Giáo án Hình học 7 tuần 9 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu

docx 6 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tuần 9 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 7 tuần 9 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
Ngµyso¹n: 10/ 10/2016 
TuÇn: 09
TIẾT 17 CHƯƠNG II . TAM GIÁC
§1. TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:	
1.Về kiến thức:
- Biết định lí về tổng ba góc của một tam giác.
- Biết định lí về góc ngoài của một tam giác.
2.Về kỹ năng:
- Vận dụng các định lí trên vào việc tính số đo các góc của tam giác.
3.Thái độ: Rèn ý thức tự giác trong học tập, có hứng thú khi học bộ môn.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán .
5. Phẩm chất: Tự lập , tự tin , tự chủ và có tinh thần vượt khó. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ, một miếng bìa hình tam giác lớn, kéo cắt giấy.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, một miếng bìa hình tam giác nhỏ, kéo cắt giấy.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số
GV giới thiệu nội dung của chương II : Tam giác
Đặt vấn đề vào bài: Tổng 3 góc của một tam giác
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30p)
Tổng ba góc của một tam giác
- Mục tiêu: - Thông qua đo đạc và cắt giấy HS rút ra được tổng ba góc của một tam giác có số đo là 180 độ
	- Hs rút ra được nội dung định lí tổng 3 góc trong tam giác và dựa vào nội dung thực hành căt giấy chứng minh được định lí
- Phương pháp: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành
- Kỹ thuật : Động não, kỹ thuật đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ
- Phẩm chất: HS trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật
- Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, tự quản lý, NL hợp tác, tính toán
?1- GV: Yêu cầu: 
+ Vẽ hai tam giác bất kỳ. Dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác.
+ Có nhận xét gì về các kết quả trên?
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm, toàn lớp làm vở nháp 5 phút. 
- Hỏi kết quả của một số em.
- Các em có nhận xét thế nào về tổng các góc trong tam giác?
- Em nào có chung nhận xét là tổng các góc trong tam giác bằng 180o?
- Y.cầu t.hành cắt ghép 3 góc của 1 t.giác.
- GV hdẫn cắt ghép hình như SGK ?2.
- Có thể hướng dẫn HS gập hình như hình vẽ: (Treo bảng phụ).
- Vậy hãy nêu dự đoán về tổng ba góc của một tam giác?
- Nói: Bằng cách đo, gấp hình chúng ta có dự đoán: Tổng ba góc của tam giác bằng 180o. Đó là một định lý rất quan trọng của hình học. Hôm nay chúng ta tìm hiểu định lý đó.
 A M
B C N K
 A = .... K = ....
 B = .... M = ....
 C = .... N = ....
Nhận xét:
A + B +C = 1800
M +N +K = 1800 
- Nêu nhận xét: Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o. A
 D E
 1 2 3
 B H K C
?2 Thực hành sgk
- GV: Bằng lập luận em nào có thể chứng minh được định lý này?
- Hướng dẫn HS qua A vẽ đường thẳng xy // BC và chỉ ra các góc bằng nhau trên hình?
- 1 HS lên bảng vẽ xy // BC.
- Vậy tổng ba góc của tam giác sẽ bằng tổng ba góc nào trên hình và bằng bao nhiêu?
- GV ghi GT-KL sau đó yêu cầu HS chứng minh lại định lý.
- HS nêu các góc bằng nhau trên hình.
- Nêu tổng ba góc của tam giác thay bằng tổng của ba góc khác.
BAC +B +C 
=BAC +A1 +A2 = 1800
- HS chứng minh lại định lý.
* Định lý: Trong tam giác tổng số đo của ba góc bằng 1800.
x
A
y
B
C
1
2
GT DABC
KL A +B +C = 1800
Chứng minh: Qua A kẻ xy // BC
Có: A1 = B (so le trong) (1)
 A2 = C (so le trong) (2)
từ (1); (2) suy ra:
BAC +B +C =BAC +A1 +A2 
 = 1800
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (8p)
- Mục tiêu: HS vận dụng nội dung của định lí vào các bài tập tính toán VD tìm số đo x
- Phương pháp: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành
- Kỹ thuật : Động não, kỹ thuật đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ
- Phẩm chất: HS trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật
- Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, tự quản lý, NL hợp tác, tính toán
- GV: áp dụng định lý trên ta có thể tìm số đo của một góc trong tam giác.
- Yêu cầu làm BT 1 SGK/107, 108:
Tìm các số đo x và y ở các hình sau:
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn các hình 47, 50 cần tìm x.
- Sau khi HS trả lời hình 47. Hỏi có nhận xét gì về tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông? Có nhận xét gì về quan hệ giữa x và E, K ?
Bài 1: Tìm x, y: 
+Hình 47: DABC
x = 180o – (90o+55o) = 35o.
900
550
x
A
B
C
- Nhận xét: 
Trong tam giác 
vuông, tổng hai 
góc nhọn bằng 90o.
y
D
x
600
400
E
K
+ Hình 50: DDEK có
EDK =180o– (60o + 40o) = 80o.
y = 180o – EDK = 180o - 80o = 100o.
