Giáo án Hình học 8 tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

doc 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 8 tiết 60: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
 Tuần : 33 
Ngày soạn :13/04/2010
Ngày dạy:/04/2010
Tiết : 60 DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH 
LĂNG TRỤ ĐỨNG 
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Nắm được cách tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng .
Kĩ năng : Biết áp dụng công thức vào việc tính toán với các hình cụ thể. Củng cố các khái niệm đã được học ở các tiết trước .
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, Chính xác, suy luận của HS 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ hình triển khai một lăng trụ đứng tam giác (hình 100 SGK). Bảng phụ ghi một số bài tập, cắt bằng bìa hình 105 SGK. Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
Chuẩn bị của HS : Ôn tập công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Thước chia khoảng, bút dạ, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : 6’
GV nêu câu hỏi : Cho hình vẽ sau . Quan sát hình vẽ hãy trả lời các câu hỏi sau :
 a) Gọi tên của hình lăng trụ .
 b) Nêu những cặp cạnh song song với nhau .
 c) Nêu những cặp cạnh vuông góc .
 d) Sử dung ký hiệu “//” và “^” để điền vào ô 
 trống ở bảng sau 
 Cạnh
Mặt 
AA’
CC’
BB’
A’C’
B’C’
A’B’
AC
CB
AB
(ACB)
^
^
^
//
//
//
(A’C’B’)
^
^
^
//
//
//
(ABB’A’)
//
 Phần đáp án: 
a) ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ đứng tam giác . 
b) Những cặp cạnh song song : AA’ và BB’ ; AA’ và CC’ ; BB’ và CC’ ; AC và A’C’ ; AB và A’B’ ; BC và B’C’ 
c) Những cặp cạnh vuông góc : AA’ và A’B’ ; BB’ và A’B’ ; AB và BB’ ; AB và AA’ AA’ và A’C’ ; A’C’ và CC’ ; CC’ và AC ; AC và AA’. BB’ và B’C’ ; B’C’ và CC’ ; CC’ và BC ; BC và BB’ 
d) Điền đúng các ký hiệu 
Bài mới :
Giới thiệu bài :1’(Đặc vấn đề) :Tương tự như hình hộp chữ nhật , ta đã rìm hiểu xong các yếu tố của một hình lăng trụ đứng . Trong tiết hôm nay ta sẽ tìm hiểu phần : Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng . Từ đó g/v giới thiệu bài . Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng .
Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
19’
5’
Hoạt động 1: Cơng thức tính diện tích xung quanh
G/v giới thiệu hình lăng trụ đáy là tam giác , yêu cầu h/s chỉ diện tích phần xung quanh của hình lăng trụ .
 Sau đó g/v triển khai hình lăng trụ ra trên mặt phẳng . Yêu cầu h/s suy nghĩ cho biết cách tính diện tích của hình lăng trụ trên . 
 Sau đó g/v chốt lại và yêu cầu h/s ghi vào vở .
Với p là chu vi đáy, vậy 2p là gì ?
 Có thể tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng cách nào ?
Từ đó yêu cầu h/s nêu cách tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ .
Sau đó g/v yêu cầu h/s nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ .
Hoạt động 2:Thí dụ 
 Cho h/s ghi nội dung thí dụ trên 
GV Sau đó cho h/s hoạt động nhóm để thực hiện thí dụ trên .
 Nhóm lẻ : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ có đáy là hình chữ nhật .
 Nhóm chẵn : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ có đáy là tam giác vuông .
 Sau đó thu kết quả của các nhóm , kiểm tra và đưa kết quả để h/s toàn lớp nêu phần nhận xét .
 Sau đó g/v chữa lại các điều mà h/s phát hiện .
 Sau đó g/v chốt lại các kiến thức có liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ .
- Xem đáy của nó là hình gì thì ta tìm chu vi của hình đó .
- Lấy chu vi đó nhân với chiều cao .
- Lấy diện tích xung quanh cộng với hai lần diện tích đáy.
Hoạt động 3: Củng cố
G/v yêu cầu h/s đọc đề bài 24 SGK trang 111 . 
 Sau đó g/v giới thiệu bảng phụ có nội dung như SGK và yêu cầu h/s tính , sau đó h/s đứng tại chỗ trả lời . 
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là tổng diện tích của 3 mặt bên .
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng các diện tích các mặt bên .
HS ghi nội dung trên vào vở . 
Với p là chu vi đáy, vậy 2p là chu vi đáy. 
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
 H/s đứng tại chỗ nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ . 
Hoạt động 2
H/s ghi nội dung thí dụ trên vào vở .
 Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của g/v .
 H/s nộp kết quả của các nhóm .
 H/s tham gia nhận xét kết quả mà g/v đưa ra trước lớp
 H/s chú ý đến các điều mà g/v chữa lại .
 H/s chú ý đến điều mà g/v chốt lại .
HS đọc đề bài.
HS đứng tại chổ trình bày.
a (cm)
5
3
12
7
b (cm)
6
2
15
c (cm)
7
13
6
h (cm)
10
5
Chu vi đáy (cm)
9
21
Sxq (cm2)
80
63
Các HS khác nhận xe
1) Công thức tính diện tích xung quanh : 
§ Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng các diện tích các mặt bên .
 Sxq = 2p.h
 (Với p là nửa chu vi đáy , h là chiều cao)
 – Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
§ Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy .
2) Thí dụ : 
Tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của các lăng trụ đứng sau , theo kích thước ở hình :
* Hình lăng trụ đứng đáy là một hình chữ nhật :
 - Diện tích xung quanh :
Sxq = 2p . h = 2(3 + 4).5 =
 = 70 (cm2)
 - Diện tích toàn phần :
Stp = Sxq + 2Sđáy 
= 70 + 2. 3.4 
= 70 + 24 = 94 (cm2) .
 Hình lăng trụ đáy là một tam giác vuông :
Ta có : BC = =
 = (cm)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đáy hình tam giác vuông .
Sxq = (2 + 3 + ).5 = 25 + 5 (cm2) .
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đáy tam giác vuông .
Stp = Sxq + 2Sđáy = 25 + 5 + 2..2.3 = 25 + 5 + 6 = 31 + 5(cm2)
Hướng dẫn về nhà :1’
Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng.
Bài tập về nhà số 25 tr111 SGK bài số 32, 33, 34, 36 tr113 SBT
Bài tập bổ sung : Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác vuông có đáy là tam giác vuông, hai cạnh góc vuông bằng 6cm và 8cm. chiều cao bằng 9cm.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t60.doc