Ngày soạn: 04/01/2015 Ngày giảng: 07/ 01/ 2015 Tiết 37 : Liên hệ giữa cung và dây I. Mục tiêu: - Kiến thức: - HS hiểu và biết sử dụng các cụm từ cung căng dây và dây căng cung, hiểu và chứng minh được nội dung định lý 1 và 2. - Kĩ năng: - HS hiểu vì sao các định lý 1 và 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong 1 đt hoặc trong 2 đt bằng nhau. Biết vận dụng định lý vào bài tập. - Thái độ: - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn Bỵ: - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Cho biết mối liên hệ giữa góc ở tâm và cung bị chắn? - HS trả lời 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Định lý 1 - GV vẽ đt (O) và 1 dây AB. - GV: Người ta dùng cụm từ cung căng dây hoặc dây căng cung để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung 2 mút. - Trong 1 đt mỗi dây căng mấy cung? + Quan sát hình cho biết cung nào là cung nhỏ? cung nào là cung lớn? - GV vẽ tiếp cung CD bằng cung AB. + Em có nhận xét gì về 2 dây AB và CD? - GV: Hãy cho biết giả thiết, kết luận của định lý đó? - GV hướng dẫn chứng minh định lý. - GV: Hãy nêu định lý đảo định lý trên? - Em hãy chứng minh định lý đảo trên? - GV: Vậy liên hệ giữa cung và dây ta có định lý nào? - GV: Định lý này chỉ áp dụng trong 1 đường tròn hoặc trong 2 đường tròn bằng nhau. - HS theo dõi bài. - HS: hai dây đó bằng nhau (AB=CD) GT: Cho (O); KL: AB = CD - HS hoạt động ?1 Chứng minh Xét và Có (liên hệ góc ở tâm và cung bị chắn). OA = OB = OC = OD = R(0) (c.g.c) * Định lý đảo: GT: Cho (O); AB=CD KL: Chứng minh Ta có: (c.c.c) Định lý: Với hai cung nhỏ trong 1 đt hoặc trong 2 đt bằng nhau: + Hai cung bằng nhau căng 2 dây bằng nhau. + Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau. Hoạt động 3: Định lý 2 - GV: Vẽ (O) và - Hãy so sánh AB và CD? - GV khẳng định: Với 2 cung nhỏ trong1 đt hoặc trong 2 đt bằng nhau: + Cung nào lớn hơn căng dây lớn hơn. + Dây nào lớn hơn căng cung lớn hơn. - GV: Hãy nêu giả thiết, kết luận của định lý. 4. Củng cố - HS: AB > CD - HS thực hiện ?2 a) GT: Cho (O); KL: AB>CD b) GT: Cho (O); AB>CD KL: Hoạt động 4: Luyện tập Bài 10 SGK: a) - GV: Cung AB có số đo 600 thì góc ở tâm chắn cung đó có số đo bằng bao nhiêu? - Vậy vẽ cung AB như thế nào? - Khi đó dây AB có độ dài bằng bao nhiêu? b) Ngược lại nếu dây AB=R thì đều sđ=600 - HS: a) sđ Ta vẽ góc ở tâm sđ - Dây AB=R=2cm vì khi đó đều. - Cả đường tròn có số đo bằng 3600 được chia thành 6 cung bằng nhau, vậy sđ mỗi cung 600 nên các cung căng mỗi dây bằng R. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo sách - Làm bài tập 11; 12; 13; 14 SGK Ngày soạn: 04/01/2015 Ngày giảng: 10/01/2015 Tiết 38 : Luyện Tập I. Mục tiêu: - Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu mối quan hệ giữa cung và dây trong 1 đt hoặc trong 2 đt bằng nhau thông qua 1 số bài tập. - Kĩ năng : - Rèn kỹ năng vẽ hình, vận dụng 2 định lý về mối liên hệ giữa cung và dây để chứng minh các bài tập - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : 9A : 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu nội dung định lý 1 và 2 SGK? 3. Bài mới : - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Bài 11SGK - GV yêu cầu 1 học sinh đọc to đề bài. - GV: hãy nêu GT, KL của bài toán. a. - GV: Ta có 2 cách chứng minh. + Sử dụng công thức cộng cung. + Sử dụng định lý về liên hệ giữa cung căng dây. + Chỉ điểm B nằm trên cung AC. + Chỉ điểm B nằm trên cung AD. + Chỉ cung AB của (O) bằng cung AB của (O’) + Sử dụng công thức cộng cung Kết luận. b. Ta phải chứng minh 3 điểm C, B, D thẳng hàng. + Chỉ B là trung điểm của CD + Chứng minh tam giác CED vuông tại E. + Sử dụng định lý đường trung tuyến trong tam giác vuông. + Vận dụng định lý liên hệ giữa cung và dây - HS vẽ hình vào vở. - HS: GT: (O) và (O’) bằng nhau, ; đường kính AC và AD; C; AC KL: a. So sánh và b. B là điểm chính giữa của cung EBD. Chứng minh a. Do AC=AD (đường kính 2 đt bằng nhau) mà B sđ=sđ+sđ sđ=sđ+sđ Do sđcủa (O) bằng sđcủa (O’) sđ=sđ. b. Ta có Thẳng hàng. Mặt khác vuông tại E. mà sđ=sđ (chứng minh phần a) (đường trung tuyến trong tam giác vuông) (liên hệ giữa cung và dây) Hoạt động 3: Bài 12 SGK - GV hướng dẫn vẽ hình a. Chứng minh OH<OK b. so sánh 2 dây BC và BD? 4. Củng cố : - HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của giáo viên. - HS tự ghi GT; KL bài toán. Chứng minh: a. Vì A nằm giữa B và D BD>AD và BD=BA+AD mà AD=AC(gt) Mặt khác: AB+AC>BC(BĐT tam giác) BD>BC (liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây). b. Do OH>OK (chứng minh phần a) BC<BD(liên hệ giữa cung và dây). Hoạt động 4: Bài 13 SGK - GV: nêu nội dung định lý: - GV treo bảng phụ hình vẽ định lý. - GV nhận xét, chính xác hoá đáp án. - HS vẽ hình và chứng minh theo nhóm. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. Vẽ đường kính MN vuông góc với AB và CD. Ta có: (1) (2) Từ (1) và (2) 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài - Làm bài tập 14 SGK+ 11-13 SBT ------------------------------------o0o------------------------------------ Ngày 5 tháng 01 năm 2015 Ký duyệt Ngày soạn: 11/01/2015 Ngày giảng: 14/01/2015 Tiết 39 Góc nội tiếp I. Mục tiêu - Kiến thức : - Học sinh nắm vững định nghĩa và nhận biết được những góc nội tiếp trên 1 đường tròn, hiểu và chứng minh được định lý, hệ quả về số đo góc nội tiếp trong 1 đường tròn. - Kĩ năng : - Rèn kỹ năng vẽ góc nội tiếp trong 1 đường tròn, vận dụng được định lý và hệ quả của góc nội tiếp vào bài tập, biết cách phân chia các trường hợp. - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV: Nêu mối quan hệ giữa góc ở tâm và cung bị chắn? 3. Bài mới : - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Định nghĩa - GV: vẽ hình góc nội tiếp BAC . + Hãy nhận xét về đỉnh và cạnh của góc nội tiếp? + GV khẳng định và nêu định nghĩa góc nội tiếp. - GV cung nằm bên trong gọi là cung bị chắn. + Trên hình vẽ cung bị chắn là cung nào - GV treo bảng phụ ?1 và yêu cầu từng hs trả lời từng hình vẽ trên bảng phụ. - GV: Ta biết góc ở tâm có số đo bằng số đo cung bị chắn (<=1800), còn số đo góc nội tiếp có quan hệ gì với số đo cung bị chắn? Ta hãy thực hiện ?2 - HS vẽ hình. - HS quan sát và trả lời: + Có đỉnh nằm trên đường tròn. + 2 cạnh của góc chứa 2 dây cung của đt đó. Định nghĩa: Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, 2 cạnh của góc chứa 2 dây cung của đt đó. - HS: Cung BC nhỏ. - HS thực hiện ?1 + Các góc ở hình 14 là các góc có đỉnh không nằm trên đt nên không phải là góc nội tiếp. + Hình 15: Các góc đều có đỉnh nằm trên đường tròn nhưng góc E có cả 2 cạnh không chứa dây cung của đt. Góc G có 1 cạnh không chứa dây cung nên không phải là các góc nội tiếp. - HS thực hiện ?2 Hoạt động 3: Định lý - GV yêu cầu học sinh thực hành đo - GV hãy so sánh số đo góc nội tiếp và số đo cung bị chắn? - GV yêu cầu học sinh đọc định lý. - GV: Ta sẽ chứng minh định lý này trong 3 trường hợp. + Tâm đt nằm trên 1 cạnh của góc. + Tâm đt nằm bên trong góc. + Tâm đt nằm bên ngoài góc. - HS thực hành. + Tổ1 đo góc nội tiếp và cung bị chắn ở hình 16. + Tổ 2, 3 đo góc nội tiếp và cung bị chắn ở hình 17. + Tổ 4 đo góc nội tiếp và cung bị chắn ở hình 18. - HS thông báo kết quả. - HS: Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn. - HS đọc định lý SGK Chứng minh: + Tâm đt nằm trên 1 cạnh của góc. Ta có (Góc ngoài tam giác) mà (Tam giác AOC cân tại O) mặt khác: (góc ở tâm) + Tâm đt nằm bên trong góc. Vì O nằm bên trong