Giáo án Hình học 8 tiết 59: Hình lăng trụ đứng

doc 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1836Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 tiết 59: Hình lăng trụ đứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 8 tiết 59: Hình lăng trụ đứng
 Tuần :32 
Ngày soạn :12/04/2010
Ngày dạy :16/04/2010
Tiết : 59 §4 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG 
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng .
Kĩ năng : Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng. Biết vận dụng công thức đó vào việc tính toán. Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường , mặt . . .
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, Chính xác, suy luận của HS 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Chuẩn bị của GV : Mo hình hình lăng trụ đứng tứ giác, tam giác, vài vật có dạng hình lăng trụ đứng. Tranh vẽ hình 93, 95 SGK. Bảng phụ ghi bài tập có kẻ ô vuông. Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ.
Chuẩn bị của HS : Xem trước bài học, mỗi nhóm HS mang vài vật có dạng hình lăng trụ đứng. Thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô vuông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : 6’:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH . Sử dụng hình hộp chữ nhật đó để trả lời các câu hỏi sau : 
 H G a) Ba đường thẳng nào cắt nhau tại điểm G ? 
 3cm b) Hai mặt phẳng nào cắt nhau theo đường thẳng FB 
 E D F C c) Mặt phẳng (EFBA) và mặt phẳng (FGCB) cắt 
 4cm nhau theo đường thẳng nào ?
 A B d) Tính thể tích của hình hộp chữ nhật trên khi
 5cm AB = 5cm , BC = 4cm và GC = 3cm . Từ đó hãy tính HB . 
 Phần đáp án a) Ba đường thẳng cắt nhau tại G là : EF , FG , FD 
 b) Hai mặt phẳng nào cắt nhau theo đường thẳng FB là : mp(ABFE) và mp(BFCG) 
 c) Mặt phẳng (EFBA) và mặt phẳng (FGCB) cắt nhau theo đường thẳng : FB .
 d) Thể tích của hình hộp ABCD.EFGH là V = 5 . 4 . 3 = 60 (cm3) .
 HB = = = (cm) .
Bài mới :
Giới thiệu bài :(Đặc vấn đề) : (1’)Ta đã nghiên cứu hình hộp chữ nhật . Vậy đáy của hình hộp chữ nhật là hình gì ? . Nếu ta thay đáy của hình hộp chữ nhật là một đa giác thì hình tạo thành ta gọi là hình gì ? Hình đó có các yếu tố nào ? Để giải quyết vấn đề nêu trên , hôm nay ta nghiên cứu tiết 61 . Từ đó g/v giới thiệu tên bài : Hình lăng trụ đứng . 
Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
20’
9’
7’
Hoạt động 1:Hình lăng trụ đứng
G/v giới thiệu hình 93 SGK trang 106 ở bảng phụ ta gọi là một hình lăng trụ đứng . 
Em hãy quan sát và cho biết gồm có các yếu tố nào ? 
 Sau đó gọi h/s đứng tại chỗ nêu các yếu tố của một hình lăng trụ đứng .
 Sau đó g/v giới thiệu cách gọi tên cho một hình lăng trụ đứng là phụ thuộc vào tên gọi của đáy 
Một hình hộp chữ nhật , hình lập phương có phải là hình lăng trụ đứng không ?
 Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng 
Hoạt động 2: thí dụ
GV : Cho h/s thực hiện ? 1 
SGK trang 106 .
G/v giới thiệu cho h/s về hình lăng trụ đứng tam giác để h/s quan sát . Sau đó yêu cầu h/s nêu cách vẽ hình lăng trụ trên.
 Sau đó g/v chốt lại cho h/s về cách vẽ .
 Hãy nêu hai đáy của hình lăng trụ đứng 
 Các mặt bên của nó như thế nào 
 G/v giới thiệu cho h/s cạnh bên còn gọi là chiều cao.
