2=CH-COOCH3	B. CH2=CH-OCOCH3	
C. CH2=CH-COOC2H5	D. CH2=CH-Cl
Câu 4: Trùng hợp chất sau đây được tơ capron
	A. stiren	B. Glixin	C. Alanin	D. Caprolactam
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?
	A. Phản ứng thế	B. Phản ứng đepolime hóa 
	C. Phản ứng lưu hóa cao su	D. Đun crezol với kiềm
Câu 6: Đồng trùng hợp chất nào sau đây được cao su buna – S?
	A. Buta -1,3 – dien và bezen	B. Buta – 1,3 – dien và toluen
	C. Buta -1,3- dien và lưu huỳnh	D. Buta -1,3 – dien với vinyl benzen
Câu 7: Tơ enang (nilon – 7) được trùng ngưng từ:
	A. Axit ε-aminocaproic	B. Axit α-aminocaproic	
C. Axit δ-aminocaproic	D. Axit ω-aminocaproic
Câu 8: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được chế bằng phản ứng trùng hợp:
	A. stiren	B. vinyl clorua	C. vinyl axetat	D. metyl metacrylat
Câu 9: Dãy các polime tạo ra bằng cách trùng ngưng là 
 A. nilon-6, nilon-7, nilon-6,6	 B. poliputadien, tơ axetat, nilon-6,6
 C. nilon-6,6, poliputadien, tơ nitron D. nilon-6,6, tơ axetat, tơ nitron 
Câu 10: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PE	 B. amilopectin	C. PVC	D. nhựa bakelit
Câu 11: Tơ nào có nhóm amit
 A. Tơ axetat	 B. Tơ poliamit	 C. polieste	D. tơ visco
Câu 12: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?
 H2N-CH2-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH2-CH2-COOH
 CH3 C6H5
 A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4
Câu 13: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
	A. Tơ visco.	B. Tơ nitron.
	C. Tơ nilon-6,6.	D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 14: Loại tơ thường để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là:
A. Tơ capron	B. Tơ nilon-6,6	C. Tơ axetat	D. Tơ niron.
Câu 15: Trong các loại tơ sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm, tơ enang.	B. Tơ visco, tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6, tơ capron.	D. Tơ visco, tơ axetat.
Mức độ hiểu (20 câu)
Câu 1: A có công thức là C8H10O. Biết từ A có thể điều chế được poli stiren bằng 2 phản ứng liên tiếp. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là:
	A. o-HO-C6H4-C2H5	B. C5H5CH2CH2OH	
C. C6H5CH2OH	D. C6H5CH(OH)CH3
Câu 2: Chọn phương án đúng?
	A. Monome và mắc xích trong phân tử polime chỉ là 1
	B. Sợi xenlulozo có thể bị đepolime hóa khi đun nóng
	C. Polime là hợp chất có khối lượng phân tử lớn
	D. Cao su là polime thiên nhiên của isopren
Câu 3: Khi đốt cháy một loại polime thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ 1:1. Vậy loại polime nào dưới đây là phù hợp?
	A. PE	B. PVA	C. PVC	D. Cao su buna
Câu 4: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau?
	A.Tác dụng với clo/ ánh sáng	B.Tác dụng với NaOH	
	C.Tác dụng với clo/ Fe	D. Đepolime
Câu 5: Poli (hexametylen adipamit) có phân tử khối trung bình là 30000. Vậy hệ số trùng hợp n là:
	A. 130	B.133	C.143	D.136
Câu 6: Tính khối lượng trung bình của một phân tử cao su poli isopren, biết số mắc xích trung bình là 700.
	A. 45600	B. 47653	C. 47600	D. 48920
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: A C D (thủy tinh hữu cơ). Vậy A, B lần lượt có tên là:
	A. Axit acrylic và ancol metylic	B. Axit metacrylic và ancol metylic
	C. Axit acrylic và ancol etylic	D. Axit metacrylic và ancol etylic
Câu 8 : Khối lượng của một đoạn nilon-6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắc xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là:
	A. 113 và 152	B.121 và 114	C.121 và 152	D.113 và 114
Câu 9: Cho các Polime:(1) Polietilen, (2) Poli(metyl metacrylat), (3) Polibutađien, (4) Polistiren, (5) Poli(vinyl axetat) và (6) Tơ nilon-6,6. Trong các Polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dd axit và dd kiềm là:	
 A. (2),(3),(6)	 B. (2),(5),(6) 	 C. (1),(4),(5)	 D. (1),(2),(5)
Câu 10: Trong số các polime tổng hợp sau đây:
nhựa PVC (1), caosu isopren (2), nhựa bakelit (3), thuỷ tinh hữu cơ (4), tơ nilon - 6,6 (5).
Các polime là sản phẩm trùng ngưng gồm:
 A. (1) và (5). B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (3) và (5). 
Câu 11: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là 
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH 
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH
Câu 12. Cho sơ đồ chuyển hoá 
	. 
Biết số nguyên tử C trong phân tử A1 ít hơn trong phân tử A2 là 1 nguyên tử. Các chất A2 và A4 có thể lần lượt là.