- Nhận xét: y = E +K 
nên y > E; y > K
Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2p)
- Học thuộc định lý tổng ba góc của tam giác.
- Cần làm kỹ BT 1, 2, 3, 4/ 108 SGK.
- Hướng dẫn BT 2/108: câu a: Xét DABI có BIK là góc ngoài so sánh với 1 góc trong không kề với nó (áp dụng kết quả hình 50).
Ngµyso¹n: 10/ 10/2016 
TuÇn: 09
TiÕt: 18 §1. TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức:
- Biết định lí về tổng ba góc của một tam giác.
- Biết định lí về góc ngoài của một tam giác.
2.Kỹ năng: 
-Vận dụng các định lí trên vào việc tính số đo các góc của tam giác.
3.Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán .
5. Phẩm chất: Tự lập , tự tin , tự chủ và có tinh thần vượt khó. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động (8p)
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi: + Phát biểu định lí về tổng ba góc trong tam giác?
 + Áp dụng, cho biết số đo x, y trên hình vẽ sau (đưa hình vẽ ra bảng phụ) 
GV gọi 2HS lên bảng và gọi 3 HS khác nhận xét
-Gv chốt và đưa ra đáp án đúng + cho điểm
Đặt vấn đề : Tiết trước các bằng em đã được tìm hiểu trong một tam giác tổng 3 góc có số đo 180 độ , vậy với tam giác vuông có gì dặc biệt cô và các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay
 Hoạt động 2 : Hoạt động hình thành kiến thức (25p)
2.Áp dụng vào tam giác vuông
- Mục tiêu: - Qua nội dung định lí tổng 3 góc học sinh tính được tổng 2 góc nhọn
 - HS biết khái niệm cạnh huyền, cạnh góc vuông, hai góc nhọn phụ nhau
- Phương pháp: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành
- Kỹ thuật : Động não, kỹ thuật đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ
- Phẩm chất: HS trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật
- Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, tự quản lý, NL hợp tác, tính toán
- Vẽ tam giác ABC vuông tại A và cho HS nhận xét về góc của tam giác ABC.
- DABC có A = 900.
- DABC gọi là tam giác vuông. Vậy thế nào là tam giác vuông?
- HS nêu định nghĩa tam giác vuông.
-áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác vào DABC có điều gì?
- B và C là hai góc như thế nào? Có tổng số đo bằng bao nhiêu?
- B và C là hai góc nhọn và có tổng số đo bằng 900.
- GV nêu tính chất và cho HS nêu 
B
 A C
Định nghĩa: Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
Tính chất: Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau
DABC vuông tại A thì: B +C = 900
3.GÓC NGOÀI CỦA TAM GIÁC
- Mục tiêu: - HS nắm được định nghĩa góc ngoài của tam giác, biết được trong mỗi tam giác có ba góc ngoài
 - HS biết tính số đo mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó
- Phương pháp: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành
- Kỹ thuật : Động não, kỹ thuật đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ
- Phẩm chất: HS trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật
- Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, tự quản lý, NL hợp tác, tính toán
- GV vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu đọc định nghĩa.
- GV :Gọi 1 HS khác phát biểu lại định nghĩa.
- GV: Vậy theo định nghĩa tại mỗi đỉnh tam giác có một góc ngoài, nên 1 tam giác có bao nhiêu góc ngoài?
- Nhìn hình vẽ nêu các góc ngoài của DABC:
- A, B, C của DABC còn gọi là góc trong của tam giác.
- Yêu cầu tự làm ?4 và đọc kết quả.
- Cho đọc định lý.
- Vậy góc ngoài của tgiác có số đo thế nào so với mỗi góc trong không kề với nó?
- GV nêu so sánh ACx với A và B 
- GV: Cho biết góc ABy lớn hơn những góc nào?
Định nghĩa: SGK 
DABC:
 z
 A 
 y x
 B C
- Mỗi tam giác có ba góc ngoài.
ACx, ABy, Cz
?4. ACx = A +B
 Định lý: Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
- Nhận xét: Số đo mỗi góc ngoài lớn hơn số đo mỗi góc trong không kề với nó.
- HS trả lời: ACx >C; ACx >B
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (10p)
- Yêu cầu tìm số đo của x trong hình 55, 56 của bài tập 6 Sgk/109.
- Cho phát biểu lại các định lý.
- Trả lời: + Hình 55: x = 40o.
 + Hình 56: x = 25o.
Hoạt động 4:Hoạt động tìm tòi kiến thức (2p)
- Học kỹ các định nghĩa, các định lý trong bài.
- BTVN: 6,7 8/ 109 SGK, 3, 5, 6/ 98 SBT.
* Hướng dẫn BT 8: DABC có B =C = 400, phân giác góc ngoài tại A tạo thành mỗi góc như thế nào với B và C?

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgµyso.docx