nên tia AD nằm giữa 2 tia AB và AC. (CTcộng góc) mà (c/m phần a) (c/m phần a) + Tâm nằm bên ngoài góc. Ta có tia AC nằm giữa 2 tia AB và AD mà (c/m phần a) (c/m phần a) Hoạt động 4: Hệ quả - GV: các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì ntn với nhau? + Các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì ntn? + Điều ngược lại có đúng không? - GV yêu cầu học sinh đọc to hệ quả. 4. Củng cố : - HS trả lời Hệ quả + Các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau. + Góc nội tiếp (<=900) có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn. + Góc nội tiếp chắn nửa đt là góc vuông. Hoạt động 5: Luyện tập - GV yêu cầu học sinh làm ?3 - Nêu định nghĩa và định lý của góc nội tiếp. - Nêu hệ quả góc nội tiếp. - HS thực hiện ?3 + + 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài theo sách - Làm bài tập 15 – 18 SGK Ngày soạn: 11/01/2015 Ngày giảng: 17/01/2015 Tiết 40 : Luyện tập I. Mục tiêu - Kiến thức : -Củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh về định nghĩa, định lý và các hệ quả của góc nội tiếp thông qua một số bài tập. - Kĩ năng : - Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chất của góc nội tiếp vào chứng minh hình học. - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu định nghĩa? định lý? hệ quả của góc nội tiếp? - HS lên bảng trả lời. 3. Bài mới Hoạt động 2: Bài 19 SGK - Gv yêu cầu 1 học sinh đọc to đề bài. - GV hướng dẫn học sinh vẽ hình. - GV: hãy nêu giả thiết, kết luận của bài toán? - Để chứng minh ta làm như thế nào? - HS: - HS vẽ hình vào vở. Chứng minh: Xét có: (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn). AN và BM là 2 đường cao của tam giác SAB H là trực tâm (trong tam giác 3 đường cao đồng quy). Hoạt động 3: Bài 20 SGK - GV yêu cầu 1 hs đọc to đề bài. - GV hướng dẫn vẽ hình. - GV: Để chứng minh C, B, D thẳng hàng ta làm như thế nào? - HS vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên. HS lên bảng chứng minh Chứng minh: Nối BC, BD, AB. Ta có: (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn). Ba điểm C, B, D thẳng hàng. Hoạt động 4: Bài 21 SGK - GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài. + Bài toán cho những yếu tố nào? yêu cầu chứng minh gì? - GV: Hãy chứng minh tam giác BMN cân tại B. 4. Củng cố - HS vẽ hình Chứng minh: Hai đt (O) và (O’) là hai đt bằng nhau. Do cùng căng dây AB nên Mà (định lý góc nội tiếp) (định lý góc nội tiếp) Vậy tam giác BMN cân tại B. Hoạt động 5: Bài 23 SGK - GV yêu cầu học sinh làm theo nhóm. + Chia lớp thành 2 nhóm. + Mỗi nhóm làm 1 trường hợp. + Chú ý xét cặp tam giác đồng dạng ~ Chú ý xét cặp tam giác đồng dạng ~ - GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày. - GV chữa và chính xác hoá đáp án. - HS: + Điểm M nằm bên trong đường tròn. Xét và Có: (đối đỉnh) (Góc nội tiếp cùng chắn cung BC) ~ (g.g) + Điểm M nằm ngoài đường tròn. Xét và Có: chung (Góc nội tiếp cùng chắn cung AC) ~ (g.g) 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo sách - Làm bài tập 24-26 SGK. --------------------------------------------o0o----------------------------------------- Ngày 12 tháng 1 năm 2015 Ký duyệt Cao Hải Yến Ngày soạn: 18/01/2015 Ngày giảng: 21/ 01/ 2014 Tiết 41 Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung I. Mục tiêu - Kiến thức: - HS nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, hs phát biểu và chứng minh được định lý về số đo góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Kĩ năng: - Phân biệt được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với các loại góc khác trong đường tròn - Biết áp dụng định lý vào bài tập. - Thái đô: - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Phát biểu định