	 A. propen và anđehit acrylic.	 B. axetilen và axit axetic.
	 C. axetilen và axit acrylic.	 D. etan và etyl axetat. 	
Câu 13: Các polime trong thành phần hóa học chỉ chứa 3 nguyên tố C, H , O là:
A. Cao su isoprene , P.V.C , P.E , protit , poli ( phenol – fomanđehit)
B. Poli ( phenol – fomanđehit) , poli (metyl – metacrylat) , tơ capron
C. Protit , poli ( phenol – fomanđehit) , poli (metyl – metacrylat) , tơ capron
D. Xenlulozơ , poli ( phenol – fomanđehit) , poli (metyl – metacrylat)
Câu 14: Khi trùng ngưng 30g glixin, thu được m(g) polime và 2,88g H2O. Giá trị của m là:
	A.12g	B.11,12g	C. 9,12g	D. 27,12g
Câu 15: Hệ số trùng hợp của poli(etilen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120.000đvC
	A.4280	B. 4286	C. 4281	D. 4627
Câu 16: Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là:
	A.PP	B. PVC	C. PE	D. PS
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng sau đây:
1/CH4 (1500oC, lln)→A + H2	2/A (CuCl,NH4Cl, 100oC)→B
3/B + H2 (Pd,t oC) → C	4/ nC (xt,p, t oC) → (D) Polime
Vậy B và D là:
	A. Etin và cao su isopren	B. Axetilen và cao su buna
	C. Vinyl axetilen và cao su buna	D. Vinyl axetilen và cao su isopren
Câu 18: Phân tử khối của cao su buna – N là 1.200.000. Vậy hệ số polime hóa của cao su buna – N là:
	A.12356	B.11215	C.13245	D. 21341
Câu 19 : Plistiren Không thamgia phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. Giải trùng.	B. tác dụng với Cl2/Fe.
C. Tác dụng với H2 (xt, t0).	D. Tác dụng với dung dịch NaOH. 
Câu 20: Cho các loại tơ: Bông, tơ capron, tơxenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Mức độ vận dụng (10 câu)
Câu 1: Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Vậy trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC.
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 2: Cứ 5,668 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462g brom trong CCl4. Vậy tỉ lệ mắc xích buta – 1,3 – đien stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu?
	A. 0.6	B. 0,5	C. 0,33	D. 0,67
Câu 3. Từ 150 kg metyl metacrylat có thể điều chế được m kg thủy tinh hữu cơ (plexiglas) với hiệu suất 90%. Giá trị của m là 
 A. 135n.	 B. 150.	 C. 135.	 D. 150n.
Câu 4: Cho sơ đồ : 
Xenlulozơ C6H12O6 C2H5OH C4H6 Cao su buna.
Khối lượng gỗ (chiếm 95% xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn cao su là bao nhiêu
A. 12,4 tấn	 B. 23,5 tấn	 C. 15,8 tấn	 D. 22,3 tấn
Câu 5. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau:
 CH4 ® C2H2 ® CH2=CHCl ® PVC
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để điều chế 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% metan về thể tích):
 A. 1792 m3	 B. 2915 m3	 C. 3584 m3	 D. 896 m3
Câu 6: Cho một số tính chất: Có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitríc đặc (xúc tácaxit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit nitric đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
A. (3), (4), (5) và (6)	B. (1), (3), (4) và (6)	
C. (2), (3), (4) và (5) 	D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 7: Để tổng hợp được 1200kg polinetyl metacrylat thì khối lượng axit metacrylic và ancol metylic cần lấy là bao nhiêu? (Biết hiệu suất phản ứng của cả quá trình là 42%)
	A. 1700kg và 820kg	B. 6550kg và 400kg	
C. 1700kg và 800kg	D. 1900kg và 800kg
Câu 8: Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. Tơ capron; nilon-6,6; polietylen
B. Poli (vinyl axetat); polietylen; cao su buna
C. Nilon-6,6; poli (etylen-terephtalat); polistiren
D. Polietylen; cao su buna; polistiren 
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3- đien với acrilonnitrin có xúc tác Na được cao su buna- N.
C. Poli (etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 10. Cao su buna được sản xuất từ gỗ chiếm 50% xenlulozơ theo sơ đồ:
Xenlulozơ glucozơ etanol buta-1,3-đien cao su buna.
Hiệu suất 4 giai đoạn lần lượt là 60%, 80%, 75%,100%. Để sản xuất 1 tấn cao su buna cần bao niêu tấn gỗ?
A. 16,67	B. 8,33	C. 16,2	D. 8,1
Mức độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 1: Đem trùng hợp 5,2g stiren, hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100ml dung dịch brom 0,15M sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635g I2. Hiệu suất phản ứng trùng hợp là:
	A. 75%	B. 25%	C. 80%	D. 90%
Câu 2: Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắc xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
	A. 54	B. 46	C. 24	D. 63
Câu 3: Cứ 2,834g cao xu buna – S phản ứng vừa hết với 1,731g Br2. Tỉ lệ số mắc xích butadien:stiren trong loại polime trên là:
	A.1:2	B. 2:1	C. 1:1,5	D. 1,5:1
Câu 4: Hợp chất X có công thức phân tử C11H22O4. Biết X tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ Y mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan-2-ol. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. X là đieste.
B. Từ Y có thể điều chế được tơ nilon-6,6.
C. Công thức của Y là HOOC-[CH2]4 –COOH (axit glutamic).
D. Tên gọi của X là etyl isopropyl ađipat. 
Câu 5: Để sản xuất được 1 tấn cao su buna cần bao nhiêu lít cồn 960 ? Biết hiệu suất chuyển hóa etanol thành buta-1,3- đien là 80% và hiệu suất trùng hợp buta-1,3- đien là 90%, khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml.
A. 3081.	B. 2957.	C. 4536.	D. 2563.

Tài liệu đính kèm:

  • docPOLIME-KIẾN VĂN.doc