Hoạt động 3: Củng cố
G/v đưa trên bảng phụ :
+) Một lăng trụ đứng , đáy là tam giác thì lăng trụ đó có:
a) 6 mặt , 9 cạnh , 5 đỉnh . 
b) 5 mặt , 9 cạnh , 6 đỉnh . 
c) 6 mặt , 5 cạnh , 9 đỉnh . d) 5 mặt , 6 cạnh , 9 đỉnh .
 Ý nào ở trên là đúng .
G/v đưa bảng phụ có nội dung các bài tập 19 đến 20 SGK trang 108 – 109 và yêu cầu h/s thực hiện . 
G/v giới thiệu phiếu học có nội dung bài tập sau . Yêu cầu h/s thực hiện : (3 phút)
 Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác . Trong các phát biểu sau , phát biểu nào đúng ?
a) Các cạnh AB và AD vuông góc với nhau . b) Các cạnh BE và EF vuông góc với nhau .
c) Các cạnh AC và DF vuông góc với nhau .
d) Các cạnh AC và DF song song với nhau 
e) Hai mp(ABC) và mp(DEF) song song với nhau .
f) Hai mp(ACFD) và mp(BCFE) song song với nhau .
h) Hai mp(ABED) và mp(DEF) vuông góc
H/s quan sát và lần lượt nêu các yếu tố của một hình lăng trụ đứng . 
 H/s lần lượt nêu các yếu tố của một hình lăng trụ :
 -) Đỉnh : A , B , . . .
 -) Mặt : ABB1A1 , BCC1B1 . . .
 -) Cạnh bên : AA1 , BB1 , . . . song song với nhau .
 -) Hai đáy : Hai đáy là hai mặt : ABCD , A1B1C1D1 .
nằm trên hai mặt phẳng song song với nhau .
 H/s chú ý nội dung này 
 H/s đứng tại chỗ trả lời .
 H/s đứng tại chỗ trả lời theo yêu cầu đã nêu .
H/s quan sát .
 Cách vẽ : 
-) Vẽ đáy tam giác .
-) Vẽ các mặt bên bằng cách kẻ các đường song song từ các đỉnh của đa giác đáy .
-) Vẽ đáy trên và xoá bớt nét liền để rõ hình .
H/s đứng tại chỗ nêu theo yêu cầu của g/v .
HS : Mặt bên là những hình chữ nhật .
 H/s chú ý đến điều g/v giới thiệu .
Một HS đứng tại chổ trả lời .
+) Một lăng trụ đứng , đáy là tam giác thì lăng trụ đó có:
b) 5 mặt , 9 cạnh , 6 đỉnh
Một HS lên bảng điền vào ô trống, các HS khác nhận xét.
HS quan sát hình lăng trụ
Một HS đngứ tại chổ trả lời, HS cả lớp nhận xét.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
e) Đúng
f) Sai
h) Đúng
1) Hình lăng trụ đứng : 
 Một hình lăng trụ đứng ( còn gọi là lăng trụ đứng ) gồm có :
- Đỉnh : A , B , C , D , A1 , B1 , C1 , D1 .
- Các mặt ABB1A1 , BCC1B1 .... là những hình chữ nhật . Chúng được gọi là mặt bên .
- Các cạnh bên : AA1 , BB1  song song với nhau .
- Hai đáy là hai mặt : ABCD , A1B1C1D1 .
 Nếu hai đáy là tứ giác thì gọi là hình lăng trụ tứ giác .
 Ký hiệu : ABCD.A1B1C1D1.
Chú ý : -) Một hình hộp chữ nhật , hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng .
-) Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
2) Thí dụ :
 Trong hình lăng trụ đứng tam giác , ta thấy : 
Chiều cao
*) Hai mặt đáy là hai tam giác bằng nhau (và nằm trong hai mp song song)
*) Các mặt bên là những hình chữ nhật .
 *) Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao .
4.Hướng dẫn về nhà.1’
Chú ý phân biệt mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ.
Luyện tập cách vẽ hình lăng trụ, hình lập phương, hình hộp chữ nhật
Bài tập về nhà 20, 21, 22 tr108 SGK
Ôn lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t59.doc