nghĩa góc nội tiếp, định lý góc nội tiếp và hệ quả của định lý đó? - HS lên bảng trả lời. 3. Bài mới Hoạt động 2: Khái niệm về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - GV vẽ hình góc nội tiếp. + Khi 1 cạnh của góc nội tiếp di chuyển đến vị trí chở thành 1 tiếp tuyến của đường tròn thì góc nội tiếp đó được gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - GV vẽ hình và giới thiệu về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. + là các góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. + chắn cung nhỏ AB + chắn cung lớn AB - GV: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có: + Đỉnh nằm trên đường tròn. + Một cạnh là 1 tia tiếp tuyến. + Cạnh kia chứa 1 dây cung của đt - GV yêu cầu làm ?1 - GV yêu cầu làm ?2 + Vẽ hình + Chỉ rõ cách tìm số đo của mỗi cung bị chắn (Mỗi học sinh chỉ rõ cách tình số đo cung AB trong mỗi trường hợp). Hình 1: sđ Hình 2: sđ Hình 3: sđ - Qua ?2: Em có nhận xét gì ? - GV: Ta sẽ chứng minh kết luận này. Đó chính là nội dung định lý góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - HS: Khái niệm: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có: + Đỉnh nằm trên đường tròn. + Một cạnh là 1 tia tiếp tuyến. + Cạnh kia chứa 1 dây cung của đt - HS thực hiện ?1 + Các góc ở hình 23-26 không phải là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung vì: + Hình 23: không có cạnh nào là tiếp tuyến của đt. + Hình 24: không có cạnh nào chứa dây cung của đt. + Hình 25: không có cạnh nào là tiếp tuyến của đt. + Hình 26: đỉnh của góc không nằm trên đường tròn. - HS thực hiện ?2 sđ sđ sđ HS: Số đo góc tao bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn. Hoạt động 3: Định lý - GV: Có 3 trường hợp xảy ra đối với góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung: + Tâm đt nằm trên cạnh chứa dây cung. + Tâm đt nằm bên ngoài góc - GV hướng dẫn: Kẻ OHtại H. + Tâm đt nằm bên trong góc. - GV hướng dẫn: Kẻ AC là đường kính. - GV yêu cầu thực hiện ?3 - GV: Từ ?3 em rút ra nhận xét gì? - GV: đó chính là hệ quả của đl - GV nhấn mạnh hệ qủa: a. Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung Ta có: sđ b. Tâm O nằm bên ngoài góc Kẻ OHtại H.cân tại O (Vì cùng phụ với OAB) mà c. Tâm O nằm bên trong góc Kẻ đường kính AC. Theo trường hợp 1 Ta có: mà là góc nội tiếp chắn cung BC mặt khác: - HS thực hiện ?3 Ta có: (đl góc giữa 1 tia tiếp tuyến và 1 dây) (đl góc nội tiếp) - HS: Trong 1 đt góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau. * Hệ quả: SGK 4. Củng cố - Nêu khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Định lý và hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Bài 30: Nội dung chính là định lý đảo của định lý về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo sách - Làm bài tập 27-32 SGK. Ngày soạn: 18/01/2015 Ngày giảng: 24/01/2015 Tiết 42 : Luyện tập I. Mục tiêu - Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung thông qua một số bài tập - Kĩ năng : - Rèn kỹ năng nhận biết góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung, kỹ năng vận dụng định lý, hệ quả của góc này vào bài tập chứng minh hình học. - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : 9A : 9C: 9D: 2. Kiểm tra : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu định lý và hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? - HS lên bảng trả lời. 3. Bài mới Hoạt động 2: Bài 1 Bài 1: Cho hình vẽ. Có AC, BD là đường kính, xy là tiếp tuyến tại A của (O). Hãy tìm trên hình các góc bằng nhau? - HS: (Góc nội tiếp và góc giữa 1 tia tiếp tuyến và 1 dây cùng chắn 1 cung). (Đáy của tam giác cân) Tương tự: Có: Hoạt động 3: Bài 33 SGK - GV yêu cầu 1 học sinh đọc to đề bài. - GV hướng dẫn học sinh vẽ hình. - GV hãy viết giả thiết, kết luận của định lý? - GV phân tích: ~ Vậy ta cần chưng minh ~ - HS vẽ hình theo sự hướng dẫn và gthi giả thiết, kết luận của bài toán. GT: Cho (O); A, B, C (O) Tiếp tuyến At. d//At ; KL: AB.AM=AC.AN Chứng minh: Ta có: (so le trong d//At) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn ) Xét và Có (cmt) chung ~ (g.g) Hoạt động 4: Bài 6 SGK - GV yêu cầu hs đọc to đề bài. + Nêu giả thiết, kết luận của bài toán? - GV: Từ ~ Vậy ta phải chưng minh: ~ - Gọi 1 học sinh lên bảng làm. - HS vẽ hình. Chứng minh: Xét và Có: chung (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn ~ (g.g) 4. Củng cố - Nêu định lý và hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - Nội dung các bài toán đã giải trong giờ 5. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 35 SGK; 76-78 SBT. --------------------------------------------o0o----------------------------------------- Ngày 19 thỏng 1 năm 2015 Kớ duyệt Cao Hải Yến Ngày soạn: 25/1/2015 Ngày giảng: 28/1/2015 Tiết 43 Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn I. Mục tiêu - Kiến thức : - HS nhận biết được góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn. Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn. - Kĩ năng : - Nhận dạng góc có đỉnh ở bên trong đường tròn và phân biệt được với cấc loại góc khác trong đường tròn. - Rèn kỹ năng chứng minh chặt chẽ, gọn gàng. - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu các góc đã học trong đường tròn? Nội dung định lý nói về các góc đã học? - GV: Nếu có góc mà có đỉnh nằm trong đt hoặc có đỉnh nằm ngoài đt thì chúng có quan hệ gì đến cung bị chắn hay không? - HS lên bảng trả lời. 3. Bài mới Hoạt động 2: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn - GV vẽ hình Góc <BEC là góc có đỉnh E nằm trong đt(O) gọi là góc có đỉnh nằm trong đt. - GV: Ta quy ước mỗi góc có đỉnh bên trong đường tròn chắn 2 cung, 1 cung nằm trong góc, cung còn lại nằm trong góc đối đỉnh của góc đó. Vậy góc <BEC trên hình chắn những cung nào? - GV: Góc ở tâm có phải là góc có đỉnh nằm trong đt không? + Hãy đo <BEC và các cung bị chắn cung BnC và cung AmD? - GV: Em có nhận xét gì về số đo <BEC và số đo các cung bị chắn? - GV đó là nội dung của định lý góc có đỉnh ở bên trong đường tròn? - GV gợi ý chứng minh định lý. 4. Củng cố - HS vẽ hình , ghi bài, lắng nghe. - Góc <BEC chắn các cung BnC và cung AmD - Góc ở tâm đt là 1 góc có đỉnh nằm trong đt. + Số đo các cung bị chắn của góc có đỉnh ở tâm đt bằng nhau? - HS: Số đo <BEC bằng nửa tổng số đo 2 cung bị chắn BnC và AmD. - HS đọc định lý: SGK Chứng minh: SGK Hoạt động 3: Luyện tập Bài 36 SGK - Nêu các định lý về góc có đỉnh bên trong đường tròn? - GV: Hãy áp dụng định lí trên vào giải BT - HS lên bảng làm 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo sách - Làm bài tập 37-40 SGK Ngày soạn: 25/1/2015 Ngày giảng: 31/1/2015 Tiết 44 Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn I. Mục tiêu - Kiến thức : - HS nhận biết được góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn. Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đt. - Kĩ năng : - Nhận dạng góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn và phân biệt được với cấc loại góc khác trong đường tròn. - Rèn kỹ năng chứng minh chặt chẽ, gọn gàng. - Thái độ : - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : 9A: 9C: 9D: 2. Kiểm tra Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu các góc đã học trong đường tròn? Nội dung định lý nói về các góc đã học? - GV: Nếu góc mà có đỉnh nằm ngoài đt thì chúng có quan hệ gì đến cung bị chắn hay không? 3. Bài mới - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Tài liệu đính kèm: